Huyệt tam âm giao và vai trò điều trị bệnh trong Y học cổ truyền
Công dụng tuyệt vời của hoa đậu biếc với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng |
Chuối hột - "thần dược" chữa sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao |
Vị trí huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao còn được gọi với một số tên khác như là hạ tam lý, huyệt đại âm, huyệt thừa mạng thừa mệnh. Tam âm giao là huyệt đạo thứ 6 trên đường kinh Tỳ. Huyệt là nơi giao của 3 đường kinh âm ở chân đó là Thái âm tỳ, Thiếu âm thận và Quyết âm can.
Huyệt tam âm giao là huyệt tổng vùng bụng dưới. Đây cũng là nơi âm khí hội tụ, vì vậy không bao giờ châm huyệt này khi phụ nữ có thai.
Huyệt tam âm giao nằm ở vết lõm bờ sau của xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ điểm cao nhất của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn, tương đương với khoảng 6,5cm đối với người lớn, với trẻ nhỏ khoảng 5,5cm.
Huyệt tam âm giao nằm tại vị trí chỗ lõm bờ xương chày phía trên mắt cá chân. Ảnh internet |
Tác dụng huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao là một huyệt đạo quan trọng trong Y học cổ truyền, nó có nhiều tác dụng khác nhau:
Công năng dưỡng âm
Chính bởi vị trí là điểm giao của 3 đường kinh âm Can - Tỳ - Thận nên huyệt có tác động trực tiếp vào cả 3 cơ quan này. Huyệt có tác dụng trợ vận hóa, điều huyết và thông khí trệ. Hơn nữa, huyệt còn giúp hạ tiết, điều hòa chức năng của bàng quang. Do đó, người mắc các bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục thì nên áp dụng day ấn hoặc châm cứu huyệt này.
Ngoài ra, sự kết hợp huyệt túc tam lý và huyệt tam âm giao còn giúp trị chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Bởi chứng bệnh này có gốc là âm huyết, gây hao tổn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khi phối hợp bấm hai huyệt này sẽ giúp khí huyết lưu thông, ăn ngon ngủ kỹ hơn.
Điều hòa thần kinh
Theo y học cổ truyền, mỗi dạng cảm xúc âm tính đều sẽ gây nên tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể. Do đó, bất kỳ một cảm xúc âm tính nào kéo dài đều sẽ ảnh hưởng tới Can khí - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
Trong khi đó, huyệt tam âm giao lại có công dụng sơ tiết Can khí và ngăn ngừa những trạng thái tâm lý này. Vì thế, những người đang căng thẳng tâm lý, không kiểm soát được cảm xúc thì khi tác động vào huyệt sẽ giúp bình ổn tinh thần, giải tỏa ức khí của cơ thể.
Giải độc và tăng cường chuyển hóa
Huyệt tam âm giao còn được sử dụng phổ biến trong dưỡng sinh để thanh lọc, thúc đẩy khí huyết lưu thông và tăng cường hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Đặc biệt, với người rối loạn tạng phủ thì có thể tác động vào huyệt này để cải thiện tình trạng.
Điều hòa huyết áp
Nếu huyết áp tăng hoặc giảm mạnh, bấm huyệt này sẽ giúp cân bằng huyết áp và cải thiện tình trạng kịp thời. Nên bấm huyệt vào khung thời gian từ 11 - 13 giờ mỗi ngày trong khoảng 15 phút vì đây là thời điểm mà tim hoạt động mạnh nhất. Duy trì thực hiện đều đặn trong khoảng 2 - 3 tháng sẽ giúp huyết áp của bạn được ổn định hơn và giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Huyệt tam âm giao có khả năng điều hòa thần kinh, cân bằng cảm xúc và nâng cao sức khỏe não bộ. Ảnh internet |
Các phương pháp tác động vào huyệt tam âm giao
Cách bấm huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao là một huyệt đạo quan trọng trong cơ thể cho nên nó được ứng dụng khá rộng rãi trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn việc điều trị mang lại hiệu quả cũng như phát huy được hết tác dụng vốn có cần tác động vào huyệt một cách chính xác:
Khi tự day bấm huyệt tam âm giao, tốt nhất là người bệnh nên ngồi dưới đất hoặc ngồi trên ghế, sao cho khi hai cánh tay gập nhẹ vừa đủ ôm lấy cổ chân. Dùng một tay giữ cổ chân, một tay tác động lên huyệt này với một lực vừa đủ, không quá mạnh để tránh làm bầm tím, nhưng cũng không quá nhẹ đến mức không tác động được đến huyệt đạo.
Dùng tay bấm huyệt tam âm giao theo chiều kim đồng hồ liên tục trong 5 – 7 phút. Trong quá trình day bấm nếu bạn cảm thấy mỏi tay có thể dừng lại để nghỉ nhưng không nhấc ngón tay khỏi vị trí huyệt đạo mà vẫn giữ tư thế như vậy.
Cách châm cứu huyệt tam âm giao
Cách châm huyệt tam âm giao đó là:
Châm thẳng, châm sâu từ 1- 1,5 thốn. Có thể châm xuyên từ huyệt tam âm giao sang huyệt tuyệt cốt. Khi trị bệnh ở chân sẽ châm hướng mũi kim từ phía trước ra phía sau. Khi điều trị bệnh toàn thân thì châm mũi kim hướng từ dưới lên trên.
Cứu 5-7 tráng.
Ôn cứu 10-20 phút.
Kiết già
Đây thực chất là một tư thế ngồi thiền quen thuộc. Trong tư thế này, cơ thể sẽ tạo áp lực lên chân ép đúng vào vị trí của huyệt, giúp huyệt luôn trong trạng thái bị kích thích. Từ đó giúp điều hòa, lưu thông máu, cải thiện các vấn đề về thần kinh và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Bấm huyệt tam âm giao là phương pháp tác động hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Ảnh internet |
Lưu ý khi sử dụng huyệt tam âm giao
Một số lưu ý khi tác động vào huyệt:
Cần xác định chính xác vị trí của huyệt trước khi thực hiện.
Không tác động vào huyệt đối với phụ nữ mang thai vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử sảy thai hoặc sinh non.
Kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả cao.
Không nên lạm dụng việc tác động vào huyệt mà cần kết hợp thêm với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường thì cần ngừng áp dụng và báo ngay với bác sĩ/thầy thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
Huyệt tam âm giao là một huyệt đạo quan trọng, thường được sử dụng trong việc châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh của Y học cổ truyền. Khi thực hiện châm cứu, việc xác định huyệt đạo rất quan trọng. Do đó, người bệnh nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ thực hiện chuyên môn khi có bác sĩ, lương y hỗ trợ.
Tin liên quan
Phát triển tiềm năng dược liệu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
11:18 | 25/10/2024 Tin tức
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thiên An: Tận tâm phụng sự cộng đồng
14:08 | 02/07/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu
07:00 | 21/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội