Thảo dược nào giúp hạn chế và làm sạch máu nhiễm mỡ?
Công dụng của thảo quả trong bài thuốc Y học cổ truyền |
Công dụng, bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây rau sam |
Máu nhiễm mỡ là gì?
Tình trạng mỡ trong máu cao còn được gọi với những thuật ngữ khác như tăng mỡ máu, tăng lipid máu, rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol...
Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Máu nhiễm mỡ gây lắng đọng cholesterol ở thành động mạch và hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch. Lâu ngày, lưu lượng máu chảy qua động mạch bị ảnh hưởng, không mang đủ máu cho các bộ phận khác trong cơ thể, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc động mạch chi dưới…
Mỡ máu cao thường xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh rất, độ tuổi bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa.
Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị máu nhiễm mỡ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường diễn biến thầm kín và khó nhận biết hơn bệnh mỡ máu cao ở người già.
Khi bị mắc bệnh rối loạn mỡ máu, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp...Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch...
Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay không có cảm giác đau, ngứa.
Mỡ máu cao là tình trạng gia tăng cholesterol xấu |
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ là kết quả của tình trạng mất cân bằng của các lipid như cholesterol, lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), chất béo trung tính và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Tình trạng này có thể do chế độ ăn uống, tiếp xúc với thuốc lá hoặc di truyền, dẫn đến bệnh tim mạch với các biến chứng nghiêm trọng.
Theo thời gian, máu nhiễm mỡ có thể gây ra các mảng bám vào thành động mạch, ngăn cản máu đi tới các cơ quan khác trên cơ thể. Nếu không kịp thời điều trị thì người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Viêm tụy: Khi lượng mỡ máu triglyceride tăng cao, có thể dẫn tới tình trạng tuyến tụy bị sưng. Khi đó, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, sốt cao, onn mửa, thở nhanh, tăng nhịp tim,...;
Bệnh gan: Mỡ tích tụ trong gan là nguyên nhân thường gặp gây bệnh gan mãn tính, đặc biệt là xơ gan, suy gan, ung thư gan,...;
Tiểu đường tuýp 2: Cơ thể có nhiều triglyceride sẽ đi kèm khá nhiều rủi ro như: Tăng mỡ bụng, cao huyết áp, đường huyết cao, HDL thấp,... Chỉ số triglyceride cao kết hợp cùng những điều kiện ở trên làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2
Tim mạch: Khi có nhiều cholesterol LDL trong cơ thể, chúng sẽ tích tụ trong động mạch, gây tắc nghẽn động mạch - tình trạng xơ vữa động mạch. Khi máu không thể lưu thông bình thường qua động mạch bị tắc nghẽn thì tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi. Theo thời gian, người bệnh có thể mắc bệnh tim;
Tai biến mạch máu não: Các mảng xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn, cản trở tuần hoàn máu lên não. Khi mạch máu mang oxy và dưỡng chất đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ thì có thể gây đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.
Dùng thảo dược làm giảm mỡ máu mang lại hiệu quả tích cực |
Thảo dược giúp hạn chế và làm sạch máu nhiễm mỡ
Biện pháp làm sạch mạch máu bằng thảo dược đã được áp dụng trong dân gian từ lâu, mang lại hiệu quả tích cực. Sau đây là một số cây thuốc nam làm sạch mạch máu phổ biến:
Cam Bergamot
Bergamot là một loại cam thuộc họ Citrus, họ cam chanh có hương thơm trong trẻo, hơi the và thanh mát tương tự bất kỳ loại trái cây họ cam chanh nào khác. Thế nhưng điều khiến Bergamot đặc biệt và được ưa chuộng nhất trong họ Citrus là bởi hương thơm của Bergamot vô cùng đặc trưng, mang hương cam chanh tròn trịa, lại hơi ngọt thanh tựa quả lê, khác xa cái mùi vỏ cam thông thường bản chất chỉ có the và đắng.
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy tinh dầu Bergamot có thể giúp làm giảm cảm giác lo lắng và mệt mỏi ở phụ nữ. Tinh dầu Bergamot giúp kích hoạt giải phóng dopamine và serotonin trong não, các hormone giúp điều chỉnh tâm trạng.
Bergamot còn có nhiều tác dụng hữu ích khác như giúp kiểm soát Cholesterol, giúp phòng chống viêm gan, một số hợp chất có trong thành phần tinh dầu Bergamot còn có tác dụng giảm đau, chống co giật và chống viêm. Bên cạnh đó, hương thơm Bergamot còn giúp phụ nữ mang thai cảm thấy dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng khó chịu trong suốt thai kỳ.
Nần nghệ
Nần nghệ là loại thảo dược có chứa hàm lượng cao dược chất saponin. Đây là loại cây thuốc nam làm sạch mạch máu và nhiều cơ quan trên cơ thể, ngăn chặn sự tái hấp thu cholesterol vào máu. Với việc ràng buộc với cholesterol trong đường ruột và trong muối mật, nần nghệ giúp ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ và bệnh tim mạch nhờ khả năng hạn chế kết tập tiểu cầu.
Atiso
Những bệnh nhân có bệnh về gan, khiến gan không tiết đủ mật sẽ làm tăng cholesterol và gây bệnh mỡ máu. Cây thuốc nam Atiso có thể hạn chế cholesterol từ các chất béo được cơ thể hấp thu. Loại thảo dược này kích thích gan tiết mật, làm giảm cholesterol và ngăn chặn tình trạng hình thành cholesterol mới tích tụ ở gan.
Nếu sử dụng bông Atiso tươi thì bạn nên dùng 10 - 20g/ngày, sắc lấy nước uống. Nếu sử dụng bông Atiso khô thì bạn chỉ cần sử dụng 5 - 10g/ngày, sắc lấy nước uống.
Dâu tằm
Dâu tằm là cây thuốc nam làm sạch mạch máu có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm độ nhớt của máu. Cây thuốc này có lợi trong việc làm giảm sự tắc nghẽn mạch máu gây ra bởi bệnh máu nhiễm mỡ. Lá dâu tằm có thể phơi khô rồi pha trà hoặc nấu tươi uống đều rất tốt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể lấy thân và rễ cây dâu tằm để sắc uống, giúp cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ hiệu quả.
Bí đỏ
Với hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào, bí đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể và giúp điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Người bệnh có thể gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, cho vào một chút nước, xay nhuyễn rồi chắt lấy nước uống vào mỗi buổi sáng. Đây là biện pháp điều trị mỡ máu bằng thảo dược đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà.
Lá sen
Lá sen là thảo dược trị mỡ máu cao rất hiệu quả. Trong lá sen có chứa các hoạt chất giúp đào thải lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, ổn định các chỉ số mỡ máu và làm giảm tình trạng loạn nhịp tim, cản trở tình trạng co thắt cơ trơn,...
Lá sen tươi: Chọn lá bánh tẻ, to, rửa sạch bằng nước muối. Sau đó, thái nhỏ lá sen, cho vào nồi đun lấy nước uống. Bệnh nhân nên uống nước lá sen tươi hằng ngày;
Lá sen khô: Sử dụng để sắc lấy nước uống như trà. Khi sắc, bệnh nhân có thể cho vài cánh hoa hồng hoặc nhánh quế vào để tạo mùi thơm. Người bệnh có thể sắc, uống nước trà lá sen hằng ngày.
Tỏi, gừng và chanh
Tỏi, gừng, chanh là 3 nguyên liệu tốt trong hỗ trợ điều trị mỡ máu. Sự kết hợp của 3 nguyên liệu này giúp giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa hoạt động của các gốc tự do, hỗ trợ chức năng gan, bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách sử dụng: Bóc vỏ 4 củ tỏi, cắt miếng 4 quả chanh và 1 củ gừng sạch. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào máy xay, xay nhỏ. Tiếp theo, mang hỗn hợp trên cho vào bình thủy tinh có sẵn 3 lít nước đun sôi, để nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng nước để uống trong 3 ngày, 3 lần/ngày.
Vừng đen
Không chỉ được sử dụng là thực phẩm, vừng đen còn là loại thuốc nam làm sạch mạch máu an toàn với người bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vừng đen có tác dụng tốt trong việc làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 50 - 60g vừng đen, rang thơm trên chảo. Sau đó, sử dụng nấu chè, ăn mỗi ngày. Không chỉ giúp ổn định mỡ máu, vừng đen còn làm giảm các tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp làm đen tóc, đẹp da, chữa viêm mũi mãn tính,...
Ngoài ra, người bệnh mỡ máu cao còn có thể sử dụng các loại thảo dược làm sạch mạch máu khác như: Bí đao, rau diếp cá, cây lá đắng, quả táo mèo (ăn sống, sắc nước uống, ngâm rượu,...).
Lưu ý sử dụng các thảo dược làm sạch mạch máu
Điều trị máu nhiễm mỡ bằng các bài thuốc dân gian có hiệu quả khá tốt, tiết kiệm chi phí và an toàn cho sức khỏe. Hầu hết các bài thuốc đều làm giảm mỡ máu, hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa và giúp người bệnh ngủ ngon hơn,...
Cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược tuy an toàn nhưng để đảm bảo hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần lưu ý:
Sử dụng những thảo dược trị mỡ máu đã được nghiên cứu, chứng nhận bởi các cơ quan y tế uy tín như FDA;
Ưu điểm chung của các cây thuốc nam là ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh có thể lạm dụng thuốc. Bất kỳ loại thuốc nào cũng nên sử dụng theo liều lượng cụ thể được quy định từ trước. Bên cạnh đó, liệu trình điều trị mỡ máu cao bằng thảo dược cũng cần xác định rõ để bệnh nhân tự chủ động kiểm soát quá trình điều trị;
Kể cả khi cảm thấy tình trạng mỡ máu cao đã có nhiều tiến triển nhờ việc sử dụng thảo dược thì người bệnh vẫn nên đi tái khám định kỳ.
Bệnh máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể sử dụng các cây thuốc nam làm sạch mạch máu kể trên để kiểm soát bệnh mỡ máu cao tối ưu. Đặc biệt, dù dùng thuốc Tây y hay Đông y thì người bệnh cũng nên tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ.
Tin liên quan
Trải nghiệm trà sen Hồ Tây - Tinh hoa trà Việt
09:47 | 02/06/2024 Sức khỏe
Khám phá những lợi ích bất ngờ của tỏi đối với sức khỏe
10:23 | 14/05/2024 Tin tức
Những tác dụng ít người biết của mè đen với sức khỏe
18:23 | 18/05/2024 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội