Phù dung - dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, lá và hoa phù dung có vị cay, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu sưng, giảm đau, dùng trong các trường hợp mụn nhọt đau nhức, đau mắt đỏ, bệnh zona, vết thương phần mềm. Lá và hoa phù dung được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền với công dụng giảm đau, tiêu độc, giải cảm,trừ phù thũng ...
Thảo dược nào giúp hạn chế và làm sạch máu nhiễm mỡ? Thảo dược nào giúp hạn chế và làm sạch máu nhiễm mỡ?
Công dụng của thảo quả trong bài thuốc Y học cổ truyền Công dụng của thảo quả trong bài thuốc Y học cổ truyền

Phù dung

Cây phù dung còn có tên gọi khác như mộc phù dung, cự sương, sương giáng hoa, tam biến hoa, địa phù dung,... Tên khoa học là Hibiscus mutabilis L. thuộc họ Bông (Malvaceae).

Phù dung là một dạng cây nhỡ. Lá 5 cánh, phía cuống lá hình tim, đường kính lá lên tới 15cm, mép lá có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông hơn. Hoa phù dung mọc đơn độc hoặc thành chùm. Hoa mới nở vào buổi sáng có màu trắng, đến chiều tối thì chuyển sang màu hồng đỏ.

Quả hình tròn, nhiều lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nhiều nếp nhăn nhỏ. Lá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu đời theo kinh nghiệm dân gian, hoa được thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô, lá phù dung được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.

Lá phù dung thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm, bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát để dùng dần; thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc. Hoa thường hái vào thời điểm hoa nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô để bảo quản.

Phù dung dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền
Cây phù dung cây hoa, cây thuốc

Công dụng của phù dung

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, lá phù dung có vị cay, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu sưng, giảm đau, dùng trong các trường hợp mụn nhọt đau nhức, đau mắt đỏ, bệnh zona, vết thương phần mềm. Hoa phù dung cũng có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, tiêu độc, giải cảm,trừ phù thũng, dùng trong các trường hợp phế ung, ho do phế nhiệt, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, khí hư...

Trên thực tế, trong dân gian thường dùng lá và hoa phù dung để điều trị các loại mụn nhọt. Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, lá và hoa phù dung tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang ở giai đoạn mưng mủ, giúp hút mủ và giảm đau. Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thuốc từ cây phù dung có tác dụng ức chế khá mạnh đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết và trực khuẩn mủ xanh; với trực khuẩn thương hàn và coli cũng có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định.

Theo Y học hiện đại

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hoạt chất chiết từ cây phù dung có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết và trực khuẩn mủ xanh.

Phù dung dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền
Hoa phù dung được đưa vào sử dụng làm thuốc

Bài thuốc chữa bệnh từ phù dung

Điều trị viêm khớp: Dùng 15g hoa phù dung hòa cùng 15g đậu đỏ, đem nghiền nhuyễn và cho thêm mật ong vào trộn đều. Bạn dùng hỗn hợp đó đắp vào chỗ viêm khớp mỗi ngày 1 lần vào buổi tối và đắp liên tục 5 ngày.

Cũng có thể chỉ dùng lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.

Chữa ho ra máu: Dùng hoa phù dung 9 - 10 bông, sắc nước uống, ngày 2-3 lần.

Chữa ho do hư lao: Hoa phù dung 60 - 120g, lộc hàm thảo 30g, đường đỏ 60g, hầm với tim và phổi lợn ăn.

Chữa bỏng: Dùng 15g hoa phù dung hòa cùng 9g thanh đại tán thành bột sau đó trộn vào nhau và thoa lên các vết bỏng, thoa liên tục 3 ngày.

Hoặc dùng một lượng hoa tươi vừa đủ ngâm vào dầu ăn đợi đến khi hoa chìm thì lọc bỏ bã và lấy phần dầu. Dùng phần dầu đó thoa lên vết thương 2 - 3 lần/ngày.

Chữa cảm mạo: Hoa hoặc lá phù dung 30g, hậu phác 3g. Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa áp - xe phổi: Hoa phù dung 30g sắc uống. Có thể cho thêm 10 - 20g đường phèn.

