Huyết Lình: Linh dược đặc biệt Việt Nam
![]() |
Người dân tộc thiểu số, họ thường ít bệnh tật và có bệnh cũng dễ lành. Phụ nữ thì sinh nở nhiều, sinh xong đi làm nương ngay, nhưng lại không bị các chứng hậu sản, về già da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh. Đàn ông dù lao động cực nhọc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng cơ thể tráng kiện, sáng mắt, thính tai, da đỏ, mạnh gân cốt, đặc biệt khả năng sinh lý mạnh mẽ kể cả khi đã 60 – 70 tuổi. Họ vẫn khát khao đi tìm bạn tình đều đặn ở những phiên chợ vùng cao. Có được sức khỏe như vậy bởi họ có lối sống thuận và thích ứng với thiên nhiên - khi đau ốm ít dùng thuốc, nương tựa chủ yếu vào “cơ chế tự điều chỉnh, tự hoàn thiện của cơ thể". Có dùng thuốc thì đều có nguồn gốc sinh dược, đặc biệt người thiểu số phía bắc hàng nghìn đời nay tin dùng Huyết Lình.
Đồng bào Dao, H’Mông, Tày sống quanh các vùng núi Fansipan, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La… luôn truyền nhau giữ gìn “Linh dược Huyết Lình". Theo nhiều lương y xưa từng chăm sóc sức khỏe cho một số gia đình quyền quý ở Hà Nội thì giá trị bảo dưỡng sức khỏe và sinh mạng của Huyết Lình còn hơn cao Hổ cốt và sừng Tê giác...
![]() |
Nhà báo Nguyễn Thái Hà - Nhà nghiên cứu Y học Phương Đông. |
Huyết Lình còn gọi là Lục Lình, Lình tên tiếng Thổ (người Mường) là con Khỉ, Lục là nhau thai. Huyết Lình là máu của nhau thai Khỉ cái sau khi đẻ và được thu hoạch để làm thuốc.
Vào khoảng tháng 5 - 6 âm lịch, ở trên mỏm núi đá chót vót Khỉ sinh nở, loại huyết nhau thai này được tích tụ hàng trăm năm khô đen và dính trên đá, người ta cạo huyết này đem phơi nắng, sấy khô, cất vào lọ để ở nơi khô ráo.
Ngày xưa ở một số chợ vùng núi nước ta, vào tháng 8-9 dương lịch, thổ dân thường đem bán Huyết Lình dưới dạng cục nhỏ bằng đầu ngón tay, màu đen nâu như màu bã cà phê, mùi tanh.
Đàn khỉ trong tự nhiên có khi cả nghìn con - sống treo leo trên các vách núi. Theo quy luật bảo tồn nòi giống chúng chọn một cái hang riêng dành cho Khỉ cái đến tháng và đến ngày sinh nở mới được vào hang. Ngoài hang Khỉ đực canh chừng và bảo vệ nghiêm ngặt. Người dân chỉ khai thác được huyết lình khi đàn khỉ đã rời bỏ nơi từng sinh sống. Khi đẻ máu, ối và nhau kết thành Huyết Lình không bị phân huỷ sau hàng trăm năm, trong khi nhau thai của các động vật khác ở ngoài môi trường sẽ bị phân hủy sau 24 giờ. Khỉ có khả năng tìm lá cây có tính dược để tự chữa bệnh và bồi bổ cho chính mình nhất là khi mang thai. Khỉ cái khi “có bầu" vẫn nhảy nhót vô tư trên mỏm đá, cành cây mà thai nhi vẫn bình an vô sự...
Theo đồng bào thiểu số, Huyết Lình tồn tại hàng trăm năm trong hang đá chỉ khi đàn Khỉ đó bỏ đi, hết hơi ấm từ bầy Khỉ Huyết Lình mới ngấm chảy để lại các vết ố trên vách núi. Người săn Huyết Lình dùng ống nhòm lia trên các vách núi thấy các vết ố màu nâu đỏ thi bắc thang dây, rất khó nhọc nhiều ngày mới leo lên đỉnh để có thể lấy được linh dược này. Điều kỳ diệu là Huyết Lình có thành phần kháng khuẩn siêu việt nên tồn tại hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên mà không bị phân hủy.
|
Tổng hợp từ nhiều y văn Huyết Lình chủ trị một số bệnh như sau:
1-Tác dụng chung (dùng cho mọi giới tính, lứa tuổi): chủ trị huyết hư, âm hư nội nhiệt, thất miên (mất ngủ dài ngày), rối loạn chức năng thần kinh tim, suy nhược cơ thể, hội chứng tiền đình (thiểu năng tuần hoàn), huyết áp dao động.
2- Một số chứng bệnh ở phụ nữ: rong kinh, bế kinh, dễ sảy thai, chóng mặt, một số hội chứng tiền mãn kinh, mất ngủ, bất an, gầy mòn, háo khát.
3- Một số chứng bệnh ở trẻ em: chậm lớn, gầy còm, mồ hôi trộm, táo bón, kém ăn.
4- Huyết Lình ngoài tính bổ dưỡng cao còn có tính kháng sinh diệt khuẩn giúp phục hồi các chấn thương do ngã, đặc biệt là suy kiệt thể lực sau phẫu thuật.
Cách dùng: Huyết Lình sấy khô, tán nhỏ cho vào cháo nóng cho người lớn và thế giới từng tin cậy thương hiệu sinh dược lừng danh: Sâm Triều Tiên, Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng. Hy vọng trong tương lai không xa linh dược Huyết Lình Việt Nam sẽ được bạn bè 5 châu biết đến, trân trọng.
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội