Mới nhất Đọc nhiều

Hoàng đằng - dược liệu quý điều trị kiết lỵ, tiêu chảy

Hoàng đằng là dược liệu quý trong Y học cổ truyền có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, dược liệu hoàng đằng đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da…
Đẳng sâm - nhân sâm cho mọi nhà, dược liệu tuyệt vời chữa tỳ, phế Đẳng sâm - nhân sâm cho mọi nhà, dược liệu tuyệt vời chữa tỳ, phế
Cây bình vôi - dược liệu tốt điều trị hiệu quả mất ngủ Cây bình vôi - dược liệu tốt điều trị hiệu quả mất ngủ

Hoàng đằng

Hoàng đằng còn có các tên gọi khác như: dây vàng giang, vàng đắng, nam hoàng nhuộm, hoàng liên nam, khau khem (Tày), tốt choọc, trơng (Kdong), co lạc khem (Thái), viằng tằng (Dao). Hoàng đằng có tên khoa học Fibraurea tinctoria Lour thuộc họ Menispermaceae (Tiết dê).

Hoàng đằng là loại cây dây leo to với phần thân già và rễ màu vàng. Phần thân cứng và có hình trụ, đường kính ở vào khoảng từ 5 – 10cm.

Lá cây mọc so le nhau dài khoảng từ 9 – 20cm, chiều rộng ở khoảng 4 – 10cm, cứng và nhẵn. Phiến lá có hình bầu dục với phần đầu nhọn và phần gốc là tròn hoặc cắt ngang. Mỗi lá sẽ có 3 gân chính rõ, phần cuống dài, hơi gần ở trong phiến, hai đầu thường phình lên.

Hoa cây hoàng đằng có màu vàng lục, mọc thành từng chùm dài từ 30-40 cm. Quả hoàng đằng có hình trái xoan, khi chín có màu vàng. Phần thân già và rễ của cây được sử dụng để làm vị thuốc.

Cây hoàng đằng thường mọc ở những vùng đất ẩm như gần thác nước, khe nước, ven các bờ suối,… Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, ngoài ra còn có khả năng tái sinh chồi từ gốc trái sau khi đốn hạ.

Cây hoàng đằng có nguồn gốc ở các quốc gia Đông Dương và Malaysia. Cây phát triển tốt ở những vùng có đất ẩm ướt. Riêng tại Việt Nam, loại thực vậy này được tìm thấy tương đối nhiều ở Nghệ An, các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc. Hoàng đằng đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1996, do đó cần được chú ý bảo vệ và khai thác hợp lý.

Hoàng đằng thường được thu hoạch vào mùa thu, ở khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm. Phần thân già và rễ sau khi lấy về sẽ đem cạo sạch lớp bẩn bao phủ phía bên ngoài vỏ. Sau đó tiến hành chặt thành từng đoạn rồi đem đi phơi hoặc sấy khô và bảo quản dùng dần.

Hoàng đằng
Cây hoàng đằng có chứa các thành phần hóa học khá đa dạng/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng của hoàng đằng

Theo Y học cổ truyền hay Y học hiện đại thì thảo dược này vẫn luôn được đánh giá rất cao về hiệu quả tuyệt vời mà nó có thể mang lại.

Theo Y học cổ truyền:

Theo Y học cổ truyền hoàng đằng có tính hàn, vị đắng, quy kinh Tâm, Can. Công dụng của loại dược liệu này là thông tiện, giải độc, sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt.

Chủ trị nóng trong người, các bệnh lý về gan, viêm tai, lở ngứa ngoài da, sốt rét, tiêu chảy, viêm sưng ruột, đau mắt, dùng làm thuốc bổ…

Theo Y học hiện đại:

Đa phần tác dụng dược lý của dược liệu hoàng đằng đều có được do hàm lượng hoạt chất berberin dồi dào trong nó (berberin là hoạt chất có hoạt tính kháng sinh chống viêm, berberin được dùng nhiều để điều trị các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, lỵ, viêm gan vàng da, đau mắt do viêm kết mạc, một số bệnh ngoài da như nước ăn chân, ngứa do nấm...) Bao gồm:

Hoạt chất berberine có trong cây hoàng đằng có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm, tăng tính đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa mạch máu.

Ngoài ra, năm 2004 các nhà khoa học còn tìm ra hoạt chất berberin có trong dược liệu còn có tác dụng làm giảm chất béo triglycerid tích trữ trong gan và hàm lượng cholesterol trong máu.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy ngoài tác dụng đối với mạch máu, hoạt chất berberine còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp tăng khả năng giãn nở, co bóp và hỗ trợ duy trì hoạt động hệ thần kinh giao cảm ở tim.

Berberin trong dược liệu còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn và tiêu chảy.

Hiện nay, dược liệu hoàng đằng đã được ứng dụng trong sản xuất gia công thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch.

Chất Palmatin có tác dụng ức chế vi khuẩn đường ruột nhưng tác dụng yếu hơn các loại thuốc kháng sinh thông thường hiện nay.

Ngoài ra, thành phần Palmatin trong dược liệu hoàng đằng có đặc tính kháng nấm, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ.

Tác dụng giúp hạ huyết áp đối với những người bị huyết áp cao, đặc biệt là ở những người cao tuổi, đồng thời giúp điều hòa các cơ quan tim mạch, chống rối loạn nhịp tim.

Hoàng đằng
Thành phần palmatin có trong Hoàng đằng mang lại nhiều tác dụng/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc dân gian sử dụng hoàng đằng để điều trị bệnh

Trị viêm ruột kiết lỵ:

14g hoàng đằng, 20g lá mô, 20g cỏ sữa lá lớn.

Thực hiện: Cho toàn bộ 3 loại trên vào ấm, sắc chung với 1 bát nước, đun trong 20 phút. Uống khi thuốc còn ấm với liều lượng 1 thang/ngày.

Trị đau mắt đỏ có màng:

4g hoàng đằng, 2g phèn chua.

Đem nguyên liệu đã chuẩn bị tán nhỏ cho mịn, sau đó chưng cách thủy với nước. Gạn lấy nước trong, nhỏ mắt mỗi ngày 2 lần.

Trị viêm tai có mủ:

20g hoàng đằng và 10g phù phỉ

Đem nguyên liệu đã chuẩn bị tán mịn thành bột, trộn hỗn hợp đều. Lấy bột thuốc bôi vào trong tai từ 2-3 lần 1 ngày.

Điều trị viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm gan virus, viêm tai trong:

10g hoàng đằng, 10g mộc thông, 10g huyết dụ

Cho nguyên liệu trên vào sắc cùng với 1 lít nước, cạn đến khi còn 300 ml. chia thành 3 lần uống.

Điều trị vàng da do bệnh gan:

25g hoàng đằng, 25g cây xạ vàng

Đem nguyên liệu đã chuẩn bị sắc lấy nước uống hàng ngày. Liều lượng 1 thang/ngày.

Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy:

Sử dụng rễ hoàng đằng. Rễ hoàng đằng phơi khô, đem tán mịn thành bột. Hàng ngày lấy 10g bột pha chung với nước ấm để uống.

Trị nổi mụn nhiều do nóng trong ở trẻ em:

Lấy thân và rễ hoàng đằng nấu lấy nước tắm cho trẻ từ 1 – 2 lần/ngày. Duy trì tắm như vậy đều đặn đến khi hết nổi mụn.

Chữa viêm lở, chảy nước ở kẽ chân:

15g hoàng đằng,10g kha tử.

Đem 2 nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã nhỏ, cho vào ấm để sắc đến khi thành nước đặc. Dùng nước này để ngâm chân 1-2 lần 1 ngày.

Điều trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, tiểu ra máu:

10g hoàng đằng, 10g mộc thông, 10g huyết dụ.

Đem nguyên liệu sắc với nước đun lấy nước uống.

Hoàng đằng
Hoàng đằng còn được gọi là cây vàng giang, nam hoàng liên/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Những lưu ý khi sử dụng hoàng đằng

Mặc dù Hoàng đằng có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả nhưng khi sử dụng không đúng trường hợp sẽ rất dễ phát sinh rủi ro. Người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

Tuyệt đối không dùng dược liệu này cho những người mắc các bệnh có tính hàn (tay chân lạnh, rét, lạnh run, gặp lạnh đau tăng…).

Cẩn trọng khi dùng dược liệu chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc. Thực hiện bài thuốc này ở nhà sẽ không đảm bảo vô khuẩn và rất dễ gây ra tình trạng bội nhiễm.

Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Dị ứng với các thành phần của vị thuốc.

Hoàng đằng là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Hoàng đằng mua ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều nơi bán hoàng đằng nhưng hoàng đằng mua ở đâu chất lượng? Bạn có thể tham khảo một số nơi như sau:

Nhà thuốc Đông y: Hoàng đằng là vị thuốc Đông y phổ biến, vậy nên bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc Đông y nào để mua hoàng đằng chất lượng nhất.

Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có chứng nhận: Có khá nhiều công ty dược, thực phẩm chức năng cũng phân phối hoàng đằng và một số chế phẩm từ hoàng đằng. Bạn nên chọn mua những thương hiệu công ty có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc để không mua phải hàng giả.

Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc: Hoàng đằng luôn nằm trong danh sách những dược liệu Y học cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là lý do bạn có thể tìm mua được hoàng đằng ở Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.

Bệnh viện Y học cổ truyền: Nếu bạn không thuận tiện để ghé đến những địa chỉ trên, bạn có thể tìm đến Bệnh viện Y học cổ truyền để mua được hoàng đằng chất lượng cao với giá cả vô cùng phải chăng.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Cùng chuyên mục

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Trong đông y có một loài cây có tên gọi rất đặc biệt là cây cháy nhà, nhưng không phải loài cây này là nguyên nhân gây ra những vụ cháy, mà đây là một vị dược liệu quý với những bài thuốc điều trị bệnh rất hay.
18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.

Các tin khác

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.
Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Khí theo quan niệm của Y học cổ truyền đó là một loại vật chất tinh vi, cùng với huyết cấu thành hoạt động sinh mạng của con người. Cách thức hình thành, bộ vị tồn tại, công năng tác dụng và tên gọi của khí cũng không giống nhau. Khí tiên thiên (quan trọng...
Xem thêm
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Phiên bản di động