Công dụng chữa bệnh tuyệt vời và bài thuốc từ cây mạch môn

Mạch môn là cây thân thảo với phần rễ củ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, thậm chí được cho là trị bệnh hiệu quả. Củ mạch môn được Y học cổ truyền dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, ho ra máu, ho lâu ngày hoặc có đờm.
Công dụng chữa bệnh và bài thuốc từ cây bạch phụ tử Công dụng chữa bệnh và bài thuốc từ cây bạch phụ tử
Cỏ vắp thơm (bạc hà núi) dược liệu trị cảm thần kỳ Cỏ vắp thơm (bạc hà núi) dược liệu trị cảm thần kỳ

Cây mạch môn

Mạch môn còn có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như lan tiên, mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan... Tên khoa học của mạch môn là Convallaria japonica Linnaeus f. hoặc Ophiopogon japonicus, thuộc họ Tóc tiên (Ruscaceae). Loại cây này có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng hiện nay đã được trồng làm cảnh hoặc dược liệu ở nhiều nơi. Mạch môn dược liệu tự mọc hoang và cũng được trồng tại nhiều vùng thuộc phía Bắc nước ta như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An...

Đây là một loại cây thân thảo, cao từ 10 - 40cm, thường có màu xanh và sống lâu năm. Lá mạch môn thẳng, màu xanh lục, bề mặt dài khoảng 20 - 40cm và hẹp chỉ từ 1 - 4mm, mọc từ gốc vươn lên. Cuống lá mạch môn có bẹ, mép lá răng cưa. Rễ cây mạch môn dạng chùm. Màu sắc của hoa biến đổi từ trắng đến tím nhạt. Hoa mạch môn mọc thành từng cành trên thân cây, dài khoảng 5 - 10cm. Mạch môn cho quả mọng, màu xanh lam, đường kính chỉ khoảng 5 - 6mm. Trong mỗi quả có chứa từ 1 – 2 hạt.

Đặc biệt, phần củ mạch môn (phát triển từ rễ) là bộ phận thường được sử dụng. Loại củ này to bằng đầu đũa, có 2 đầu dẹt, thân mập tròn, mềm, vỏ màu trắng vàng, thịt ngọt. Vào độ tháng 9 - 12 trong năm, người ta có thể chọn thu hái phần củ mạch môn từ những cây đã sống được 2 năm tuổi. Sau khi thu hoạch, cần sơ chế phần củ mạch môn như sau:

Cắt bỏ đi toàn bộ rễ con, rửa sạch đất cát;

Củ nhỏ để nguyên, lớn thì chẻ đôi;

Phơi khô, sấy nhẹ hay dùng tươi đều được.

Cần bảo quản vị thuốc mạch môn ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, đặc biệt là phải tránh ẩm thấp. Củ không mốc, không bị teo là tốt. Những củ cứng, vị đắng thì không nên dùng.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mạch môn
Mạch môn đông/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng của cây mạch môn với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền: Củ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng và mang tính hàn. Tác dụng dược lý và chủ trị củ mạch môn đối với cơ thể như: An thần, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm, lợi tiểu, ích tinh, cường âm, tăng cân, an ngũ tạng. Nhờ những tác dụng trên, mạch môn có khả năng điều trị các chứng bệnh: Điều trị ho và ho ra máu, điều trị khô miệng, điều trị táo bón, điều trị ho có đờm.

Theo y học hiện đại

Các thành phần chính của mạch môn đông như saponin steroid, homoisoflavonoid và polysacarid, thể hiện các hoạt động dược lý khác nhau. Đó là bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ho, chống vi trùng.

Sử dụng mạch môn đông đường uống mang lại hiệu quả bảo vệ tim mạch đáng kể chống lại thiệt hại do isoproterenol gây ra. Thông qua việc tăng cường các chất chống oxy hóa nội sinh. Cụ thể là:

Giảm đáng kể độ cao của đoạn ST.

