Công dụng của cháo sắn dây
1.Đặc điểm và công dụng của sắn dây
Sắn dây thuộc cây họ đậu, có vị ngọt, tính mát. Tác dụng trị tiêu chảy, chống khát, giải biểu, tiêu nhiệt, chữa bệnh nhức đầu do cảm lạnh, cảm nắng và ban chẩn không mọc ra được… rất công hiệu
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, sắn dây có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn, tăng độ đàn hồi của động mạch vành, chống thiểu năng tuần hoàn não và thiếu máu cơ tim cấp tính, nhờ tác dụng gia tăng lượng máu cung cấp cho các tổ chức não và cơ tim.
Sắn dây còn có tác dụng hạ huyết áp. Thành phần có tác dụng hạ huyết áp là puerarin và một số chất có gốc aglycone. Ngoài những ứng dụng cổ truyền, hiện tại sắn dây có thể sử dụng để chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch vành, thiếu máu não, kèm theo các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, cổ gáy cứng đơ.
![]() |
Sắn dây cho vị thuốc cát căn chữa nhức đầu, giảm khát |
2. Cháo sắn dây giải nhiệt
- Thành phần: Bột sắn dây 15g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ.
- Cách dùng: Gạo vo sạch, thêm nước vào nấu thành cháo, cháo chín bỏ bột sắn dây vào, bột chín là được, thêm đường, chia ăn trong ngày.
- Công dụng: Trừ nhiệt, giải phiền muộn. Chủ trị cảm mạo phong nhiệt, sốt không có mồ hôi, đau đầu, ù tai, khát nước do nhiệt, cổ họng sưng đau, tiêu chảy do tỳ hư, tăng huyết áp, suy tim, giải độc rượu.
Tác dụng của cháo bột sắn dây trong các y thư cổ:
- "Bản thảo cương mục" cho rằng, bột sắn dây có tác dụng giải khát, lợi đại tiểu tiện, giải rượu, trừ được nóng nhiệt khó chịu trong người, trẻ em lở loét do nhiệt.
- "Thực y tâm kính" cho rằng, cháo bột sắn dây dùng để trị trẻ em bị nôn mửa.
- "Thái bình thánh huệ phương" trị chứng khát nước nóng bức khó chịu trong người, nôn mửa do trúng gió, không ăn được... Bột sắn dây rất thích hợp với các chứng lở loét do nhiệt, cổ họng sưng đau, khát nước khó chịu trong người.
- "Danh y biệt lục" cho rằng, sắn dây trị nhức đầu do trúng gió trúng lạnh, làm cho cơ thể thoải mái dễ chịu ra mồ hôi. Tác dụng trị tiêu chảy, chống khát; giải biểu, tiêu nhiệt của rễ sắn dây được các thầy thuốc rất coi trọng.
Nhiều danh y dùng rễ sắn dây trị chứng tiêu chảy do tì vị hư nhược. Qua nghiên cứu tính chất dược lý, rễ sắn dây không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn giúp tăng lưu lượng máu ở mạch máu não và động mạch vành.
Căn cứ vào ghi chép của sách y học và kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng, cháo rễ sắn dây có hiệu quả trị liệu rất tốt đối với bệnh tăng huyết áp, chứng điếc tai đột phát thời kỳ đầu.
Tuy nhiên, Trương Nguyên Tố đời Kim có nói "Không nên dùng nhiều, sợ hư tổn vị khí". Người bị viêm loét dạ dày sau khi dùng cháo sắn dây có thể bị trướng bụng, khó chịu, nên dùng ít.
![]() |
Cháo bột sắn dây trị phong nhiệt cảm mạo |
3. Một số bài thuốc khác thường dùng
- Chữa đau đầu, sốt nóng, đau mình mẩy: Cát căn (củ sắn dây thái lát, phơi hoặc sấy khô) 10g, địa liền 5g, bạch chỉ 5g. Phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.
- Thuốc giải nhiệt, tiêu khát, tiêu độc: Rau má để tươi rửa sạch 20g, giã nát, thêm nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt rồi hòa 10g bột sắn dây. Thêm đường, uống làm một lần.
- Chữa sốt rét, khát nước, không có mồ hôi: Cát căn 8g, đại táo 5g, ma hoàng 5g, gừng sống 5g, cam thảo 4g, quế chi 4g, bạch thược 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm hai lần, uống trong ngày.
Nguồn: Công dụng của cháo sắn dây
Tin liên quan

CEO Vinamilk chia sẻ về chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông năm 2025
21:50 | 26/04/2025 Doanh nghiệp

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào vài nơi, ngày nắng
05:05 | 27/04/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Hạt quinoa: Siêu thực phẩm vàng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe
11:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Mè đen: Thần dược từ thiên nhiên và cách sử dụng hiệu quả
09:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Mẫu lệ có tác dụng gì?
07:26 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt điều: Bí quyết dinh dưỡng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe
07:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Bài 1: Giới thiệu về đặc điểm và những tác dụng của mai mực
22:59 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Bài 2: 9 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Mai Mực
22:46 | 26/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe của mỗi con người
22:17 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Đào nhân: Chữa nhuận tràng, trị táo bón và một số bệnh khác
22:16 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Yến mạch: Bí quyết sử dụng đa năng cho sức khỏe và làm đẹp
21:00 | 26/04/2025 Khỏe - Đẹp

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực
17:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Cây hoàn ngọc: Cây thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh
15:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ quất hồng bì
13:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc trị bệnh từ quả trám đen
11:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Massage bấm huyệt giảm mỡ bụng: Giải pháp tối ưu cho sức khỏe và vóc dáng
09:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Hướng dẫn cách bấm huyệt lưng chuẩn y khoa: Giải pháp hiệu quả cho đau lưng
07:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng của hạt ý dĩ trong nền y học cổ đại
06:44 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều