Đông y điều trị tiểu đường dựa trên cơ sở "tam tiêu"

Đông y điều trị tiểu đường dựa trên cơ sở "tam tiêu"- thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu đại diện cho 3 phần cơ thể. Phần trên gồm tâm, phế. Phần giữa gồm tỳ, vị. Phần dưới gồm can, thận, tiểu trường, đại trường, bàng quang.
3 bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Thiên hoa phấn

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một loại bệnh lý mà cơ thể không thể điều chỉnh đường huyết một cách hiệu quả. Điều này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách đúng cách.

Insulin là một hormone được tạo ra bởi tuyến tụy và có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Khi bạn ăn thức ăn chứa carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển đổi chúng thành đường trong máu. Insulin giúp đưa đường từ máu vào các tế bào trong cơ thể, nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng hoặc được lưu trữ.

Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, đường trong máu sẽ tăng lên, gây ra hiện tượng gọi là tình trạng đường huyết cao (hyperglycemia). Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, hyperglycemia kéo dài có thể gây hại cho các cơ quan và mô trong cơ thể, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh “tiểu đường”, nhưng đối chiếu với các chứng trạng biểu hiện trên lâm sàng căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”, một chứng bệnh đã được nói đến rất sớm trong các y thư cổ như Hoàng đế nội kinh, Linh khu, Thiên kim yếu phương... Biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh này được người xưa gọi là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân nhanh.

Về trị liệu, cổ nhân thường lấy biện chứng “tam tiêu” làm cơ sở, nghĩa là phân chia thành 3 thể: Thượng tiêu (phần trên cơ thể, gồm tâm và phế), Trung tiêu (phần giữa cơ thể, gồm tỳ và vị) và Hạ tiêu (phần dưới của cơ thể, gồm can, thận, tiểu trường, đại trường và bàng quang). Nhưng hiện nay loại này thường chỉ tương ứng với tiểu đường típ I với đặc điểm lâm sàng khởi phát đột ngột, thường gặp ở người dưới 40 tuổi và trẻ em.

Còn tiểu đường típ II đa số gặp ở người trên 40 tuổi, có đặc điểm tiến triển âm thầm không bộc lộ rõ các triệu chứng lâm sàng, trên 70% các trường hợp phát hiện là nhờ xét nghiệm máu trong các kỳ khám sức khoẻ định kỳ, bệnh nhân đến với thầy thuốc chủ yếu vì các biến chứng về tim mạch, thần kinh, mắt và nhiễm khuẩn do tiểu dường gây ra. Bởi vậy, phương thức phân loại và biện chứng theo 'tam tiêu' truyền thống tỏ ra chưa hoàn toàn thích hợp với thực tiễn lâm sàng hiện đại.

Theo TTND. BS Trần Văn Bản - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Đông y điều trị tiểu đường dựa trên cơ sở "tam tiêu"- thượng tiêu, trung tiêuhạ tiêu đại diện cho 3 phần cơ thể. Phần trên gồm tâm, phế. Phần giữa gồm tỳ, vị. Phần dưới gồm can, thận, tiểu trường, đại trường, bàng quang. Trên cơ sở đó, BS Trần Văn Bản đưa ra một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Tiểu đường thiên về thượng tiêu

Biểu hiện: Tân dịch hao tổn, kèm theo các triệu chứng: Khát, uống nhiều, miệng khô, lưỡi ráo, tiểu tiện nhiều lần. Mạch sác.

Phương pháp điều trị: Dưỡng âm nhuận phế

Bài thuốc- Thiên hoa phấn thang: Thiên hoa phấn 36g, sinh địa 24g, mạch môn 24g, cam thảo 8g, ngũ vị tử 8g, đạo mễ 16g.

Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi, các vị trên (trừ đạo mễ) sắc với 1500ml nước. còn 600ml, cho đạo mễ vào đun vừa chín, lọc bỏ bã. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

Tiểu đường thiên về trung tiêu

Biểu hiện: Trường vị hỏa uất táo thực, kèm theo các triệu chứng : Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gày sút nhanh

Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

Bài thuốc-Tăng dịch thang: Huyền sâm 32g, sinh địa 32g, mạch môn 32g, thiên hoa phấn 32g, hoàng liên 10g.

Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi, các vị trên sắc với 1800ml nước, lọc bỏ bã , lấy 300ml. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

Tiểu đường thiên về hạ tiêu

Biểu hiện: Thận âm bất túc, hoặc quá hư nên có các triệu chứng chính: tiểu nhiều, cả số lượng nước tiểu và số lần, mệt mỏi, đau lưng, mỏi khớp.

Phương pháp điều trị: Bổ thận sinh tân

Bài thuốc - Lục vị đại hoàng thang gia thạch hộc thiên hoa phấn: Sơn thù 16g, đan bì 12g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, thục địa 32g, thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 12g, bạch linh 12g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1800ml nước, lọc bỏ bã , lấy 400ml. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

Minh Thùy (t/h)
suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế

Danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024.
Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Lá xương sông là một loại rau gia vị quen thuộc. Bên cạnh đó, lá xương sông còn có tác dụng chữa bệnh như cảm sốt, ho, viêm họng...
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm và mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm và mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Cùng chuyên mục

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.

Các tin khác

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến.
Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công dụng tuyệt vời đối với chứng bệnh rối loạn thần kinh tim.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động