Làm suy giảm đáng kể nồng độ enzyme đánh dấu cơ tim.

Làm tăng đáng kể huyết thanh và hoạt động của enzyme chống oxy hóa cơ tim.

Tác dụng bảo vệ tim mạch đối với chấn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ.

Saponin steroid từ rễ mạch môn đông phát huy tác dụng bảo vệ tim, chống lại suy tim mạn tính do doxorubicin gây ra thông qua việc ức chế quá trình viêm và oxy hóa. Những kết quả này cung cấp bằng chứng rằng saponin steroid từ rễ mạch môn đông có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho suy tim mạn tính.

Và nhiều các nghiên cứu khác cho thấy tác dụng bảo vệ tim mạch của mạch môn đông.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mạch môn
Củ mạch môn/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc sử dụng cây mạch môn chữa bệnh

Thang thang táo cứu phế

Thành phần:

  • Mạch môn 4,8g
  • Thạch cao 10g
  • Tang diệp 12g
  • Cam thảo 4g
  • Hồ ma nhân 4g
  • A giao 3,2g
  • Hạnh nhân 2,8g
  • Đảng sâm 2,8g
  • Tỳ bà diệp 4g

Bào chế: Dạng thuốc sắc.

Công dụng: Thuốc nhuận phế dịu ho, dùng trị chứng phế hư, phổi bị tổn thương, ho khan, miệng khô, họng rát, đờm quánh.

Liều dùng: Sắc uống.

Thang mạch môn đông

Thành phần:

  • Mạch môn 20g
  • Bán hạ 6g
  • Đảng sâm 12g
  • Cam thảo 4g
  • Gạo tẻ 20g
  • Đại táo 4 quả

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị chứng phế bị tổn thương phần âm, họng khô, miệng khát, lưỡi đỏ, phổi yếu,...

Liều sắc: Sắc uống (có thể dùng gạo nếp).

Thang tăng dịch

Thành phần:

  • Mạch môn đông 20g
  • Sinh địa 20g
  • Huyền sâm 12g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Thuốc nhuận phế thông tiện, dùng khi âm hư, ruột khô, đại tiện táo bón.

Liều dùng: Sắc uống.

Thang thanh dịch

Thành phần:

  • Mạch đông 12g
  • Huyền sâm 20g
  • Tê giác 4g
  • Sinh địa 24g
  • Trúc diệp tâm 12g
  • Đơn sâm 16g
  • Kim ngân hoa 16g
  • Liên kiều 16g
  • Hoàng liên 4g

Bào chế: Dạng thuốc sắc.

Công dụng: Trị bệnh nhiệt làm tổn thương âm, tim hồi hộp, miệng khát (có thể có tác dụng trị ung thư máu, tinh hồng nhiệt độc do đơn gây phát ban, sởi, hay tim hồi hộp mê man)

Liều dùng: Sắc uống.

Mạch môn đông thang

Thành phần:

  • Mạch môn 8g
  • Bán hạ 4g
  • Cát cánh 4g
  • Sinh địa 4g
  • Chích thảo 2g
  • Ngũ vị tử 10 hạt
  • Tang bạch bì 4g
  • Địa cốt bì 4g
  • Sinh khương 1 lát
  • Tử uyển 4g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị ho ra máu mủ, ngực đầy chướng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát, tiểu tiện bí.

Mạch môn đông thang (bài 2)

Thành phần:

  • Mạch môn 400g
  • Bách bộ 50g
  • Hoàng kỳ 50g
  • Quế 50g
  • Bạch truật 50g
  • Tế tân 48g
  • Cam thảo 40g
  • Nhân sâm 50g
  • Thục tiêu 40g
  • Can khương 40g
  • Phụ tử 48g
  • Viễn chí 48g
  • Hạnh nhân 20g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị phế lao nhiệt sinh trùng, ho nghịch, hen suyễn.

