Công dụng của ba kích trong Y học cổ truyền

Ba kích thành phần quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền, bởi công dụng chữa bệnh hiệu quả. Ba kích trong Y học cổ truyền có tác dụng trừ phong thấp, tráng dương, bổ thận, dạ con lạnh gây không có thai, kinh nguyệt không đều, hay bị lạnh và đau bụng dưới, phong thấp tê đau.

Ba kích

Ba kích hay còn được gọi là ba kích thiên, đan điền âm vũ, dây ruột gà, diệp liễu thảo,... là loại cây thuộc họ dây leo, thân thảo, mảnh, toàn thân bao phủ lớp lông mịn. Cây được tìm thấy mọc leo thành các bụi nhỏ ở ven các khu rừng có độ cao dưới 500m. Lá đơn, mọc đối xứng, có hình bầu dục hoặc hình mác, lá thuôn nhọn, khá cứng, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá non có màu xanh nhạt, và chuyển sang màu trắng mốc khi già, khi lá khô có màu nâu tím. Có khoảng 8 cặp gân thứ cấp nằm ở mặt dưới phiến lá.

Hoa ba kích có màu vàng hoặc trắng, kích thước khá nhỏ thường tập trung thành đám nhỏ ở đầu cành, một số lá đài nhỏ phát triển không đều xếp chồng lên nhau tạo thành đài hoa. Hoa ba kích thường nở rộ vào khoảng tháng 5 hay tháng 6. Quả ba kích hình cầu lồi lõm, quả kép có phủ lông, khi chín chuyển màu đỏ cam. Mùa quả bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10.

Rễ cây ba kích cũng chính là thành phần quan trọng được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất. Rễ cây có kích thước lớn, phình to nên thường được gọi là củ. Phần dược liệu được dùng làm thuốc thường được các nhà thu hái phơi khô hoặc sấy khô, sau đó cắt thành các đoạn ngắn. Phần củ ba kích được sử dụng làm dược liệu có đặc điểm:

Củ hình trụ tròn, độ dài không cố định, có đường kính khoảng từ 1 đến 2cm.

Củ khá cứng, có cùi dày, vỏ có thể bóc được.

Mặt ngoài củ có màu vàng xám, sờ hơi nhám, có vân dọc theo chiều dài củ.

Phần lõi bên trong củ có màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa lại có màu nâu vàng.

Củ không có mùi, vị ngọt, hơi chát.

Công dụng của ba kích trong Y học cổ truyền
Ba kích là một vị thuốc Y Học Cổ Truyền được nhiều người biết tới. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Cách bào chế thuốc với ba kích

Ngâm rễ ba kích khoảng 1 đêm trong nước câu kỷ tử cho đến khi mềm, sau đó lại ngâm khoảng 1 đêm với rượu. Cuối cùng vớt củ ba kích ra rồi đem sao vàng cùng với cúc hoa, nhớ bảo quản trong lọ có nắp đậy kín để dùng được lâu dài.

Giã dập cam thảo, sắc với nước, sau đó lọc bỏ phần bã. Tiếp đến, cho ba kích vào nấu cho đến khi ba kích mềm, xốp thì rút bỏ lõi và mang phần thịt đi phơi khô.

Ngâm ba kích với rượu 1 đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc.

Trộn khoảng 1kg ba kích với 20g muối rồi đem lên hấp cách thủy cho đến khi rút được phần thịt ba kích, sau đó mang đi phơi khô và để dành dùng dần.

Ba kích đem rửa sạch, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ rồi đem tẩm rượu và ủ khoảng 2 tiếng. Sao vàng hoặc nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Công dụng của ba kích trong Y học cổ truyền
Ba kích bổ dương, mạnh gân xương. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng của ba kích

Theo Y học cổ truyền

Ba kích có tính hơi ôn, vị cay, ngọt, đi vào kinh gan, thận. Ba kích có công dụng làm ấm thận dương, mạnh gân cốt, chống viêm, trừ thấp, giảm đau.

Trong Y học cổ truyền, vị thuốc ba kích thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, dạ con lạnh gây không có thai, kinh nguyệt không đều, hay bị lạnh và đau bụng dưới, phong thấp tê đau.

Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học đã tìm được nhiều hợp chất quý có trong rễ ba kích như: Gentianine, Trigonelline, Tigogenin, Luteolin, Rubiadin: Rubiadin-1-Methyl Ether, Carpaine, Gitogenin, Choline, Quercetin, Vitamin B1, Phytosterol, Vitamin C, các loại Acid hữu cơ....

Không chỉ vậy, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như đường, nhựa, Antraglycozid và lượng nhỏ tinh dầu.

Chúng ta vẫn được biết đến khả năng tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương, tăng độ dẻo dai, cải thiện gân cốt cho phái mạnh, hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, trừ phong thấp, làm hạ huyết áp... mà quên đi mất, rễ ba kích còn có những công dụng sau:

Tăng cường sức đề kháng: Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm ba kích trên những con chuột bạch bị nhiễm độc Amoni Clorua cho thấy rễ ba kích có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể và đồng thời có thể đẩy lùi yếu tố gây ngộ độc.

Tác dụng đối với nội tiết tố nữ: Ba kích thiên làm thúc đẩy khả năng ham muốn tình dục ở nữ giới và tăng cường chất lượng của cuộc giao hợp.

Ngoài ra, khi sử dụng ba kích để ngâm rượu còn có tác dụng giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hoạt động của não bộ, giúp ngủ ngon giấc hơn, và tác dụng nhanh với các tuyến cơ năng,...

Công dụng của ba kích trong Y học cổ truyền
Ba kích có công dụng bổ dương, chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc từ ba kích

Bài thuốc giúp lợi tiểu cho nam giới

Chuẩn bị: Ba kích thiên, tang phiêu tiêu, ích trí nhân, thỏ ty tử. Mỗi vị 200 gram

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem tán mịn, sau đó thêm một ít rượu vào để làm ướt phần nguyên liệu trên. Viên hỗn hợp này thành các viên nhỏ tầm hạt ngô. Mỗi lần chỉ sử dụng khoảng 12 viên cùng với rượu có pha chút muối hoặc có thể sắc thành thang để uống trong ngày.

Bài thuốc trị liệt dương, hạ khí, ăn nhiều, thất thương, ngũ lão

Chuẩn bị: Ba kích thiên sống 3 kg; ngưu tất sống 3 kg; rượu trắng 5 đấu

Thực hiện: Ba kích và Ngưu tất đem rửa sạch rồi ngâm với với rượu khoảng 3 tháng là có thể dùng được.

Cải thiện được chứng đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn

Chuẩn bị: Ba kích 60 gam; ngưu tất 120 gam; khương hoạt – quế tâm – ngũ gia bì – can khương (bào) mỗi vị 60 gam; đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng 80 gam; mật ong 100 ml.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn, rồi trộn với mật ong và viên thành các viên nhỏ. Mỗi lần chỉ dùng khoảng 10 viên hoặc pha với chút rượu để uống.

Bài thuốc bổ thận, tráng dương, dưỡng sắc đẹp

Chuẩn bị: Ba kích 60 gam; cam cúc hoa 60 gam; câu kỷ tử 30 gam; phụ tử (chế) 20 gam; thục địa 46 gam; thục tiêu 30 gam.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn rồi cho vào bình ngâm với 3 lít rượu. Mỗi lần chỉ uống khoảng 20ml rượu vào lúc đói, một ngày uống 2 lần.

Trị chứng kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh ở nữ giới

Chuẩn bị: Ba kích 120g; lương khương 20g; tử kim đằng 640g; thanh diêm 80g; nhục quế (bỏ vỏ) 160g và ngô thù du 160g

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn rồi đem trộn đều và sử dụng rượu hồ để vo thành các viên nhỏ. Một ngày chỉ uống khoảng 20 viên thuốc với rượu có pha chút muối nhạt.

Trị bạch trọc

Chuẩn bị: Ba kích bỏ lõi, chưng rượu 40 gam; thỏ ty tử chưng rượu 1 ngày, sấy khô 40 gam; phá cố chỉ sao vàng 40 gam; lộc nhung 40 gam; sơn dược 40 gam; xích thạch chi 40 gam; ngũ vị tử 40 gam.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn. Khi dùng pha với chút rượu uống khi đói.

Công dụng của ba kích trong Y học cổ truyền
Ba kích có thể giúp điều trị đau lưng, chân yếu, tê mỏi. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng

Vị thuốc: Ba kích 60 gam; nhục thung dung 60 gam; sinh địa 60 gam; thỏ ty tử 40 gam; tang phiêu tiêu 40 gam; tục đoạn 40 gam; sơn dược 40 gam; ngũ vị tử 20 gam; quan quế 20 gam; long cốt 20 gam; sơn thù du 20 gam; phụ tử 20 gam; đỗ trọng ngâm rượu 12 gam; lộc nhung 4 gam.

Thực hiện: Tất cả những nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn. Thêm chút mật ong viên thành các viên hoàn, mỗi viên khoảng 10 gam. Mỗi ngày chỉ uống khoảng 2 đến 3 viên với nước ấm.

Chứng liệt dương

Vị thuốc: Ba kích, đỗ trọng, ích trí nhân, ngủ vị tử, ngưu tất, phục linh, sơn dược, sơn thù, thỏ ty tử, tục đoạn, viễn chí, xà sàng tử. Mỗi vị 30 gam và Nhục thung dung: 60 gam

Thực hiện: Tất cả những nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn. Thêm chút mật ong viên thành các viên. Ngày uống khoảng 6 đến 12 viên lúc đói.

Trị chứng thận hư, đau lưng, mỏi gối, liệt dương, bàng quang lạnh, bụng đầy trướng

Vị thuốc: 30g ba kích, 22g bạch linh, 22g chỉ xác, 22g hoàng kỳ, 30g lộc nhung, 22g mẫu đơn, 22g ngưu tất, 22g nhân sâm, 22g mộc hương, 30g nhục thung dung, 30g phụ tử, 22g phúc bồn tử, 22g quế tâm, 22g sơn thù, 22g tân lang, 30g thạch hộc, 30g thục địa, 22g thự dự, 22g tiên linh tỳ, 22g trạch tả, 22g tục đoạn, 22g viễn chí, 22g xà sàng tử.

Cách thực hiện: Đem đi tán mịn và bảo quản trong lọ kín. Ngày sử dụng khoảng 15 – 20g, nên uống lúc đói.

Trị mạch yếu, da xanh tái

Vị thuốc: Ba kích, hồi hương, bạch long cốt, ích trí nhân, phúc bồn tử, nhục thung dung, bạch truật, mẫu lệ, thỏ ty tử, cốt toái bổ, nhân sâm, mỗi vị khoảng 40g.

Cách thực hiện: Tán mịn thành bột, sau đó cho vào lọ thủy tinh kín nắp để bảo quản. Mỗi lần sử dụng khoảng 10g đến 20g, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc trị chứng thận hư, chảy nước mắt sống, ăn uống không tiêu, tê nhức chân tay

Vị thuốc: 30g ba kích, 22g bá tử nhân, 22g bạch linh, 22g đỗ trọng, 22g ngũ gia bì, 22g ngưu tất, 30g nhục thung dung, 22g phòng phong, 22g phúc bồn tử, 22g thạch hộc, 22g thạch long nhục, 22g thạch nam, 30g thiên hùng, 40g thiên môn, 30g thỏ ty tử, 30g thục địa, 22g thự dự, 30g trầm hương, 30g tục đoạn, 22g tỳ giải, 22g viễn chí, 22g xà sàng tử.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán mịn, sau đó trộn với mật ong để vo viên, bảo quản trong lọ thủy tinh. Một ngày uống khoảng 20g vào lúc đói.

Cải thiện chứng khí hư, ngủ không ngon giấc, ù tai, chảy nước mắt sống, đổ mồ hôi trộm

Vị thuốc: 90g ba kích, 180g lương khương, 120g nhục quế, 120g ngô thù, 60g thanh diêm, 500g tử kim đằng

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, rồi trộn với rượu nếp để vo viên. Mỗi ngày sử dụng khoảng 20g thuốc để hòa với nước muối loãng để uống.

Trị chứng xương khớp, thận hư, liệt dương

Vị thuốc: 18g ba kích, 20g đương quy, 27g khương hoạt, 18g ngưu tất, 27g sinh khương, 18g thạch hộc, 2g tiêu

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi giã nát rồi cho vào bình sau đó đổ thêm 2 lít rượu vào, đậy kín nắp. Để khoảng 2 tiếng thì đổ hỗn hợp này vào nồi,sau đó bắc lên bếp và nấu khoảng 1 tiếng. Chia đều thành các lần uống, ngày uống 3 lần và mỗi lần khoảng 15 – 20ml.

Trị chứng tảo tinh, tiết tinh, đau lưng, vô sinh do thận dương hư

Vị thuốc: 12g ba kích, 6g ngũ vị tử, 16g thục địa, 6g ngũ vị tử, 8g nhân sâm, 12g cốt toái bổ, 12g long cốt, 12g nhục thung dung

Cách thực hiện: Nguyên liệu đem đi tán mịn thành bột, rồi trộn mật và viên 12g/viên. Ngày sử dụng 2 đến 3 lần và mỗi lần sử dụng 1 viên.

Công dụng của ba kích trong Y học cổ truyền
Dược liệu ba kích. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Trị phong thấp, đau nhức xương khớp, cước khí, phù nề

Vị thuốc: 12g ba kích, 12g đỗ trọng, 12g tục đoạn, 12g ngưu tất, 10g tang ký sinh, 8g sơn thù nhục, 16g hoài sơn

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi sắc để lấy nước uống.

Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay

Vị thuốc: Ba kích, nhục thung dung, xuyên tỳ giải, đỗ trọng, thỏ ty tử, lộc thai

Cách thực hiện: Tán nhuyễn và trộn với mật để vo viên. Mỗi lần uống khoảng 8g và ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm.

Trị huyết áp cao giai đoạn tiền mãn kinh

Vị thuốc: Ba kích thiên, hoàng bá, tiên mao, dâm dương hoắc, đương quy, tri mẫu. Mỗi loại khoảng 20g đến 28g như nhau.

Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống hàng ngày.

Trị chứng đau lưng, di tinh, hoạt tinh

Vị thuốc: 12g ba kích, 12g thỏ ty tử, 12g thần khúc, 12g phúc bồn tử, 24g sơn dược

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần và mỗi lần dùng khoảng 12g là đủ.

Những người không nên sử dụng ba kích

Mặc dù ba kích có tác dụng khắc phục được rất nhiều bệnh lý nhưng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Có một số trường hợp, sau khi sử dụng ba kích bị tác dụng phụ hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ba kích không được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp sau:

Người có biểu hiện bị sốt nhẹ về chiều.

Người bị táo bón thì không được sử dụng ba kích.

Người bị huyết áp thấp

Tuyệt đối không được lạm dụng rượu ba kích.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Quảng Ninh phát triển các sản phẩm OCOP từ dược liệu

Quảng Ninh phát triển các sản phẩm OCOP từ dược liệu

Thông qua việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Quảng Ninh đã phát triển các sản phẩm OCOP từ dược liệu.
Ba kích tím có đặc điểm gì? Tìm hiểu tác dụng và cách dùng

Ba kích tím có đặc điểm gì? Tìm hiểu tác dụng và cách dùng

Ba kích tím là một vị dược quý trong y học cổ truyền với công dụng bổ thận tráng dương, nâng cao sinh lý, cải thiện nội tiết, cường cốt,... So với ba kích trắng, loại màu tím khó tìm và mang dược tính cao hơn.

Cùng chuyên mục

Đại hồi: Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đại hồi: Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đại hồi (tên khoa học: Illicium verum), còn được gọi là đại hồi hương hay hồi sao, là một loại cây gia vị và dược liệu quý, có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, đặc biệt phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc. Với hình dáng đặc trưng như ngôi sao tám cánh, đại hồi không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống mà còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Lợi ích của quả khế đối với sức khỏe

Lợi ích của quả khế đối với sức khỏe

Quả khế – còn gọi là "ngũ lăng tử" – là một loại trái cây quen thuộc với người Việt, không chỉ bởi hương vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn mà còn bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Khế có hai loại chính là khế ngọt và khế chua, đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Hãy cùng khám phá những công dụng nổi bật của loại quả dân dã này.
10 lợi ích sức khỏe của thảo quả

10 lợi ích sức khỏe của thảo quả

Thảo quả – một loại gia vị quý có mặt trong nhiều món ăn truyền thống của châu Á, không chỉ nổi bật bởi hương thơm đặc trưng mà còn được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao nhờ vào những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Với hương vị cay nồng nhẹ, thảo quả thường được dùng trong các món hầm, cà ri, trà thảo mộc, và cũng là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y.
Hạt bí: Thần dược từ thiên nhiên với công dụng vàng và cách chế biến đa dạng

Hạt bí: Thần dược từ thiên nhiên với công dụng vàng và cách chế biến đa dạng

Hạt bí (hay hạt bí ngô) không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết tác dụng của hạt bí cùng những cách chế biến sáng tạo, giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ loại hạt "nhỏ nhưng có võ" này.
Bạch biển đậu – Vị thuốc quý trong kho tàng y học cổ truyền

Bạch biển đậu – Vị thuốc quý trong kho tàng y học cổ truyền

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, có nhiều vị thuốc không chỉ quen thuộc mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người. Một trong những vị thuốc dân dã, dễ kiếm nhưng hiệu quả lại không hề nhỏ, đó chính là Bạch biển đậu – còn gọi là đậu ván trắng. Từ lâu, Bạch biển đậu đã được các danh y sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền nhằm bồi bổ sức khỏe, kiện tỳ, trừ thấp, và hỗ trợ tiêu hóa.
9 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bưởi

