Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Y học cổ truyền
Huyệt tam âm giao và vai trò điều trị bệnh trong Y học cổ truyền |
Tử uyển - Dược liệu trị ho hiệu quả trong Y học cổ truyền |
Viêm quanh khớp vai là gì?
Theo Y học cổ truyền
Viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền còn được gọi là chứng kiên tý thống. Do thuộc phạm vi chứng tý với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên tính chất từng thể bệnh viêm quanh khớp vai cũng rất khác nhau. Trong Y học cổ truyền , viêm quanh khớp vai được phân loại thành 3 thể bệnh gồm kiên thống, kiên ngưng và hậu kiên phong với cơ chế sinh bệnh là do phong, hàn, thấp kết hợp gây bế tắc kinh lạc.
Giai đoạn đầu của bệnh, do phong hàn thắng nên bệnh nhân chủ yếu bị đau quanh khớp vai nên được gọi là kiên thống;
Giai đoạn sau do hàn thấp thắng nên bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hạn chế vận động nên được gọi là kiên ngưng;
Khi bệnh kéo dài khiến các tà khí xâm nhập làm bế tắc lưu thông khí huyết, dẫn đến tình trạng cân cơ không nuôi dưỡng và gây ra thể bệnh hậu kiên phong.
Theo y học hiện đại
Viêm quanh khớp vai (tiếng Anh là Periarthritis humeroscapularis) là thuật ngữ được dùng để chỉ các bệnh lý viêm cấu trúc phần mềm quanh khớp vai như gân, túi thanh dịch, bao khớp, trừ các bệnh lý do tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,… Viêm khớp vai hay gặp nhất là từ tổn thương gân cơ trên gai và bó dài gân nhị đầu cánh tay.
Nghiên cứu của Welfling năm 1981 kết luận có 4 thể lâm sàng của viêm khớp xương vai, gồm:
Thể đau khớp vai đơn thuần xuất phát từ các bệnh lý về gân;
Thể đau vai cấp do lắng đọng tinh thể;
Thể giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu, hoặc đứt các gân mũ cơ khiến cơ delta không thể hoạt động;
Thể đông cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp, bao khớp dày dẫn đến giảm khả năng vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay.
Khoảng 2% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm bao khớp vai |
Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai xuất phát từ những tổn thương phần mềm xung quanh khớp vai, gây khó khăn cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm bao dính khớp vai gồm:
Thoái hóa gân ở những người lớn tuổi, thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên;
Tổn thương khớp vai do làm việc nặng, hoặc chấn thương khi chơi thể thao (cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền…) lặp đi lặp lại gây tổn thương các gân cơ quanh khớp vai;
Chấn thương do va đập mạnh, chống tay xuống đất gây áp lực lên vai khi trượt ngã cầu thang hoặc tai nạn giao thông;
Viêm bao hoạt dịch mỏm cùng vai hoặc viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay;
Các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, hô hấp, thần kinh…
Thống kê tại Việt Nam cho thấy, có khoảng 2% dân số mắc bệnh này, chiếm 12,5% tổng số các trường hợp bệnh cơ xương khớp.
Viêm khớp vai thường gặp ở người lớn tuổi, có liên quan đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường… |
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Y học cổ truyền
Thể kiên thống
Nguyên tắc chữa viêm quanh khớp vai thể kiên thống là khu phong, tán hàn, trừ thấp và ôn thông kinh lạc. Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc bao gồm hoàng kỳ 16g, nghệ vàng, thổ phục linh, xích thược và bạch chỉ mỗi vị 12g, trần bì, khương hoạt và phòng phong mỗi vị 8g, sinh khương, cam thảo và quế chi mỗi vị 6g đem sắc uống mỗi ngày một thang.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể chữa viêm quanh khớp vai bằng một số phương pháp không dùng thuốc như sau:
Châm cứu viêm quanh khớp vai: Châm tả tại các huyệt kiên tỉnh, kiên ngung, kiên trinh, thiên tông, trung phủ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ôn châm, điện châm, nhĩ châm, trường châm... nhưng điện châm là phương pháp hỗ trợ giảm đau tốt nhất;
Xoa bóp bấm huyệt bằng các thủ thuật như xát, day, lăn, bóp, vờn, vận động, bấm huyệt tại các huyệt như kiên tỉnh, kiên ngưng, kiên trinh, thiên tông, trung phủ, tý nhu, cự cốt... Lưu ý động tác xoa bóp thể kiên thống cần nhẹ nhàng để tránh làm bệnh nhân đau thêm;
Thuỷ châm: Đây là phương pháp kết hợp y học cổ truyền với Y học hiện đại, có thể áp dụng tại các huyệt như thiên tông, kiên trinh, tý nhu, đại chuỳ...