Liều dùng: Sắc uống

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mạch môn
Mạch môn sử dụng điều trị bệnh cần dùng đúng hàm lượng/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Mạch môn đông lý trung thang

Thành phần:

  • Mạch môn 20g
  • Bạch truật 20g
  • Nhân sâm 12g
  • Thuần tâm 12g
  • Chích thảo 8g
  • Phục linh 8g
  • Trần mễ 50g
  • Lô căn 12g
  • Quất bì 12g
  • Trúc nhự 26g
  • Sinh khương 16g

Bào chế: Dạng sắc uống

Công dụng: Trị chứng lậu khí, bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, thông tiện, bỉ muộn.

Liều dùng: Sắc uống.

Mạch môn đông hoàn (bài 1)

Thành phần:

  • Mạch môn 40g
  • Chích thảo 0,4g
  • Sinh địa 20g
  • Chu sa 20g
  • Mễ sương 20g
  • Hoàng liên 20g
  • Ngưu hoàng 0,4g
  • Tử cầm 20g
  • Long não 0,2g
  • Ô nhã tiêm 20g
  • Xích linh 20g

Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn.

Công dụng: Trị trẻ nhỏ nhiệt ở tâm và phế bị tắc, phiền khát.

Liều dùng:Ngày uống 4-6g thuốc hoàn.

Mạch môn đông hoàn (bài 2)

Thành phần:

  • Mạch môn 40g
  • Chỉ xác 20g
  • Hoàng liên 20g
  • Sài hồ 1,2g
  • Địa cốt bì 20g
  • Tang bạch bì 20g
  • Hoàng kỳ 20g
  • Nhân sâm 20g
  • Thanh hao tử 20g

Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn.

Công dụng: Trị bệnh trẻ nhỏ da thịt gầy yếu, nóng trong xương, nước tiểu đỏ, vàng.

Liều dùng: Ngày uống từ 4-6g thuốc hoàn

Mạch môn đông tán

Thành phần:

  • Mạch môn 20g
  • Đại lý thạch 20g
  • Thạch chung nhũ 20g
  • Thông thảo 20g

Bào chế: Dạng thuốc tán. Các vị thuốc có lượng bằng nhau.

Công dụng: Trị bệnh phụ nữ bị hàn nhiệt nghịch trở, sữa không thông.

Liều dùng: Ngày uống từ 12-16g thuốc tán

Tóm lại, củ mạch môn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người và nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Theo Y học cổ truyền, mạch môn được ứng dụng trong những bài thuốc chữa táo bón, ho, ho đờm, ho ra máu… Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị bằng các bài thuốc từ mạch môn, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mạch môn
Cây mạch môn có công dụng tuyệt vời cho người huyết áp thấp, suy tim, viêm phế quản/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Một số lưu ý khi dùng vị thuốc mạch môn

Bên cạnh việc biết mạch môn có tác dụng gì thì việc biết được những lưu ý khi sử dụng mạch môn cũng vô cùng quan trọng. Khi sử dụng mạch môn và các bài thuốc có nguyên liệu mạch môn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước nếu có nhu cầu sử dụng các bài thuốc từ củ mạch môn để chữa bệnh;

Không được dùng vị thuốc mạch môn khi đang bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn

Không nên dùng mạch môn dược liệu nếu bị nhiệt phế và vị;

Cần kiên trì theo đúng liệu trình đã được bác sĩ kê đơn vì những bài thuốc từ mạch môn nói riêng hoặc Y học cổ truyền nói chung thường có tác dụng chậm;

Vị thuốc mạch môn có thể không phát huy hiệu quả hoặc xuất hiện tác dụng phụ tùy vào cơ địa của bệnh nhân. Nếu phát hiện những triệu chứng lạ, cần tạm ngưng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ.

Củ mạch môn dược liệu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, điều trị được nhiều bệnh như táo bón, ho các loại,... Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên Y học cổ truyền trước khi tiến hành điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền nói chung, tránh tự ý sắc thuốc kết hợp nhiều loại dược liệu bừa bãi.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Cùng chuyên mục

Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Ké hoa vàng còn có tên khác là chổi đực, bái nhọn, khắt bó lương (Thái), xi phú (Kho), cây ro, khắt lót (Tày)... vị thuốc có tính mát, vị cay ngọt, tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ, phong nhiệt, giải cảm, làm tan máu ứ, tiêu sung. Trong y học cổ truyền, ké hoa vàng được dùng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ.
Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Ké hoa đào còn có tên khác là ké hoa đỏ, thổ đỗ trọng, dã mai hoa, dã đào hoa... là vị thuốc có tính mát, vị ngọt, có tác dụng trừ phong, lợi thấp, thanh nhiệt, giải độc. Trong dân gian dùng ké hoa đào để chữa đau nhức, phong thấp, thủy thũng, tiểu tiện khó, khí hư, tiêu hóa kém, bướu giáp.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Cây tầm ma còn có tên gọi khác là cây lá gai, trữ ma, gai tuyết... Theo y học cổ truyền, cây tầm ma có vị đắng, tính bình. Cây tầm ma có tác dụng giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng dị ứng theo mùa, hỗ trợ hạ huyết áp và ổn định đường huyết, cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ngoài ra cây còn được người dân sử dụng làm bánh gai, bánh ít, lấy sợi dệt lưới đánh cá.
Đề xuất quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Đề xuất quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Tại dự thảo Thông tư quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, Bộ Y tế đề xuất quy định về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.
Cách dùng dây mơ lông chữa bệnh đường tiêu hóa

Cách dùng dây mơ lông chữa bệnh đường tiêu hóa

Dây mơ lông trong Đông y còn được gọi là “kê thỉ đằng”, một loại thực vật rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam thường mọc leo ở các bờ rào bờ dậu. Loài thực vật tưởng đơn giản nhưng lại có công dụng rất vi diệu trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, viêm đại tràng, đầy hơi chướng bụng khó tiêu, chán ăn, béo phì.
Hoà Bình: Phát triển y dược học cổ truyền mở ra hướng đi mới

Hoà Bình: Phát triển y dược học cổ truyền mở ra hướng đi mới

Hoà Bình: Phát triển y dược học cổ truyền mở ra hướng đi mới trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế.

Các tin khác

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ rau mương

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ rau mương

Rau mương còn có các tên khác như rau mương đất, rau mương thon, rau mương nằm, cỏ cuốn chiếu, cây lức. Rau mương có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, theo y học cổ truyền rau mương có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thũng, tiêu sưng, mát máu, hỗ trợ cầm tiêu chảy và kiết lị rất tốt...
Dầu ô liu: Thần dược cho tim mạch và phòng ung thư

Dầu ô liu: Thần dược cho tim mạch và phòng ung thư

Dầu ô liu, một sản phẩm từ thiên nhiên giàu giá trị dinh dưỡng, không chỉ là gia vị cho những món ăn hấp dẫn mà còn đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe. Với khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư, Alzheimer và hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết,... dầu ô liu thực sự là một lựa chọn thông minh cho cuộc sống khỏe mạnh.
Ngũ vị tử: Vị thuốc quý giúp tăng cường trí nhớ, điều trị hen suyễn

Ngũ vị tử: Vị thuốc quý giúp tăng cường trí nhớ, điều trị hen suyễn

Ngũ vị tử là loại thuốc y học cổ truyền có 5 vị ngọt, mặn, đắng, cay và chua. Nhưng thường là chua nhiều, ngọt ở vỏ, nhân hạt có vị cay và đắng. Loại quả này ngoài việc là một vị thuốc trong Đông y, cũng còn là một gia vị để nấu ăn, đặc biệt là các món hầm. Theo Y học cổ truyền, đây là một vị thuốc có công dụng tu bổ ngũ tạng, kích thích hệ thống thần kinh trung ương nên có khả năng tăng cường trí nhớ, cùng công dụng với các chứng ho suyễn thở gấp, di tinh, ra mồ hôi trộm.
Bài thuốc y học cổ truyền giúp giảm rụng tóc

Bài thuốc y học cổ truyền giúp giảm rụng tóc

Rụng tóc không chỉ là mối bận tâm của phái đẹp mà còn là vấn đề đáng lo ngại với nam giới. Tình trạng này không chỉ làm giảm sự tự tin mà còn gây ra những hệ lụy tâm lý như căng thẳng, mất ngủ. Trong khi nhiều người tiêu tốn không ít tiền bạc cho các phương pháp điều trị mà không thấy hiệu quả, thì Đông y có những cách hỗ trợ đơn giản và an toàn hơn rất nhiều.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ bạch cập

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ bạch cập

Bạch cập hay còn có tên gọi khác là liên cập thảo, bạch căn, cam căn, hát tất đa, võng lạt đa, nhược lan lan hoa, từ lan, trúc túc giao, tuyết như lai, tử tuệ căn, tử lan căn, có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, bổ phế và làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương. Trong y học cổ truyền bạch cập dùng chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da…
Trị cảm cúm hiệu quả nhờ phương thuốc Đông y

Trị cảm cúm hiệu quả nhờ phương thuốc Đông y

Mùa xuân là mùa có khá nhiều người không may bị cảm mạo (cảm cúm) chính là do thời tiết gây nên.
Cách chữa viêm lợi hiệu quả bằng thuốc Nam

Cách chữa viêm lợi hiệu quả bằng thuốc Nam

Viêm lợi không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể của bạn. Nhiều người lo ngại về việc sử dụng thuốc tây với nhiều tác dụng phụ, trong khi phương pháp chữa trị bằng thuốc Nam ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu một số bài thuốc dân gian chữa viêm lợi bằng thuốc Nam dưới đây.
Cách dùng cây chàm trong y học cổ truyền

Cách dùng cây chàm trong y học cổ truyền

Cây chàm còn có tên gọi khác là chàm đậu, đại chàm, chàm bụi là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Cây chàm có tính mát, vị đắng thường được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ.
Rong mơ (rong biển) từ món ăn ngon đến dược liệu quý nhiều công dụng

Rong mơ (rong biển) từ món ăn ngon đến dược liệu quý nhiều công dụng

Rong mơ còn có tên gọi khác là rau mơ, rong biển, hải tảo và rau ngoai… có tính hàn, vị đắng và mặn. Rong mơ chứa nhiều iod là một loại thức ăn bổ dưỡng phổ biến của người dân miền biển, đồng thời cũng là một vị thuốc giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ. Ngoài ra, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng lợi niệu và tiêu đàm giúp giảm nhanh triệu chứng ho và bí đái do phì đại tuyến tiền liệt ở người già.
Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh sởi, thủy đậu, mụn nhọt, lở loét và bong gân.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới

Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới

Ngày 16/3, tại Mekong Long Thành Resort & Reststop (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2029.
Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 14/3/2025, UBND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã trang trọng tổ chức Khai hội truyền thống Đền Xưa năm 2025, dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí

Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí

SKV - Sáng ngày 26/02, tại Đồng Tháp, Hội Chữ thập đỏ thị trấn Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) phối hợp cùng Chi hội Nam y An Giang, Chi hội Nam y Đồng Tháp và Chi hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc Y học cổ truyền miễn phí cho người dân trên địa bàn.
Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ

Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ

Ngày 14/02/2025 (tức 17 tháng Giêng Ất Tỵ), Chi hội Dưỡng Sinh Viện phối hợp cùng TT-Green đã tổ chức chuyến du xuân đầu năm tại Thác Bờ - Hòa Bình.
Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vừa qua, tại Công ty Cổ phần Ao Vua (huyện Ba Vì, Hà Nội), Chi hội Nam y Hùng Vương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Phiên bản di động