Công dụng chữa bệnh và bài thuốc từ cây bạch phụ tử

Theo Y học cổ truyền, bạch phụ tử có vị cay ngọt, rất nóng, có độc, có tác dụng tán ứ, tiêu thũng và chỉ huyết… là dược liệu được sử dụng để trị cảm gió lạnh mất tiếng, trúng phong co cứng bại liệt, đau tim do huyết ứ và các bệnh phong ở đầu, chóng mặt.
Cỏ vắp thơm (bạc hà núi) dược liệu trị cảm thần kỳ Ngành Dược: Phát triển yếu thế, phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài

Bạch phụ tử

Bạch phụ tử còn có tên gọi khác như: san hô xanh, đỗ trọng nam. Tên khoa học của bạch phụ tử Jatropha multifida L thuộc họ Euphorbiaceae (thầu dầu). Bạch phụ tử có thể cao đến 4m, thân và cành nhẵn, lá mọc so le, xẻ thùy sâu hình chân vịt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn, gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt, cuống cụm hoa và hoa có màu đỏ nhìn như một nhánh san hô đỏ (do đó, có tên là cây san hô).

Quả bạch phụ tử là quả nang, hình trứng nhẵn, màu vàng; hạt to bằng hạt thầu dầu. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Mùa hoa của bạch phụ tử vào tháng 5 – 6 và mùa quả thường rộ từ tháng 7 – 8.

Ở Việt Nam bạch phụ tử được trồng rải rác tại nhiều địa phương để làm cảnh. Một số vườn thuốc của các trạm y tế xã hay chùa (nơi có các sư thầy chữa bệnh bằng thuốc nam) cũng trồng nhiều cây này để sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Bạch phụ tử là loại cây ưa sáng với toàn cây như mọng nước, lá xẻ thùy nhỏ, làm hạn chế sự thoát hơi nước, nên cây có khả năng chịu được trong môi trường khí hậu khô nóng và thiếu nước. Cây ra hoa và quả đều hàng năm. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, song cũng có khả năng tái sinh dinh dưỡng bằng cách giâm cành.

Bạch phụ tử dược liệu quý điều trị bệnh trúng phong
Bạch phụ tử

Tác dụng của bạch phụ tử

Trong Y học cổ truyền, bạch phụ tử thường dùng trị cảm gió lạnh mất tiếng, trúng phong co cứng bại liệt, đau tim do huyết ứ và các bệnh phong ở đầu mặt. Hạt phụ tử cũng được dùng như hạt dầu mè làm thuốc tẩy mạnh nhưng nguy hiểm, dễ gây ngộ độc, có khi được dùng trị ho, làm ra mồ hôi. Lá phụ tử cũng gây sổ nhưng kém hơn lá dầu mè còn mủ cây dùng cầm máu và dùng đắp vết thương cho liền gân. Ngoài ra bạch phụ tử còn dùng để trị rắn cắn.

Ở một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhựa mủ bạch phụ tử được nhân dân dùng bôi ngoài da, vết thương nhiễm khuẩn, loét và nhiều bệnh ngoài da khác.

Ở Trung Quốc, thường dùng rễ cây bạch phụ tử phối hợp với các dược liệu khác nhằm trị nhức nửa đầu và xuất huyết não, với liều hàng ngày 5 – 10g, dạng thuốc sắc.

Ở Tây Phi, bạch phụ tử được dùng làm thuốc nhuận tràng.

Rễ khô được điều chế dưới dạng thuốc sắc, chữa khó tiêu, đau bụng, viêm tinh hoàn và phù.

Lá được dùng làm thuốc tẩy, trị lỵ và ghẻ. Bạch phụ tử còn được dùng làm thuốc độc cho cá.

Bên cạnh đó còn dùng ngoài để trị bệnh bạch biến và bệnh da.

Theo y học hiện đại cây bạch phụ tử có các công dụng như:

Hoạt tính kháng khuẩn của rễ: Nhóm nghiên cứu tại Khoa Hóa học, Đại học Ibadan, Nigeria và Trung tâm Recherche, Togo đã tiến hành thí nghiệm với chiết xuất từ rễ cây Jatropha multifida đã xác định hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ của loại thảo dược này, đây là một trong những cơ sở giải thích vì sao loài cây này lại được sử dụng phổ biến trong dân gian để điều trị vết thương.

