Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây chìa vôi
Những cây thuốc quý hỗ trợ phòng, điều trị thiếu máu não |
Công dụng bất ngờ của cây sơn thù du đối với sức khỏe nam giới |
Cây chìa vôi
Cây chìa vôi còn có tên gọi khác là bạch liễm, bạch phấn đằng... Tên khoa học của dược liệu cây chìa vôi là Cissus modeccoides Planch vớ họ khoa học là họ Nho - Vitaceae.
Chi Cissus L. của cây chìa vôi có đặc điểm phân bố ở vùng nhiệt đới, thường gặp ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước thuộc khí hậu nhiệt đới khác. Có 14 loài cây chìa vôi được tìm thấy ở Việt Nam, trong đó có 8 loài chìa vôi được dùng làm thuốc.
Cây chìa vôi được phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và các tỉnh trung du nước ta, tuy nhiên ở vùng núi cao ít gặp cây chìa vôi hơn. Cây chìa vôi thường xen mọc lẫn trong các bụi cây khác, các gò đống mọc xung quanh làng ở vùng đồng bằng, cây còn mọc ở ven các đồi cây bụi, mương гẫу ở vùng trung du và khu vực núi thấp.
Cây chìa vôi thuộc loại dây leo, cây rất ưa sáng và có khả năng chịu được hạn hán do đặc điểm toàn cây mọng nước. Cây chìa vôi được bao phủ bởi lớp phấn trắng. Cây có nhiều rễ củ nằm sâu bên dưới mặt đất. Cây chìa vôi ra hoa kết quả hàng năm và có khả năng tái sinh cây con từ hạt rất tốt, vì vậy có thể gieo trồng cây chìa vôi bằng hạt, bằng củ hoặc bằng các đoạn dây từ phần non trên ngọn của cây chìa vôi. Vào tháng 2 - 3 hàng năm, người dân thường dùng một đoạn dây chìa vôi dài khoảng 30 - 50cm, có 3 - 5 mắt hoặc củ con sau đó vùi xuống đất ẩm, sau đó sẽ mọc thành cây. Cây chìa vôi dùng làm thuốc thường được nhân dân khai thác từ nguồn cây mọc hoang dại, tuy vậy cây chìa vôi hiện nay vẫn được nuôi trồng khá rộng rãi.
Cây chìa vôi thường ra hoa vào tháng 4 – 8 và kết quả vào tháng 5 – 10. Dược liệu chìa vôi có thể được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thu hái chìa vôi là vào mùa thu - đông.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây chìa vôi là tất cả phần lá, thân, rễ củ với nhiều hình thức sơ chế khác nhau:
Đối với dây lá chìa vôi: Sau khi thu hái sẽ đem cắt ngắn, dài khoảng 2 – 3cm, sau đó đem đi rửa sạch và sao nóng rồi phơi khô, khi dùng đem ra tẩm với rượu và sao lại hoặc có thể đem đi ngâm trực tiếp với nước vo gạo;
Đối với phần rễ củ của cây chìa vôi: Sau khi đào phần rễ củ của cây chìa vôi về, chúng ta tiến hành rửa sạch đất cát bên ngoài, sau đó ngâm nước qua đêm để phần rễ củ chìa vôi mềm ra rồi thái mỏng và phơi khô, khi dùng đem rễ ngâm trực tiếp với nước vo gạo.
Dược liệu chìa vôi sau khi đã được sơ chế phơi khô cần được bảo quản ở trong túi kín, để ở những nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ẩm thấp, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào dược liệu và chống mối mọt.
Chìa vôi là dược liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian từ rất lâu đời. Ảnh internet |
Công dụng cây chìa vôi
Theo Y học cổ truyền
Về mặt tính vị, cây chìa vôi có vị đắng nhẹ, hơi the the và chua, tính mát;
Tác dụng bao gồm thanh nhiệt, giải độc, chữa sưng tấy, đau lưng, đau xương khớp, tê mỏi tay chân, đau đầu, ung nhọt, bỏng;
Phần lá chìa vôi có tác dụng tiêu sưng, chữa nhọt độc nên thường sử dụng để chữa ung nhọt, chai chân, lở ngứa;
Phần củ chìa vôi mang lại tác dụng tán huyết ứ, thông kinh, tiêu độc, lợi tiểu, trừ tê thấp.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng cây chìa vôi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cách thông thường nhất là sắc lấy nước uống hoặc dùng cây chìa vôi tươi giã nát đắp ngoài da.
Theo y học hiện đại
Tác dụng cây chìa vôi có được là nhờ vào các hoạt chất bên trong cây, bao gồm:
Phần ngọn và lá bao gồm 91.3% là nước, 5.4% glucid, 1.4% protid và 1.1% chất xơ 1,1%. Ngoài ra còn có 1.5 mg% caroten, 45mg% vitamin C;
Thân cây chìa vôi chứa có chứa hợp chất phenolic, các acid amin, saponin, các acid hữu cơ....
Phần lá và ngọn cây có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Đồng thời, những hoạt chất trong ngọn và lá hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp trong bệnh đau lưng, viêm khớp...
Thân cây chìa vôi có khả năng làm giãn các mạch máu và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, tác dụng cây chìa vôi còn bao gồm chống viêm, giảm đau tự nhiên ở những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp;
Cây chìa vôi chữa bệnh gì? Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng lợi tiểu, chữa được sỏi thận (chỉ những sỏi nhỏ đường kính không quá 0.5 cm);
Một thực nghiệm ở chuột cho thấy, dược liệu cây chìa vôi có thể nâng tỷ lệ sống và kéo dài thời gian cầm cự của chuột đối với nọc độc rắn hổ mang.
Sau khi sơ chế cần bảo quản dược liệu đúng cách để dùng dần. Ảnh internet |
Bài thuốc chữa bệnh có cây chìa vôi
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc uống: Cần chuẩn bị 40g dây chìa vôi, 20g rau dền gai, 20g cây tầm gửi, 20g cỏ xước, 20g lá lốt. Các nguyên liệu cần rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn khoảng 500ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên uống khi thuốc còn ấm và duy trì liên tục trong ít nhất 1 tháng.
Bài thuốc đắp: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chìa vôi và 1 thìa muối hạt. Rửa sạch lớp bột phấn bên ngoài lá để tránh gây kích ứng. Rang nóng lá cùng với muối rồi dùng miếng vải bọc lại và đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức. Mỗi ngày nên áp dụng 2 lần, tránh để nhiệt độ quá nóng.
Bài thuốc chữa bong gân hay chấn thương gây sưng nề, tụ máu
Chuẩn bị: Lá chìa vôi và lá thầu dầu tía với liều lượng tương tự nhau.
Thực hiện: Hai nguyên liệu này đem rửa sạch rồi giã nát. Trộn thêm rượu hoặc giấm rồi đem cho lên chảo sao nóng. Để đến khi có độ ấm vừa phải thì dùng thuốc để bó vào chỗ bị thương. Chú ý thay thuốc mỗi ngày khoảng từ 1 – 2 lần.
Bài thuốc trị đau nhức xương
Chuẩn bị: 20g chìa vôi cùng với khoảng 15g lá lốt.
Thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc chung với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ. Nước rút còn 250ml thì đạt. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng.
Bài thuốc chữa phong thấp
Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 20g dây chìa vôi, 15g cây lá lốt (dùng cả rễ) và 15g dây đau xương. Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sao vàng hạ thổ. Sau đó sắc lấy nước uống tương tự như nước lọc. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc duy nhất.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g cây chìa vôi, 10g bạch chỉ, 10g quế chi, 15g cành dâu. Các vị thuốc rửa sạch cho vào ấm sắc chung với khoảng 1 lít nước trên lửa nhỏ. Khi lượng nước chỉ còn phân nửa thì tắt bếp. Loại bỏ phần bã, chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
Chuẩn bị: 50g dây chìa vôi, 10g xuyên khung, 20g đương quy, 20g cẩu tích, 40g ngưu tất và 1 lít rượu trắng.
Thực hiện: Các nguyên liệu đem cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu trắng lên rồi đậy kín nắp lại. Để nơi thông thoáng sau 1 tuần là có thể đem ra dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ khoảng 20ml.
Trị chai chân, chai mắt cá
Chuẩn bị: Lá chìa vôi và râu tôm sống theo tỷ lệ 3:1.
Thực hiện: Giã các nguyên liệu trên cho nhỏ rồi đắp trực tiếp vào vị trí cần điều trị. Dùng bằng để cố định lại và chú ý thay thuốc mỗi ngày.
Bài thuốc chữa viêm lở da, ung nhọt sưng tấy
Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi, 20g thổ phục linh, 10g bồ công anh, 10g kim ngân hoa.
Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa thật sạch rồi để ráo nước. Lá chìa vôi đem giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương. Các vị thuốc còn lại thì cho vào ấm sắc với nước để uống kèm như nước lọc thường ngày.
Bài thuốc trị rắn cắn
Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi.
Thực hiện: Đem rửa sạch rồi giã với muối sau đó nhai trực tiếp và nuốt dần nước. Phần bã giữ lại để đắp lên vết thương và dùng băng để cố định lại.
Bài thuốc chữa viêm nang lông
Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi tươi, 1 lòng trắng trứng gà.
Thực hiện: Đem rửa sạch dược liệu rồi giã nát sau đó trộn đều với lòng trắng trứng. Đắp một lớp mỏng nhẹ lên vùng da cần điều trị và dùng băng gạc để cố định lại. Mỗi ngày nên thay thuốc 1 lần để tình hình nhanh chóng được cải thiện.
Bài thuốc chữa đau bụng sau sinh
Chuẩn bị: Cần có 1 nắm lá chìa vôi tươi và 1 thìa muối hạt.
Thực hiện: Nguyên liệu đem đi rửa sạch rồi cho lên chảo sao nóng với muối hạt. Cho hỗn hợp thuốc vào miếng vải mỏng gói lại và đắp lên bụng.
Bài thuốc chữa sởi niệu quản
Chuẩn bị: 16g dây chìa vôi, 50g cỏ bợ, 30g kim tiền thảo, 30g rễ dứa dại, 30g cỏ hàn the, 20g ngải cứu. Trường hợp đau nhiều cần thêm 12g chỉ xác, sỏi ở cao thì cần thêm 12g rễ cỏ xước, còn đái ra máu nhiều thì cần thêm 16g cỏ nhọ nồi.
Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho hết vào nồi và sắc chung với khoảng 1 lít nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm, mỗi ngày chỉ 1 thang duy nhất.
Cây chìa vôi có tác dụng đẩy lùi tình trạng đau nhức xương khớp. Ảnh internet |
Lưu ý khi sử dùng dược liệu chìa vôi
Cây chìa vôi mặc dù được dùng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nhưng một số đối tượng sau không nên sử dụng:
Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây thuốc
Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Không nên sử dụng các chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc
Ngoài ra cần lưu ý thêm:
Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng cây chìa vôi
Không sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khi uống. Cần chia thời gian uống thuốc, ví dụ, có thể uống nước sắc chìa vôi trước, sử dụng thuốc tây sau…
Nên kiên trì áp dụng để thấy hiệu quả
Chỉ nên dùng trong trường hợp bị đau nhức xương khớp nhẹ, trường hợp nặng nên chủ động điều trị
Không quá lạm dụng cây chìa vôi
Nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Cây chìa vôi mặc dù có rất nhiều công dụng trị bệnh nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể dùng, đặc biệt nhất là phụ nữ mang thai. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham vấn thầy thuốc hay bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ dược liệu chìa vôi.
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội