Công dụng chữa bệnh bất ngờ của lá non cây ổi

Ổi cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân, nhưng hay dùng nhất là búp non và lá non. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

1. Đặc điểm của cây ổi

Cây ổi còn gọi là ủi, phan thạch lựu, guajava. Tên khoa học Psidium guyjava L. (P. pomiferum L. Psidium Pyriferum L.). Thuộc họ Sim Myriaceae.

Nội dung

  • 1. Đặc điểm của cây ổi
  • 2. Bài thuốc trị bệnh từ ổi
  • 11 bài thuốc trị bệnh từ cây ổi
    Trong quả ổi có chứa pectin và vitamin C. https://suckhoeviet.org.vn/

Ổi là một cây nhỡ, cao chừng 3-5m, cành nhỏ thì vuông cạnh. Lá mọc đối có cuống ngắn, hình bầu dục, nhẵn hoặc hơi có lông ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn, phiến nguyên, khi soi lên có thấy túi tinh dầu trong.

Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả là một quả mọng có vỏ quả giữa dày, hình dáng thay đổi tùy theo loài, ở đầu quả có sẹo của đài tồn tại. Rất nhiều hạt, hình thận, không đều, màu hơi hung.

Cây ổi nguồn gốc miền nhiệt đới châu Mỹ, sau được phổ biến và trồng ở khắp miền nhiệt đới châu Á, châu Phi.

Đặc biệt ở nước ta, cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng núi miền Bắc, nhưng phần nhiều người ta trồng để lấy quả ăn.

Ngoài ra, ổi còn cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân, nhưng hay dùng nhất là búp non và lá non. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Trong quả ổi có chứa pectin và vitamin C. Lượng vitamin thay đổi tùy theo bộ phận của quả và tùy theo loài, thường tập trung nhiều nhất ở vỏ ngoài sau đến phía ngoài của vỏ quả giữa.

Trong lá và búp non chứa 7-10% một loại tannin pyrogalic, acid psiditanic, chừng 3% nhựa và rất ít tinh dầu (0,36%).

Có tác giả thấy trong thân và lá một chất tritecpenic.

Trong hạt có 14% chất dầu đặc sánh, mùi thơm, 15% chất protein và 13% tinh bột.

11 bài thuốc trị bệnh từ cây ổi

Ổi cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân, nhưng hay dùng nhất là búp non và lá non. https://suckhoeviet.org.vn/

2. Bài thuốc trị bệnh từ ổi

Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.

Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa đại tiện lỏng, lỵ mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, đái tháo đường...

2.1. Ổi chữa đau bụng đi ngoài

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, quả ổi còn xanh thì chát có tính gây táo bón và có thể dùng chữa đi ngoài lỏng. Khi chín, quả ổi có tác dụng nhuận. Người ta ăn ổi chín hoặc chế thành mứt đóng hộp.

Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài, kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngày dùng 15-20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác như chè, gừng…

Vỏ rễ và vỏ thân cũng được dùng để chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét. Uống trong người ta dùng với liều 15g sắc với 200ml nước, nấu cạn còn chừng 100ml.

2.2. Chữa tiêu chảy cấp

Theo Lương y Đình Thuấn, búp ổi hoặc vỏ rộp ổi (vỏ thân cây ổi) 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g. Sắc đặc uống.

Hoặc búp ổi 12g, vỏ rộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống một lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, ngày 2-3 lần.

2.3. Tiêu chảy do hàn

Búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ. Hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g. Sắc uống.

2.4. Tiêu chảy do nhiệt

Vỏ rộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng. Tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

Hoặc vỏ rộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g. Sắc đặc uống nóng.

2.5. Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu

Lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g. Tất cả sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

2.6. Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính

Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, ngày 2 lần.

Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít. Tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống.

Hoặc quả ổi, xích địa lợi (thồm lồm) và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g. Sắc uống.

2.7. Chữa lỵ mạn tính

Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống.

Hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống.

2.8. Chữa lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính

Lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g. Tất cả sắc với 1.000ml nước còn 500ml, ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

2.9. Đái tháo đường

Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày.

Hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hàng ngày.

2.10. Ðau răng

Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

2.11. Mụn nhọt mới lên

Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

Kiêng kỵ: Người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu không nên dùng.

Mình Thùy (t/h)/Suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

[Chùm ảnh] Hà Nội tan hoang sau bão Yagi

[Chùm ảnh] Hà Nội tan hoang sau bão Yagi

Đêm 7/9, bão Yagi với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12 đã quét qua Thủ đô Hà Nội và gây ra nhiều thiệt hại. Trên nhiều tuyến phố, cây cối đổ ngổn ngang, nhiều biển hiệu, mái tôn bay khắp nơi...
Hà Nội: Nhiều thiệt hại sau bão Yagi

Hà Nội: Nhiều thiệt hại sau bão Yagi

Sáng 8/9, Hà Nội đang khẩn trương, tập trung mọi lực lượng, phương tiện để khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Cùng chuyên mục

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.

Các tin khác

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến.
Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công dụng tuyệt vời đối với chứng bệnh rối loạn thần kinh tim.
Xem thêm
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Sáng 24/8, tại UBND xã Chiềng Bôm, Hội Nam y Việt Nam kết hợp với Công ty cổ phần Ao Vua đã tổ chức trao quà hỗ trợ cho bà con ảnh hưởng của đợt lũ lụt...
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quyên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

SKV - Trong hai ngày 17 và 18/8, Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị xã Duyên Hải và Chi hội Nhịp cầu yêu thương – Hội Y tế Công cộng TP.HCM tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh).
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 28/7, Chi Hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2024.
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Phiên bản di động