Dùng chiêu thức quảng cáo thổi phồng tác dụng đánh lừa người tiêu dùng
Cứ mở máy là thấy quảng cáo thực phẩm chức năng. Đây là tình trạng nhiều người gặp phải khi mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ cho các sản phẩm này tiếp cận khách hàng. Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện nay được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội vì dễ mua bán giao dịch và thoát được sự kiểm soát của lực lượng chức năng.
Nguồn : https://shopee.vn/ |
Rất nhiều người đã bày tỏ sự khó chịu, bực bội khi cứ cầm điện thoại hoặc mở tivi lên là các sản phẩm này xuất hiện với hình ảnh MC, diễn viên, ca sĩ và lời kiểm chứng của lương y, bác sĩ. Kèm theo đó là những lời quảng cáo “mật ngọt chết ruồi” như: chữa dứt điểm, cam kết không khỏi không lấy tiền, chỉ sau vài ngày đã giảm bệnh… Quảng cáo không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Quảng cáo truyền thông trên không gian mạng chưa đủ, các thực phẩm chức năng này tiếp tục “luồn lách” vào từng ngõ ngách thôn quê, làm “u mê” và “móc túi” người cao tuổi.
Từ thực phẩm bổ sung đến “thần dược” trị bệnh Gout?
Sản phẩm Hoa Nhất, vốn chỉ là thực phẩm bổ sung, bất ngờ được quảng cáo như một loại thuốc đặc trị gout, khiến không ít người bệnh lầm tưởng về hiệu quả thần kỳ của sản phẩm. Cụ thể, một sản phẩm sữa hạt khác có tên "Sữa hạt đặc trị gout Hoa Nhất" được sản xuất tại Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Otis Việt Nam, với địa chỉ đặt tại số 28, đường Bến Trung, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Giống như một số sản phẩm, Hoa Nhất được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội và các trang web với những lời quảng cáo như “thuốc đặc trị gout số 1 Việt Nam”; “tiêu diệt gout tận gốc” và cam kết “khỏi hoàn toàn bệnh gout” chỉ với một ly mỗi ngày. Những từ khóa như “đặc trị”, “số 1” và “khỏi bệnh 100%” liên tục được lặp đi lặp lại trong quảng cáo.
Nhận thấy, chiến lược của Hoa Nhất là sử dụng hình ảnh của những nghệ sĩ nổi tiếng để quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội (MXH), tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng. Đặc biệt, các video quảng cáo còn lồng ghép hình ảnh bác sĩ và dược sĩ trong trang phục chuyên môn, nhằm tăng tính thuyết phục và chuyên nghiệp cho sản phẩm như: “Sữa hạt trị gout Hoa Nhất, chỉ một ly vào buổi tối giúp chấm dứt gout, xóa sổ Topic, khắc phục rối loạn chuyển hóa, tan lắng đọng urat, đào thải axit dư thừa, hết đau nhức và trị dứt điểm gout, không lo tái phát. Đây là giải pháp hiệu quả số một hiện nay”. Những lời quảng cáo như vậy không chỉ khiến người xem bị cuốn hút mà còn tạo cảm giác tin tưởng vào sản phẩm như một phương pháp điều trị gout nhanh chóng và toàn diện. Đồng thời có một số nghệ sĩ còn kêu gọi những người bị gout hãy dùng sản phẩm và giới thiệu những chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Sự nhiệt tình của nghệ sĩ này trong lời quảng cáo này khiến nhiều người bệnh dễ dàng đặt kỳ vọng vào công dụng kỳ diệu mà sản phẩm được cho là mang lại, mà không mảy may nghi ngờ về tính xác thực.
Trên trang website https://www.chuagouthoanhat.website/chinhhang, sữa hạt Hoa Nhất được mô tả có khả năng “tiêu diệt gout tận gốc, đánh bay tinh thể urat, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và đảm bảo khỏi 100% gout cấp, mãn tính và di truyền”. Những lời hứa hẹn như "ngăn ngừa biến chứng ung thư hoặc tàn phế" càng làm tăng nỗi lo lắng của người tiêu dùng và thôi thúc họ mua sản phẩm. Đáng chú ý, các quảng cáo này không đính kèm bất kỳ nghiên cứu hay thử nghiệm lâm sàng nào để chứng minh hiệu quả..
Bài quảng cáo của sản phẩm Hoa Nhất trên trang website https://www.chuagouthoanhat.website/chinhhang. |
Qua tìm hiểu, chúng tôi còn biết nhân viên tư vấn của công ty còn khẳng định chỉ cần dùng 1 ly mỗi ngày, với 2 muỗng pha 200ml nước ấm, người bệnh sẽ thấy kết quả rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn, và còn khẳng định trong quá trình sử dụng, đội ngũ “chuyên gia” sẽ gọi điện đồng hành và hướng dẫn bệnh nhân. Tự tin cho rằng chỉ cần một liệu trình là 3 hộp (mua 2 tặng 1) với giá 3,5 triệu đồng, uống trong vòng 2 tháng là có thể chữa khỏi hoàn toàn gout và không phải kiêng gì ngoài lòng lợn và thịt chó.
Theo bản tự công bố ngày 22/7/2024, sản phẩm Hoa Nhất thực chất chỉ là thực phẩm bổ sung chứ không phải là thuốc đặc trị như quảng cáo. |
Theo bản tự công bố ngày 22/7/2024, sản phẩm Hoa Nhất cũng do Công ty Cổ phần Thương mại Quốc tế Otis Việt Nam phân phối, có địa chỉ đăng ký tại tầng 4, số 7A Lê Đức Thọ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và người đại diện pháp luật là ông Hoàng Mạnh Hùng.
Điều đáng nói, theo nội dung công bố này, sản phẩm Hoa Nhất chỉ đăng ký là thực phẩm bổ sung, hoàn toàn không phải là thuốc đặc trị như quảng cáo rầm rộ trên MXH. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cố tình tự gán nhãn "sữa đặc trị" nhằm gia tăng sức hút, lừa dối không ít khách hàng, đặc biệt là những người mắc bệnh gout với mong muốn tìm cách điều trị hiệu quả.
Thêm vào đó, khi phóng viên đến trụ sở công ty tại số 7A Lê Đức Thọ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy để xác minh, bảo vệ tòa nhà cho biết không có công ty nào tên như trên tại đây, khiến thông tin càng trở nên mập mờ.
Bảo vệ tòa nhà cho biết không có công ty nào tên Cty Cổ phần Thương mại Quốc tế Otis Việt Nam ở đây. |
Những chiêu trò quảng cáo và tuyên bố vô căn cứ này không chỉ làm mất niềm tin của người tiêu dùng mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Thực tế "sữa" Hoa Nhất liệu có đặc trị gout?
Gout là một dạng viêm khớp đặc thù do sự tích tụ axit uric trong máu, khiến các tinh thể urat hình thành trong khớp, gây ra những cơn đau nhức dai dẳng. Việc điều trị gout không đơn giản chỉ là sử dụng thuốc, nó đòi hỏi một kế hoạch dài hạn bao gồm kiểm soát chế độ ăn uống, điều chỉnh lối sống và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn y tế.
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, làm tăng axit uric trong máu và gây ra tình trạng viêm khớp đau đớn. Điều trị gout là một quá trình kéo dài, không thể nhanh chóng khỏi trong vài tuần như các quảng cáo về ‘sữa đặc trị gout’ thường hứa hẹn. Người bệnh cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa tái phát".
Hiện nay, gần như không có sản phẩm nào mà điều trị dứt điểm bệnh gout chỉ trong vòng 2 tháng, những lời quảng cáo về sản phẩm hứa hẹn chữa khỏi bệnh gout trong thời gian ngắn như vậy thực sự cần thận trọng xem xét vì có thể gây hiểu lầm và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Theo các bác sĩ, hiên nay gần như không có sản phẩm nào mà điều trị dứt điểm bệnh gout trong vòng 2 tháng. |
Trong khi đó, các tư vấn viên của Hoa Nhất lại không ngần ngại đưa ra những khuyến nghị thiếu cơ sở, như khuyên bệnh nhân gout chỉ cần kiêng lòng lợn và thịt chó, bỏ qua những thực phẩm khác.
