Lupus ban đỏ hệ thống - Căn bệnh tiềm tàng nhiều nguy hiểm nhưng ít người biết
![]() |
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu. Lupus ban đỏ còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt lại khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái). Bệnh thường có hai giai đoạn bệnh nặng và nhẹ xen kẽ nhau. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra bệnh Lupus ban đỏ là gì?
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được rõ, nhưng phần lớn các nghiên cứu gợi ý rằng: Di truyền, hormone giới tính và môi trường là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình phát sinh bệnh.
Di truyền
Hiện nay đã xác định được hơn 50 gene có liên kết với bệnh Lupus. Những gen này thường thấy ở những người mắc bệnh lupus hơn những người không mắc bệnh. Hầu hết các gen này không được chứng minh là trực tiếp gây ra bệnh lupus nhưng chúng được cho là góp phần gây ra bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp việc xác định giữa trên gen là không đủ. Điều này đặc biệt rõ ràng với các cặp song sinh được nuôi dưỡng trong cùng một môi trường và có các đặc điểm di truyền giống nhau nhưng chỉ một người phát triển bệnh Lupus. Mặc dù, khi một trong hai bé song sinh giống hệt nhau mắc bệnh Lupus, thì khả năng người còn lại có nguy cơ bị bệnh cũng sẽ tăng lên (30% nguy cơ ở những cặp song sinh cùng trứng ; 5-10% nguy cơ cho những cặp song sinh khác trứng).
Lupus có thể phát triển ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này, nhưng có mắc các bệnh tự miễn khác ở một số thành viên trong gia đình.
Một số nhóm dân tộc nhất định như người gốc Phi, người châu Á, người Tây Ban Nha, người Latinh, người Mỹ bản địa, người Hawaii bản địa hoặc người gốc Đảo Thái Bình Dương có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn điều này được giải thích có thể liên quan đến mã gen chung.
Hormone giới tính
90% bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ hệ thống là nữ giới. Các hormone như estrogen, testosterone, progesterone, các thuốc tránh thai bản chất là hormone sinh dục nữ và liệu pháp hormone thay thế đã được chứng minh có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Môi trường
Một trong những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời. Cơ chế của hiện tượng này do tia cực tím chiếu lên bề mặt da làm cho các protein nội bào của da biến thành các tự kháng thể bệnh lý gây nên bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng bệnh có sự khác nhau ở mỗi người, triệu chứng này có thể đến và biến mất. Nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một vùng trên cơ thể hoặc đến nhiều vùng trên cơ thể. Vì bệnh lupus có thể ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, nên nó có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phổ biến gồm: Đau khớp, mệt mỏi, sốt không rõ nguyên nhân, rụng tóc, khô miệng, khô mắt, phát ban trên da…
Ban đỏ cánh bướm ở mặt cũng là một trong những triệu chứng điển hình của Lupus ban đỏ hệ thống. Có những người không có biểu hiện bên ngoài nhưng có biểu hiện bên trong, khi xét nghiệm thì phát hiện ra như tổn thương nội tạng, tổn thương ở hệ thần kinh... Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác cho nên có những người bệnh từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán xác định có thể mất tới vài năm.
![]() |
Ban đỏ cánh bướm ở mặt là một trong những triệu chứng điển hình của Lupus ban đỏ hệ thống. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn biến của bệnh Lupus ban đỏ?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm các tác động của lupus về tim và mạch máu của bạn;
Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin D và omega-3. Đôi khi bạn cần kiêng cữ trong chế độ ăn uống, đặc biệt là nếu huyết áp cao, suy thận hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa;
Tập thể dục đều đặn để cơ thể tăng sức dẻo dai và đề kháng tốt hơn;
Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể dùng kem chống nắng có SPF 50 hoặc cao hơn nếu bắt buộc phải đi ra ngoài;
Nghỉ ngơi vừa đủ. Nếu bị lupus ban đỏ hệ thống, bạn sẽ thấy mệt ngay cả khi cơ thể không cần nghỉ ngơi, do đó, bạn chỉ nên nghỉ vừa đủ và cố gắng vận động nhẹ nhàng thay vì nằm;
Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Gọi bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.
Lupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán bằng kỹ thuật, phương pháp nào?
Cho đến nay, chưa có một kỹ thuật nào là đặc hiệu để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Hiện tại, Trung tâm Dị ứng - MDLS, Bệnh viện Bạch Mai, cũng như một số bệnh viện lớn trong cả nước đang sử dụng các kỹ thuật phát hiện kháng thể để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống như: kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng dsDNA, kháng kháng nguyên Smith, các kháng thể trên hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…. Tuy nhiên, một mình các kỹ thuật kháng thể không chẩn đoán được bệnh mà phải kết hợp với các biểu hiện lâm sàng.
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị như thế nào?
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh chưa rõ nguyên nhân nên đến nay chưa có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất là điều trị không dùng thuốc. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân một số biện pháp tránh các nguyên nhân gây ra bệnh như phải sử dụng khăn hoặc tấm vải che chắn cho da, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hạn chế gắng sức, hạn chế lao động mạnh, hạn chế thai nghén. Mục tiêu của điều trị Lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng bệnh trong đợt cấp, dự phòng các tổn thương nội tạng và dự phòng các đợt bệnh tái phát.
Trong trường hợp bệnh nhân cần phải có thai thì cần phải có sự tư vấn của bác sĩ ít nhất là 6 tháng trước khi dự định có thai. Các thuốc điều trị Lupus ban đỏ hệ thống được chia làm 4 nhóm chính gồm: các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid; thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ hơn nên chỉ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng; thuốc chống sốt rét tổng hợp như Hydroxychloroquine, Chloroquine và các thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra các liệu pháp khác như thay huyết tương (PEX), lọc máu cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh.
https://suckhoeviet.org.vn/
Tin liên quan

Niềng răng hỏng và những hệ lụy: Góc nhìn từ chuyên gia
16:12 | 18/03/2025 Tin tức

Dự báo thời tiết ngày 18/3/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trời rét
05:00 | 18/03/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 17/3/2025: Hà Nội nhiều mây, không mưa, trời rét
05:00 | 17/03/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHẤN CHIÊN PHONG TRẠO (PARKINSON)
17:21 | 12/03/2025 Tư vấn

CHẨN ĐOÁN PARKINSON VÀ CHỨNG CHẤN CHIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
17:17 | 12/03/2025 Tư vấn

Sai lầm nguy hiểm: Hành động nhỏ, hậu quả lớn
08:35 | 25/02/2025 Tư vấn

Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
07:00 | 22/02/2025 Tư vấn

Chuyên gia chia sẻ bí quyết hữu ích cho tất cả cặp đôi sinh con khỏe mạnh
19:18 | 14/02/2025 Tư vấn

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa
14:58 | 13/02/2025 Tư vấn
Các tin khác

Kinh nghiệm chẩn đoán chứng Đởm thạch (Sỏi mật) dưới góc nhìn Y học hiện đại
16:19 | 07/02/2025 Tư vấn

Nên ăn uống và tập luyện như thế nào sau khi mổ cắt túi mật?
10:35 | 04/02/2025 Tư vấn

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn

Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn

Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn

Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới
1 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh
3 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí
27-02-2025 14:40 Hoạt động hội

Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ
16-02-2025 10:00 Tin tức

Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
13-02-2025 20:00 Hoạt động hội