9 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bưởi

Vỏ bưởi là một vị thuốc dân gian quen thuộc trong Đông y, được dùng để chữa nhiều bệnh nhờ tính ấm, vị cay, đắng, chứa tinh dầu, flavonoid và nhiều hoạt chất quý có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm, lợi tiểu, giảm mỡ máu... Dưới đây là 9 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bưởi đơn giản, dễ áp dụng tại nhà:

Các tin khác

Hạt lanh: Bí quyết vàng đưa vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe

Hạt lanh: Bí quyết vàng đưa vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe

Hạt lanh (flaxseed) từ lâu đã được mệnh danh là "siêu thực phẩm" nhờ hàm lượng dinh dưỡng vượt trội và khả năng hỗ trợ sức khỏe toàn diện. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hạt lanh trong chế độ ăn hàng ngày để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe, đồng thời cung cấp những công thức chế biến đơn giản, ngon miệng phù hợp với khẩu vị người Việt.
Vị thuốc từ cây Kim ngân hoa

Vị thuốc từ cây Kim ngân hoa

Kim ngân là loại dây leo bằng thân quấn. Thân non có lông màu nâu đỏ. Thường mọc thành bụi. Lá mọc đối, hình trứng và xanh tốt quanh năm. Hoa mọc kẽ lá màu trắng, sau ngả sang màu vàng. Quả hình cầu, màu đen.
Uy linh tiên có tác dụng gì trong y học hiện đại

Uy linh tiên có tác dụng gì trong y học hiện đại

Uy linh tiên là một loại dược liệu thường được các bác sĩ Y học cổ truyền sử dụng trên người bệnh xương khớp. Vị thuốc này được biết đến với nhiều công dụng bao gồm giảm đau xương khớp, giãn cơ, lợi tiểu. Tìm hiểu về công dụng và cách dùng của vị thuốc này giúp bạn bổ sung một số thông tin cơ bản về Uy linh tiên.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao

Thạch cao là chất vô cơ (calci sunfat ngậm nước), ngoài ra, có thể lẫn đất sét, cát, các hợp chất sunfua, Fe và Mg. Để làm thuốc, dùng loại thạch cao mềm, còn loại khô cứng (bột thạch cao nung) thường dùng trong ngoại khoa chấn thương để băng bó. Thạch cao là vị thuốc dùng nhiều trong Đông y, vị ngọt, cay, tính rất hàn; vào các kinh phế, vị và tam tiêu.
Độc Hoạt thuộc 10 vị thuốc nam chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả

Độc Hoạt thuộc 10 vị thuốc nam chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả

Độc hoạt hay còn gọi là Hương độc hoạt, Xuyên độc hoạt, là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương.
Hạt óc chó: Siêu thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hạt óc chó: Siêu thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hạt óc chó không chỉ là món ăn vặt bổ dưỡng mà còn được mệnh danh là "vua của các loại hạt" nhờ khả năng tăng sức đề kháng vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá sâu những lợi ích đặc biệt của hạt óc chó đối với hệ miễn dịch cùng cách sử dụng khoa học để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ sức khỏe.
Những công dụng và cách dùng dược liệu thương truật

Những công dụng và cách dùng dược liệu thương truật

Thương truật là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc thương truật có thể hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy, đầy bụng… hiệu quả. Hãy cùng Sức khỏe Việt đi tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Hành tây: Bí quyết chế biến thần kỳ để tăng cường sức đề kháng

Hành tây: Bí quyết chế biến thần kỳ để tăng cường sức đề kháng

Hành tây không chỉ là gia vị quen thuộc trong bếp mà còn là "kháng sinh tự nhiên" giúp tăng sức đề kháng hiệu quả nhờ hàm lượng quercetin và allicin dồi dào. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách chế biến hành tây khoa học để tối ưu hóa lợi ích miễn dịch, đồng thời cung cấp công thức đặc biệt phù hợp với khẩu vị người Việt.
Dâu tây: Siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp

Dâu tây: Siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp

Dâu tây không chỉ là loại quả thơm ngon mà còn được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây" nhờ những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và nhan sắc. Bài viết này sẽ khám phá toàn diện giá trị dinh dưỡng của dâu tây cùng cách sử dụng thông minh để tối ưu hóa lợi ích từ loại quả mọng đỏ rực này.
Bưởi: Bí quyết vàng tăng cường sức đề kháng từ thiên nhiên

Bưởi: Bí quyết vàng tăng cường sức đề kháng từ thiên nhiên

Bưởi không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn được xem như "vũ khí" tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả nhờ hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào. Bài viết này sẽ tiết lộ cách sử dụng bưởi khoa học để xây dựng "lá chắn miễn dịch" vững chắc cho cả gia đình, đặc biệt trong mùa dịch bệnh.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động