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, chế độ ăn uống đối với người bị gout phải được kiểm soát chặt chẽ và khoa học. Người bệnh gout cần giảm lượng đạm, nhất là hạn chế rượu bia, đồng thời tránh thịt đỏ, tôm, cá – giới hạn dưới 100g cho người dưới 50kg và không quá 150g cho người trên 60kg. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên ăn những thực phẩm ít purin như thịt lợn nạc, lườn gà, trứng, sữa ít béo, với protein chỉ chiếm khoảng 10% khẩu phần. Tăng cường các loại rau quả giúp đào thải axit uric như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam cũng rất có ích. Đối với chất béo, nên ưu tiên dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng và hạn chế dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, đồ chiên rán và mỡ động vật.
Những thực phẩm giàu carbohydrate an toàn với gout như cơm, mì, khoai, bánh mì, ngũ cốc, có tác dụng giảm và hòa tan axit uric, rất thích hợp để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
Chế độ ăn uống đối với người bị gout phải được kiểm soát chặt chẽ, khoa học và nên có lối sống lành mạnh. |
Ngoài ra, bác sĩ còn khuyên người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 40ml/kg cân nặng) để hỗ trợ quá trình đào thải axit uric qua đường tiểu, kèm theo 500-1000mg vitamin C để tăng cường sức khỏe. Cách chế biến món ăn cũng cần lưu ý, nên ưu tiên các món hấp, luộc thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi nồng độ acid uric trong máu. Nếu có triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh gout, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc.
Stress và áp lực có thể làm tăng sản sinh cortisol, một loại hormone có liên quan đến việc tăng nồng độ acid uric trong máu. Do đó, nên tìm những cách thư giãn và giải tỏa stress như nghe nhạc, thiền, yoga, đọc sách...
Các chuyên gia, bác sỹ cũng cảnh báo, việc sử dụng các sản phẩm quảng cáo là "đặc trị gout" mà không có sự chứng minh khoa học có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm như nhiễm độc gan, tăng huyết áp, tiểu đường, và đặc biệt dẫn đến tình trạng suy thận hoặc dị ứng nghiêm trọng.
Gần Tết, khi nhu cầu sức khỏe càng tăng cao, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc lại tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội, với những lời quảng cáo hoa mỹ và hứa hẹn khó tin. Người tiêu dùng cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong việc lựa chọn sản phẩm, tránh rơi vào cạm bẫy của những chiêu trò marketing thiếu minh bạch. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, vì vậy, hãy luôn bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến chuyên gia và chỉ mua sắm từ những nguồn đáng tin cậy.
Theo Cục An toàn thực phẩm, luật pháp quy định, các đơn vị chỉ được quảng cáo thực phẩm chức năng những nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép. Thế nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo, quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, sai lệch thông tin. Thậm chí cắt ghép hình ảnh, logo của các cơ quan báo chí chính thống… để quảng cáo sản phẩm.
Đã có nhiều trường hợp gánh hậu quả, biến chứng, thậm chi tử vong, thương tật vĩnh viễn do dùng thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng. Nhằm tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, thiệt hại kinh tế, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm tại các trang website, tiktok để mua và sử dụng.
Cùng chuyên mục
Hà Nội: Tăng cường xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu
12:51 | 16/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Các tin khác
Công an TP.HCM thu giữ gần 10 tấn Xyanua sau gần 2 tháng tổng kiểm tra
20:49 | 13/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Tước giấy phép hoạt động 2 phòng khám 'vẽ bệnh, moi tiền' tại TP.HCM
20:49 | 13/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Quảng Nam: Người đàn ông bị hỏng một mắt, vẫn được cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe lái xe ô tô
18:54 | 13/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Đắk Lắk: Khởi tố 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh
08:14 | 13/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Công an Hà Nội (PC07) kết luận hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
20:43 | 07/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Phát hiện hai chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus
22:23 | 05/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Cục Quản lý thị trường Phú Yên kiểm tra cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả nhãn hiệu
19:31 | 01/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Cục QLTT Phú Yên tổ chức kiểm tra các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên môi trường thương mại điện tử
19:21 | 01/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Sở Y tế Hà Nội công bố xử phạt 10 cơ sở vi phạm hành chính
16:27 | 01/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông: Trong tháng 10/2024 xử lý 97 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 201 triệu đồng
11:41 | 01/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
4 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội