Lương y Đinh Văn Trần người thầy thuốc có tâm với bệnh nhân

SKV - Đến nay, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn không ngớt trầm trồ về vị lương y tuổi trung niên, có biệt tài và sở hữu những bài thuốc quý, chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn người từ khắp mọi nơi.

Lương y Trần tốt nghiệp trường trung cấp y Tuệ Tĩnh tại Hà Nội. Là một người có kiến thức sâu rộng cả về Đông và Tây y cùng với tấm lòng cao cả, lương y đã để lại trong mắt bệnh nhân hình ảnh người thầy thuốc hết mình, tận tụy với công việc cứu người.

Lưu giữ, phát huy được nghề truyền thống của gia đình là trách nhiệm và niềm tự hào của người làm con, làm cháu. Song, với lương y Đinh Văn Trần ở ấp 2, xã Đồng Tâm (Đồng Phú) còn làm được nhiều hơn thế. Từ những bài thuốc nam gia truyền, lương y Trần đã kết hợp với các phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh của tây y để chữa khỏi nhiều căn bệnh. Tiếng lành đồn xa, cơ sở khám chữa bệnh đông y tại gia của lương y Trần luôn có nhiều người đến khám chữa bệnh.

DUYÊN VỚI NGHỀ

Chúng tôi đến cơ sở khám chữa bệnh tại gia của lương y Trần vào những ngày cuối năm, dù trời mưa nhưng người đến khám chữa bệnh vẫn rất đông. Chị Hoàng Thị Liễu, xã Nghĩa Trung (Bù Đăng) cho biết: Nghe người dân mách có thầy Trần bốc thuốc chữa bệnh rất hiệu quả nên tôi đến đây khám bệnh. Một phụ nữ đến từ miền Tây nói: Nhiều người quê tôi lên nhờ thầy chữa bệnh nay đã khỏi hẳn. Tôi bị đau lưng, đau khớp nhiều năm nay, dù đã điều trị bằng tây y nhưng bệnh chỉ thuyên giảm một thời gian rồi lại tái phát. Uống thuốc nam của lương y Trần được 2 tuần, tôi thấy bệnh thuyên giảm 4-5 phần.

Lương y Đinh Văn Trần người thầy thuốc có tâm với bệnh nhân
Lương y Trần bắt mạch, kê đơn thuốc cho bệnh nhân

Dịp cuối năm, bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh của lương y Trần ngày một đông. Lương y Trần kể: “Nghề bốc thuốc nam cứu người đã có từ thời ông nội là Đinh Văn Khoan, sau đó được truyền lại cho cha tôi là ông Đinh Văn Trước. Về sau, bài thuốc được cha truyền lại cho tôi cùng anh em trong gia đình”. Ngoài cuốn sách về các bài thuốc thì anh em của lương y Trần còn được truyền đạt kinh nghiệm khám chữa bệnh thực tế.

Lương y Trần nhớ lại: 7 anh em tôi lần lượt được cha dẫn vào rừng tìm cây thuốc. Mỗi khi hái lá thuốc gì cha đều chỉ cho chúng tôi cách nhận biết qua bề ngoài và mùi vị, công dụng chữa bệnh. “Mưa dầm thấm lâu”, anh em tôi thuộc các vị thuốc và tự vào rừng tìm. Ngày đó cây thuốc nhiều, dân thì nghèo nên gia đình tôi chữa bệnh không lấy tiền. Những người được chữa khỏi bệnh tỏ lòng biết ơn bằng con gà, chai rượu thôi.

HỢP SỨC GIỮ NGHỀ

Không những lương y Trần mà các anh trai là ông Đinh Thế Công (1962) và ông Đinh Quang Toàn (1953) cũng ngày đêm đồng hành với bệnh nhân. Ông Công cho biết: Ngoài bài thuốc gia truyền, tôi còn được học tây y, băng bó vết thương và châm cứu tại Trường 308 thuộc Cục Hậu cần Quân khu 1 (Cao Bằng) trong thời gian đi bộ đội. Năm 1986, sau khi xuất ngũ, tôi về nhà phụ cha bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Năm 1991, tôi và anh trai Đinh Quang Toàn vào Đăng Hà (Bù Đăng) lập nghiệp, khi nào người thân bị bệnh mới kiếm cây thuốc về chữa.

Lương y Đinh Văn Trần người thầy thuốc có tâm với bệnh nhân
Bốc thuốc tại gia đình lương y Đinh Văn Trần

Khi nhiều người biết đến các bài thuốc của họ Đinh, ông Công và ông Toàn cùng hợp sức với em trai để phát triển nghề. Hằng ngày, lương y Trần bắt mạch, kê đơn, ông Công và ông Toàn đảm nhiệm đốt hỏa châm huyệt đạo cho bệnh nhân. Để có thêm kiến thức về đông và tây y, lương y Trần học trung cấp y học cổ truyền tại Trường trung cấp y khoa Pasteur (Hà Nội). Được đào tạo bài bản, cùng với kiến thức y học từ gia đình và bài thuốc gia truyền, những năm qua lương y Trần đã chữa khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh.

Hiện cơ sở khám chữa bệnh của lương y Trần có 10 phòng nội trú để bệnh nhân ở xa lưu lại. Phương pháp điều trị bệnh và các bài thuốc của lương y Trần cũng đơn giản nhưng có thể chữa được rất nhiều bệnh, kể cả một số bệnh nan y. 2 anh trai của ông thay phiên nhau đốt hỏa châm huyệt bằng tinh dầu một số cây thuốc cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được đốt hỏa châm huyệt kết hợp với sắc thuốc uống hằng ngày theo đúng chỉ dẫn, thì những người bệnh nhẹ chỉ từ 2-3 tháng là khỏi hẳn, bệnh nặng, mãn tính thì thời gian lâu hơn.

Điều khó nhất hiện nay tại phòng khám của lương y Trần là thiếu nguồn dược liệu. Hiện nay ở Bình Phước diện tích rừng ngày càng thu hẹp, cây thuốc đã cạn kiệt nên việc tìm các vị thuốc là rất khó. Vì vậy, lương y Trần phải nhập các vị thuốc từ tỉnh Cao Bằng. Hiện tại, phòng khám của lương y có khoảng 100 vị thuốc chuyên chữa các bệnh viêm họng, thoái hóa khớp, thoái vị đĩa đệm, tiểu đường, sỏi thận, vô sinh...

Trong thời gian ngắn, lương y Trần đã nhận được nhiều phần thưởng. Năm 2011, được Hội Đông y tỉnh tặng giấy khen. Năm 2013 được Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (thành phố Hà Nội) trao tặng Bảng vàng “Vì sức khỏe cộng đồng” và cúp 100 doanh nhân xuất sắc năm 2013. Đặc biệt năm 2015, lương y Trần nhận 3 giải thưởng: Bảng vàng gia tộc do Ban tổ chức chương trình ấn tượng cuối năm (tổ chức ở Hà Nội) trao tặng; cúp doanh nhân tiêu biểu do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội tặng và giấy chứng nhận “Sản phẩm xanh vì sức khỏe người Việt” do Viện Chính sách pháp luật và quản lý (do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) trao tặng.

NIỀM VUI CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI

Trong suốt 10 năm hành nghề, lương y Trần vẫn nhớ như in một trường hợp là cụ Năm (86 tuổi) quê Cà Mau. “Cụ bị ung thư thận giai đoạn cuối và đã cắt một quả thận. Nhưng bệnh quá nặng đã di căn sang quả thận còn lại nên bệnh viện trả về. Năm 2014, gia đình đưa cụ lên chỗ tôi khám. Ngày đầu tiên tôi phải cho cụ uống 4 lần thuốc giảm đau, kết hợp với sắc thuốc nam uống hằng ngày 3 cữ. Hết tuần đầu, bài thuốc đã có tác dụng, cụ Năm không còn đau nhiều. Sang tuần thứ 2, tôi cắt thêm 20 thang thuốc cho người nhà mang về sắc cho cụ uống hằng ngày. Đến nay, cụ Năm vẫn sống rất khỏe mạnh” - lương y Trần cho biết.

Thần kỳ nhất là trường hợp một bé trai 8 tuổi ở xã Thống Nhất (Bù Đăng) bị câm từ nhỏ. Khi gia đình đưa bé đến, lương y đã dùng phương thuốc gia truyền vừa đốt hỏa châm kết hợp uống thuốc. Sau 8 lần đốt, cậu bé đã nói được. Hay trường hợp một bệnh nhân nam ở tỉnh Kon Tum bị mắc bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối. Căn bệnh khiến bệnh nhân này nằm liệt không thể đi lại được. Gia đình đã đưa anh xuống khám và bốc 36 ngày thuốc về sắc uống. Mới đây, anh xuống khám lại thì bệnh đã thuyên giảm được 70%.

PV

Tin liên quan

Nâng cao công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh

Nâng cao công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh

Ngày 17/11, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tổ chức diễn đàn Quản lý chất lượng - an toàn người bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tinh thần thái độ của thầy thuốc trong phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe: Hoạt động ý nghĩa mùa Phật Đản

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe: Hoạt động ý nghĩa mùa Phật Đản

(SKV) - Trong không khí tưng bừng của Đại Lễ Phật Đản, Chi hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe (Hội Nam y Việt Nam) đã tổ chức chuỗi hoạt động với mục tiêu mang lại sự phục hồi và cải thiện sức khỏe cho cộng đồng. Những hoạt động này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất, mà còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc, tạo cầu nối giữa con người và tâm linh trong mùa Phật Đản.
Hội thảo sức khỏe “Toa căn bản và thuốc Nam điều trị 7 bệnh 7 chứng ở cộng đồng”

Hội thảo sức khỏe “Toa căn bản và thuốc Nam điều trị 7 bệnh 7 chứng ở cộng đồng”

Sáng ngày 9/4, tại Hà Nội, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức hội thảo sức khỏe với chủ đề “Toa căn bản và thuốc Nam điều trị 7 bệnh 7 chứng ở cộng đồng” do Thầy thuốc ưu tú, PGS.TS. Lê Lương Đống, Phó Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, chủ trì.

Cùng chuyên mục

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên

Cây vông nem (Erythrina orientalis), loài thảo dược quen thuộc với lá xanh mướt và hoa đỏ rực, đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng đặc trị chứng mất ngủ kinh niên và rối loạn lo âu. Nghiên cứu từ Trung tâm Dược liệu Cổ truyền Việt Nam (2024) chỉ ra: dịch chiết lá vông nem kích hoạt 92% thụ thể GABA-A – chìa khóa dẫn truyền giấc ngủ tự nhiên. Bài viết phân tích chi tiết cách ứng dụng loại cây này để lấy lại nhịp sinh học và cân bằng cảm xúc.
Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả

Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả

Cây xô thơm (Salvia officinalis), một loại thảo dược Địa Trung Hải, đã trở thành "trợ thủ đắc lực" trong y học cổ truyền nhờ khả năng điều trị đau bụng và cải thiện tiêu hóa. Với hơn 160 hợp chất hoạt tính sinh học, loại cây này không chỉ là gia vị mà còn là dược liệu quý được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận từ năm 2022. Bài viết khám phá cách tận dụng cây xô thơm để xử lý các vấn đề tiêu hóa thường gặp một cách an toàn.
Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da

Cây ngải dại (tên khoa học: Artemisia vulgaris) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng nổi bật, cây ngải không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn được biết đến như một vị thuốc quý trong điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng cây ngải trong điều trị bệnh ngoài da, giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp

Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp

Rễ cây ngũ gia bì (Acanthopanax gracilistylus) – dược liệu quý trong kho tàng Y học cổ truyền – đang được giới khoa học quan tâm nhờ khả năng giảm đau gốc thực vật và tái tạo sụn khớp. Nghiên cứu từ Đại học Y Dược TP.HCM (2024) chứng minh: Dịch chiết ngũ gia bì ức chế 92% cytokine gây viêm (IL-6, TNF-α) – hiệu quả vượt trội so với nhiều thuốc Tây thông dụng. Khám phá bí quyết sử dụng “thần dược xanh” này qua hướng dẫn chuyên sâu.
Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm

Cỏ roi ngựa (tên khoa học: Equisetum arvense), còn được gọi là cây đuôi ngựa hay thạch vĩ, là một loại thảo dược quý đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền. Với thành phần giàu khoáng chất và hoạt chất sinh học, cỏ roi ngựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng và cảm cúm.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa

Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa còn có tên gọi khác là mã tiền thảo, nhả tháng én (Tày), Rgồ mí (Cơ Ho), Verveine (Pháp)… có vị đắng, tính mát. Trong dân gian, cỏ roi ngựa thường được sử dụng để giải độc, hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, tiêu trùng... Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cỏ roi ngựa.

Các tin khác

Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt

Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt

Bạch thược (Paeonia lactiflora) là một trong những dược liệu quý của y học cổ truyền, được mệnh danh là "thần dược của phụ nữ". Với lịch sử sử dụng hơn 2,000 năm trong Đông y, bạch thược nổi tiếng với khả năng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và chăm sóc sức khỏe sinh lý nữ. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh nhiều tác dụng dược lý đặc biệt của loại thảo dược này.
Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc

Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc

Quả cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất… có vị hơi chua, ngọt, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Đây là loại quả giàu chất xơ và protein có giá trị về mặt dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Sau đây là công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc mời bà con tham khảo.
Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn

Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn

Cây mùi (Coriandrum sativum), còn gọi là ngò rí, không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Với hàm lượng tinh dầu, vitamin và khoáng chất dồi dào, loại cây này đã được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cách tận dụng cây mùi để cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.
Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon

Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon

Cây bồ đề (Ficus religiosa), còn gọi là cây đề, là loài thực vật linh thiêng trong văn hóa Á Đông. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, bồ đề còn được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao về khả năng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong lá và vỏ cây bồ đề có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp ngủ sâu và ngon giấc tự nhiên.
Cà tím: Thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cà tím: Thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cà tím (Solanum melongena) là một loại rau quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn ngon, cà tím còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng cà tím chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tích cực trong việc điều hòa glucose máu, giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe mạnh hơn.
Cây gấc: Thần dược vàng cho làn da rạng rỡ và sức khỏe toàn diện

Cây gấc: Thần dược vàng cho làn da rạng rỡ và sức khỏe toàn diện

Cây gấc (Momordica cochinchinensis) là loại thực vật quen thuộc trong vườn nhà người Việt, được mệnh danh là "loại quả đến từ thiên đường" nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực, gấc còn được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao về khả năng chăm sóc sắc đẹp và tăng cường sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng beta-carotene trong gấc cao gấp 70 lần cà rốt, cùng nhiều hoạt chất quý hiếm khác.
Mật ong: Bí quyết vàng cho sức khỏe hô hấp và làn da rạng rỡ

Mật ong: Bí quyết vàng cho sức khỏe hô hấp và làn da rạng rỡ

Mật ong từ lâu đã được xem như "thần dược" tự nhiên nhờ thành phần giàu dinh dưỡng và đặc tính kháng khuẩn. Với hơn 200 hoạt chất quý, bao gồm glucose, fructose, enzyme, vitamin nhóm B, C, cùng khoáng chất như sắt, canxi, kali, mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền lẫn hiện đại.
Lá đinh lăng: Bí quyết sử dụng để tăng cường sức khỏe toàn diện

Lá đinh lăng: Bí quyết sử dụng để tăng cường sức khỏe toàn diện

Lá đinh lăng (Polyscias fruticosa) từ lâu đã được ví như "nhân sâm của người nghèo" nhờ những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực, lá đinh lăng còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với khả năng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng lá đinh lăng để nâng cao sức khỏe một cách tự nhiên và hiệu quả.
Hạt tiêu: “Trợ thủ đắc lực” cho hệ tiêu hóa và giảm đau tự nhiên

Hạt tiêu: “Trợ thủ đắc lực” cho hệ tiêu hóa và giảm đau tự nhiên

Hạt tiêu (Piper nigrum) – gia vị quen thuộc trong căn bếp – đang được giới y học đánh giá cao nhờ khả năng kích thích enzyme tiêu hóa và giảm đau gốc thực vật. Nghiên cứu từ Đại học Dược Hà Nội (2024) chỉ ra: Piperine trong hạt tiêu tăng 40% hấp thu curcumin (hoạt chất chống viêm) – mở ra hướng ứng dụng tiềm năng trong điều trị đau mạn tính. Khám phá bí quyết sử dụng “vàng đen” này qua hướng dẫn chuyên sâu dưới đây.
Sả: “Vệ sĩ” kháng khuẩn và “máy lọc” không khí từ thiên nhiên

Sả: “Vệ sĩ” kháng khuẩn và “máy lọc” không khí từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ô nhiễm không khí và dịch bệnh gia tăng, việc tìm kiếm giải pháp làm sạch môi trường sống an toàn trở thành nhu cầu cấp thiết. Sả (cây xả) – loại gia vị quen thuộc trong bếp người Việt – đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hiệu quả gấp 3 lần so với hóa chất tổng hợp. Bài viết này sẽ giải mã cơ chế “một mũi tên trúng hai đích” của sả, kèm hướng dẫn ứng dụng chi tiết.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Phiên bản di động