Bệnh zona (giời leo): Chuẩn bị lá hay hoa phù dung phơi khô nghiền nhuyễn hòa cùng giấm gạo. Sau đó, bạn đắp lên vết thương, bạn cần đắp 3 - 4 lần/ngày.

Chữa viêm tuyến vú: Dùng hoa, lá hoặc rễ phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào nơi tổn thương.

Chữa đau mắt đỏ: Dùng lá phù dung, phơi khô trong bóng râm, tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2 - 3 lần.

Trị trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa phù dung hái lúc còn màu trắng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho trẻ ăn hàng ngày.

Chữa kinh nguyệt kéo dài không dứt: Dùng hoa phù dung khô 10 - 15g (20 - 30g tươi), sắc nước uống trong ngày.

Trị xuất huyết tử cung: Hoa phù dung 9 - 30g sắc uống, hoặc hoa phù dung và gương sen (liên phòng) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước cơm.

Chữa thống kinh: Đế hoa phù dung 7 cái, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.

Khí hư (bạch đới): Hoa phù dung 10 đóa, sắc uống.

Viêm âm đạo: Dùng lá phù dung tươi khoảng 1 kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.

Hoặc lá phù dung 1kg, sắc kỹ lấy 1000ml nước thuốc, bỏ bã, để nguội, cho thêm Benzoic Acid 0,3%, sau đó dùng dịch chiết hoa phù dung ngâm rửa kỹ, mỗi ngày 1 lần.

Hoặc dùng lá phù dung tươi khoảng 500g, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày 1 lần, làm liên tục 5 - 7 ngày.

Chữa mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú:

Thuốc uống trong: Hoa phù dung 30g, đan bì 15g, sắc uống.

Thuốc dùng ngoài có thể dùng một trong số các bài thuốc sau:

Hoa và lá phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm theo tỷ lệ 1: 4 rồi đắp lên tổn thương, ngày 1 lần hoặc cách ngày thay thuốc một lần.

Hoặc: Lá phù dung, phơi khô, nghiền mịn, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử), sao tồn tính, hai thứ lượng bằng nhau, nghiền bột mịn, hòa với mật ong trộn đều, bôi vào vết thương.

Hoặc: Hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi bị bệnh.

Hoặc: Hoa hay lá phù dung 1 phần, củ chuối tiêu 2 phần, lá vòi voi (có thể thay bằng rau má tươi) 1 phần, muối ăn một chút, tất cả giã nát rồi đắp lên tổn thương.

Hoặc: Hoa hay lá phù dung 1 phần, lá dâu leo (nho dại) 1 phần, hai thứ giã nát, trộn thêm chút muối rồi đắp vào nơi tổn thương.

Phù dung dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền
Hoa và lá phù dung thường được dùng trong các bài thuốc trị mụn nhọt

Lưu ý khi dùng phù dung

Quá trình sử dụng dược liệu phù dung, bạn nên chú ý những điều sau:

Nên chọn mua tại các địa chỉ đảm bảo uy tín để tránh việc mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.

Tìm hiểu cẩn thận và sử dụng đúng liều lượng, tránh việc lạm dụng loại dược liệu phù dung.

Không tự ý kết hợp loại dược liệu phù dung cùng với các nguyên liệu khác khi chưa có hiểu biết rõ ràng về công dụng cũng như những tác hại có nguy cơ phải đối diện.

Nếu muốn sử dụng loại dược liệu này trong điều trị bệnh lý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về lợi ích, biết cách sử dụng hợp lý, đảm bảo sự an toàn cũng như tránh việc phải đối diện với những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn.
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Tăng cường chống buôn lậu dược phẩm, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền

Tăng cường chống buôn lậu dược phẩm, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền

Tổng cục Hải quan sẽ tăng cường công tác kiểm soát chống buôn lậu nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu.

Cùng chuyên mục

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.
Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Các tin khác

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

SKV - Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới, phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phần cơm vàng béo ngọt và hạt, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến các món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động