Hoạt động cầm máu của nhựa cây: Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm liên ngành hình thành và nghiên cứu môi trường vì sự phát triển bền vững, Đại học Abomey, Belarus đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và đi tới kết luận nhựa cây bạch phụ tử Jatropha multifida có tác dụng cầm máu. Hơn nữa, nhựa cây không có độc tính cho da nên sử dụng nó như cầm máu cục bộ.

Xác định trường hợp 2 trẻ nhỏ bị ngộ độc do ăn quả bạch phụ tử: Đây là một trong những trường hợp hiếm gặp khi bị ngộ độc do ăn loại quả này. Hai bé được xác định là đã ăn một lượng lớn quả bạch phụ tử, dẫn đến bị nghẹt thở nhẹ, nôn mửa khó chịu và mất nước, các biện pháp truyền nước và điện giải đã được tiến hành ngay lập tức để cứu sống hai bé.

Các loài thuộc họ thầu dầu có chứa toxalbumin ricin, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, mất nước, sốc suy thận và gan. Ricin cũng có tác dụng gây độc cho tim và tan máu và một số trường hợp tử vong đã được ghi nhận.

Bạch phụ tử Duocphambachthong.vn

Bài thuốc dân gian sử dụng bạch phụ tử để điều trị bệnh

Trị nhức đầu do đờm nghịch: Bạch phụ tử, thiên ma, bán hạ, nam tinh các vị bằng nhau, trộn với nước gừng và hồ, là thành viên to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 40 viên với nước sắc gừng.

Trị trúng phong méo miệng, liệt mặt: Bạch phụ tử, bạch cương tàm, toàn yết, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu.

Trị trẻ nhỏ bị cấp kinh phong: Bạch phụ tử, đởm tinh, toàn yết, bạch cương tàm, câu đằng, thiên trúc hoàng, bạch đàn hương, ngưu hoàng.

Trị trẻ nhỏ bị say nắng, nắng độc nhập vào tim làm hôn mê co giật, đờm chặt ở cổ: Bạch phụ tử, thiên nam tinh, bán hạ (bỏ vỏ), đều bằng nhau, tán bột, trộn với mật heo làm thành viên to bằng hạt đậu, uống với nước bạc hà, tùy trẻ mạnh hay yếu để uống, nên đặt trẻ nằm nghiêng để ra đàm nhớt.

Trị phong hàn chóng mặt, do khí uất tức ngực sườn: Bạch phụ tử ngâm nước sôi, bỏ vỏ, nửa cân, thạch cao nung đỏ nửa cân, chu sa 70g, long não 3g, tán bột, trộn với hồ làm viên to bằng hạt đậu đỏ, mỗi lần uống 30 viên với rượu sau khi ăn.

Trị đau nhức 1 bên hoặc giữa đầu: Bạch phụ tử, bạch chỉ, trư nha trạo giác (bỏ vỏ), các vị bằng nhau, tán bột, uống vào bữa ăn với nước chè xanh.

Trị tai chảy mủ nước: Bạch phụ tử ngâm nước, khương hoạt 30g tán bột, 1 trái thận heo, 1 trái thận dê, cứ mỗi quả thận cho vào 3g thuốc, lấy lá gói lại, nướng chín, ăn lúc gà gáy sáng với rượu nóng.

Trị họng viêm rát: Bạch phụ tử tán bột, khô phàn, 2 vị bằng nhau, tán bột, ngậm trên lưỡi, đàm ra nhiều càng tốt.

Trị sa dịch hoàn, thoát vị bẹn: Bạch phụ tử 1 củ, tán bột, trộn nước bọt của mình đắp trên rốn, lấy ngải cứu, cứu 3 lửa hoặc 5 lửa thì đỡ.

Trị trẻ nhỏ hay mửa, hư Suyễn: Bạch phụ tử, hoắc hương 2 vị bằng nhau, tán bột, uống 1,5g với nước gạo.

Trị đờm lỏng kèm hàn tà: Bạch phụ tử, nam tinh, bán hạ.

Trị chóng mặt do phong đờm, nhức đầu do đờm quyết: Bạch phụ tử chế, nam tinh chế, bán hạ chế mỗi thứ 8g, sắc uống.

Trị nôn mửa co rút do phong đờm: Bạch phụ tử, nam tinh (chế), bán hạ, xuyên ô (chế), thiên ma mỗi thứ 6g, toàn yết 3g, cương tàm 4,5g, trần bì 9g, mộc hương 4,5g, sắc uống.

Trị thấp chẩn ở bìu đái, ngứa lở, phong ngứa lở: Bạch phụ tử, khương hoạt, hoàng kỳ, bạch tật lê mỗi thứ 9g, tán bột lần uống 6g, ngày 2 lần với nước.

Lưu ý khi sử dụng bạch phụ tử

Không dùng cho phụ nữ có thai , cho con bú và trẻ em dưới 15 tuổi.

Những thông tin về thảo dược trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân xin vui lòng liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn.

Tác dụng của có thể khác nhau tùy theo cơ địa, thể trạng mỗi người.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Cùng chuyên mục

Công dụng của Cam thảo phiến

Công dụng của Cam thảo phiến

Cam thảo còn có tên gọi khác là Cam thảo bắc, Lộ thảo. Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ sản xuất nước giải khát. Vậy cam thảo phiến dùng làm gì? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?
Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Hoài Sơn, còn gọi là Sơn dược, là một vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm nay. Theo các tài liệu cổ, Hoài Sơn thuộc nhóm thuốc bổ, có công dụng dưỡng tỳ vị, ích phế thận và kéo dài tuổi thọ. Thảo dược này được thu hái từ thân rễ của cây Củ mài (Dioscorea persimilis), thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn (củ mài) từ lâu đã được Đông y xếp vào nhóm "Tứ quân tử thang" với khả năng kiểm soát đường huyết ấn tượng. Bài viết này sẽ khám phá toàn diện cơ chế tác động, cách dùng khoa học và những nghiên cứu mới nhất về loại dược liệu quý này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) từ lâu đã được mệnh danh là "nhân sâm phương Nam" nhờ những công dụng vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng và những nghiên cứu khoa học mới nhất về loại thảo dược quý này.
Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng (Momordica charantia) từ lâu đã được mệnh danh là "insulin thực vật" nhờ khả năng kiểm soát đường huyết vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cơ chế tác động, cách sử dụng khoa học và những bằng chứng thực tế về hiệu quả của loại thảo dược này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Kê nội kim: Vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa từ dạ dày gà

Kê nội kim: Vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa từ dạ dày gà

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều vị thuốc quý được khám phá từ những nguồn nguyên liệu hết sức quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Một trong số đó là Kê nội kim — lớp màng mỏng màu vàng bên trong dạ dày gà. Không chỉ là phần thải loại trong chế biến thực phẩm, kê nội kim từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa, đặc biệt với các chứng rối loạn dạ dày, tiêu hóa kém và sỏi tiết niệu.

Các tin khác

Những tác dụng từ cây Xuyên Khung

Những tác dụng từ cây Xuyên Khung

Xuyên khung (tên khoa học: Ligusticum wallichii) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, xuyên khung được trồng chủ yếu ở các vùng núi cao như Lào Cai, Hà Giang, vì cây ưa khí hậu mát mẻ.
Thảo dược trong điều trị tiểu đường: Giải pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Thảo dược trong điều trị tiểu đường: Giải pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Tiểu đường đang trở thành mối lo ngại toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, thảo dược tự nhiên đang được nhiều người quan tâm nhờ hiệu quả bền vững và ít tác dụng phụ. Bài viết này sẽ giới thiệu những thảo dược quý trong điều trị tiểu đường, cơ chế tác động và cách sử dụng khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách sử dụng cây cóc mẳn trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng cây cóc mẳn trong các bài thuốc chữa bệnh

Cây Cóc mẳn, thường được biết đến trong dân gian dưới nhiều cái tên như cỏ the, cúc mẳn, cúc ma, cây thuốc mộng, cây trăm chân, hay cóc ngồi (ở miền Nam); thạch hồ tuy, địa hồ tiêu, cầu tử thảo, nga bất thực thảo… Cây cóc mẳn nổi bật nhờ những công dụng y học quý giá, giúp trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc và thông thoáng đường hô hấp. Không chỉ vậy, nó còn được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị chốc lở, eczema và các vết thương do rắn cắn.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ ngũ bội tử

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ ngũ bội tử

Ngũ bội tử còn có tên khác là bầu bí, măc piêt, bơ pật…vị chua tính bình. Là một vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền và theo kinh nghiệm dân gian có công năng đa dạng nên được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng ngũ bội tử mời bà con tham khảo.
Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây phan tả diệp

Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây phan tả diệp

Cây phan tả diệp còn được gọi với tên khác là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp... có tính hàn, vị ngọt và hơi đắng. Phan tả diệp là thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe, có công dụng chữa trị bệnh táo bón, béo phì, trị mụn, thải độc gan…Sau đây là một số bài thuốc từ cây phan tả diệp mời bà con tham khảo.
Cách sử dụng cây tô mộc trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng cây tô mộc trong các bài thuốc chữa bệnh

Tô mộc hay còn được gọi với tên khác là tô phượng, co vang hay cây gỗ vang… có tính bình, vị ngọt, không có độc. Đây là một loại cây thường mọc hoang hay được trồng để lấy gỗ ở nước ta. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng đây còn là một loại cây thuốc Đông y, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây tô mộc mời bà con tham khảo.
Bài thuốc hay từ vừng đen giúp cải thiện sức khỏe

Bài thuốc hay từ vừng đen giúp cải thiện sức khỏe

Vừng đen, còn được biết đến với những tên gọi như mè, hồ ma nhân hay chi ma, mang đến vị ngọt ngào, béo ngậy, với tính chất bình hòa và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Không chỉ thơm ngon, vừng đen còn chứa đựng nhiều vi chất dinh dưỡng quý giá, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch. Dưới đây là những món ăn thơm ngon và những bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ vừng đen mà các bạn có thể tham khảo, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Cây vàng đắng: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây vàng đắng: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây Vàng Đắng, còn được biết đến với nhiều tên gọi như loong t’rơn, kơ trơng, dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng và dây khai, nổi bật với vị đắng và tính lạnh. Loại cây này không chỉ phổ biến ở các vùng núi rừng Đông Nam Bộ mà còn xuất hiện tại Tây Nguyên, mang trong mình giá trị dược liệu quý báu. Người dân từ lâu đã tin tưởng và sử dụng cây vàng đắng để điều trị nhiều chứng bệnh như kiết lỵ, viêm phế quản, và lở ngứa ngoài da.
Thảo dược trong điều trị bệnh dạ dày: Giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả

Thảo dược trong điều trị bệnh dạ dày: Giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả

Bệnh dạ dày là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người Việt Nam. Thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc Tây, nhiều người đang tìm kiếm các giải pháp từ thảo dược điều trị bệnh dạ dày để giảm thiểu tác dụng phụ và hỗ trợ phục hồi tự nhiên. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại thảo dược tốt cho dạ dày, cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi áp dụng.
Cây thuốc nam cho bệnh gan: Giải pháp tự nhiên giúp thanh lọc và phục hồi chức năng gan

Cây thuốc nam cho bệnh gan: Giải pháp tự nhiên giúp thanh lọc và phục hồi chức năng gan

Gan là cơ quan quan trọng, đảm nhận nhiều chức năng như thải độc, chuyển hóa dinh dưỡng và sản xuất mật. Tuy nhiên, do lối sống hiện đại, nhiều người đang đối mặt với các vấn đề như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan… Thay vì chỉ dùng thuốc Tây, nhiều người tìm đến các cây thuốc nam cho bệnh gan để hỗ trợ điều trị một cách an toàn và bền vững. Bài viết này sẽ giới thiệu những loại thảo dược tốt nhất, cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi áp dụng.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Phiên bản di động