Thể kiên ngưng
Nguyên tắc chữa viêm quanh khớp vai thể kiên ngưng là trừ thấp, tán hàn, khu phong và thư cân hoạt lạc. Do đó người bệnh có thể sử dụng bài thuốc với các thành phần bao gồm khương hoạt, xuyên sơn giáp và phòng phong mỗi vị 8g, quế chi 6g, xích thược, bạch chỉ và nghệ vàng mỗi vị 12g, sinh khương 6g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trần bì 8g, cam thảo 6g... đem sắc uống ngày 1 thang.
Một số phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y không dùng thuốc:
Châm cứu viêm quanh khớp vai thể Kiên ngưng: Châm bổ các huyệt tương tự thể kiên thống;
Xoa bóp: Liệu pháp này rất có tác dụng với thể Kiên ngưng. Người thực hiện có thể xát, day, lăn, bóp, vờn, bấm huyệt, rung hoặc vận động. Trong đó vận động mở khớp vai là động tác quan trọng nhất. Lưu ý người thực hiện nên tăng dần cường độ và biên độ vận động khớp vai phù hợp với khả năng chịu đựng tối đa của bệnh nhân;
Trong quá trình chữa viêm quanh khớp vai, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ bằng cách tập luyện tích cực và kiên trì để mang lại kết quả tốt nhất.
Thể hậu kiên phong
Nguyên tắc chữa viêm quanh khớp vai thể này là bổ khí huyết và hoạt huyết tiêu ứ. Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc với thục địa 16g, đào nhân, đương quy và hồng hoa mỗi vị 10g, bạch thược 12g, xuyên khung 16g, đẳng sâm 10g, hoàng kỳ 16g... đem sắc uống mỗi ngày một thang. Bệnh nhân có bàn tay phù nề kèm đau nhức nhiều có thể bổ sung thêm khương hoạt 16g và uy linh tiên 12g để tăng công dụng trừ phong thấp, chỉ thống.
Nếu bàn tay bầm tím, lưỡi tím có điểm ứ huyết, bệnh nhân có thể thêm tô mộc 10g, nghệ vàng 8g để gia tăng công dụng hoạt huyết tiêu ứ.
Một số phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y không dùng thuốc:
Châm cứu viêm quanh khớp vai hậu kiên phong: Đây chỉ là biện pháp kết hợp và chỉ nên dùng khi bệnh nhân đau nhiều. Người thực hiện có thể châm bổ vào các huyệt tương tự thể kiên ngưng, có thể thêm huyệt khúc trì, thủ tam lý, ngoại quan hoặc hợp cốc bên đau;
Xoa bóp: Là biện pháp điều trị chủ yếu tương tự thể kiên ngưng và bổ sung thêm xoa bóp bàn tay. Tuy nhiên xoa bóp thể hậu kiên phong chỉ nên thực hiện sau khi bàn tay hết bầm tím và phù nề để tránh các tổn thương thứ phát như teo cơ, cứng khớp;
Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và chủ động tập luyện để phục hồi chức năng cũng như hỗ trợ giảm đau vai, đồng thời cải thiện tình trạng giới hạn tầm vận động khớp.
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên riêng phương pháp châm cứu viêm quanh khớp vai không được áp dụng với các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu, người có sức khỏe yếu, thiếu máu, tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, viêm màng ngoài tim hoặc phụ nữ có thai...
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Y học cổ truyền dc nhiều người lựa chọn |
Phòng ngừa viêm quanh khớp vai
Phòng ngừa viêm quanh khớp vai bằng các phương pháp sau đây:
Chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn là việc nên được ưu tiên hàng đầu để giúp các khớp xương khỏe mạnh;
Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng;
Thận trọng trong những sinh hoạt hàng ngày để tránh chấn thương khớp vai;
Không thay đổi tư thế vai đột ngột, làm nóng và co duỗi vai trước khi vận động;
Dành thời gian nghỉ ngơi sau những công việc sử dụng vai trong thời gian dài, tránh tác động chèn ép vai;
Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung đủ nhu cầu nước và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để góp phần tăng cường sức khỏe toàn thân và gia tăng sức mạnh xương khớp.
Phát hiện sớm các thể viêm khớp vai thông qua triệu chứng được nêu trên để có hướng điều trị kịp thời và đúng cách.
Tin liên quan
Bị đau mỏi cổ nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau tốt hơn?
09:14 | 20/05/2024 Khỏe - Đẹp
Giải thoát khối “mai rùa” trên lưng người đàn ông
17:38 | 27/12/2022 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc nam từ thiên nhiên cho người bị thoái hóa cột sống cổ
11:17 | 22/10/2024 Y học cổ truyền
Ba cây thuốc nam trong vườn nhà giúp chữa bệnh hiệu quả
16:08 | 21/10/2024 Y học cổ truyền
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?
14:16 | 20/10/2024 Y học cổ truyền
Đan sâm – vị thuốc quý điều trị bệnh thiếu máu cơ tim
17:16 | 18/10/2024 Y học cổ truyền
Thảo quyết minh: Vị thuốc cổ truyền với nhiều công dụng
16:00 | 18/10/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc đông y nên có trong gia đình
07:00 | 18/10/2024 Y tế 24h
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức