Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan, giải nhiệt mùa hè

Nhân trần là dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh trong Y học cổ truyền. Đặc biệt, dược liệu này có khả năng thanh nhiệt, làm mát gan, giải khát rất hiệu quả. Ngoài ra, nhân trần còn có rất nhiều công dụng trị bệnh khác như chữa bệnh vàng da, bệnh về đường mật, bệnh của phụ nữ sau sinh...
Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Trà xanh từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đến giá trị văn hóa Trà xanh từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đến giá trị văn hóa

Nhân trần

Nhân trần còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương, nhân trần có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Đặc điểm cây nhân trần: Thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, thường có thể cao 0,5-1m, thân tròn có lông. Lá cây mọc đối xứng, có hình trái xoan nhọn, mép lá có hình răng cưa, hai mặt đều có lông và gân lá và khi vò lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Quả hình trứng, chứa các hạt nhỏ màu vàng. Sử dụng được toàn bộ cây.

Nhân trần phân bố ở vùng nhiệt đới trên thế giới như Ấn độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc… Tại Việt Nam, Nhân trần phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… Cây mọc hoang hay được trồng sản xuất.

Nhân trần là cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc lẫn với các loại cây bụi nhỏ, cỏ thấp ven rừng. Mùa hoa quả vào tháng 4 – 7.

Toàn cây phần trên mặt đất của nhân trần được sử dụng để làm thuốc. Người ta thu hái vào mùa hè lúc cây đang ra hoa rồi phơi hay sấy khô, bó thành từng bó, bảo quản nơi khô mát.

Khi dùng thì đem rửa sạch, loại bỏ tạp chất. Tiếp đến, chặt dược liệu thành từng đoạn 3 – 5 cm, phơi và sao qua cho khô.

Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan và giải nhiệt mùa hè
Nhân trần giúp tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, hỗ trợ trong điều trị viêm gan cấp/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn

Công dụng của nhân trần

Theo Y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh tỳ, vị, can đởm. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống, lợi tiểu, thoái hoàng, làm ra mồ hôi. Được ứng dụng trong việc điều trị bệnh vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Ở Trung Quốc, đây là vị thuốc chữa phong thấp cốt thống, khí trễ phúc thống, mụn nhọt, mẩn ngứa do ve bọ đốt. Khi dùng phối hợp với các vị khác để chữa bệnh viêm da mắc ở đồng ruộng do ấu trùng sán vịt gây ra.

Theo y học hiện đại, nhân trần mang nhiều công dụng như:

Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp: Nhân trần được chứng minh có công dụng thải độc gan, kháng viêm ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn. Sử dụng nhân trần trong giai đoạn cấp viêm gan virus giúp đưa các chỉ số men gan, bilirubin về ngưỡng bình thường, cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh viêm gan như giảm vàng da, giảm mệt mỏi, hết đau ở vùng gan, ăn ngon miệng hơn.

Lợi mật, điều trị viêm túi mật: Nhân trần có khả năng tăng tiết mật. Nước lá nhân trần sắc chứa 6,7-dimethoxycoumarin giúp giảm trương lực cơ vòng Oddi và lợi mật, nhờ đó bài tiết mật diễn ra dễ dàng hơn.

Hạ lipid máu: Nhờ tác dụng hạ mỡ máu và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, nhân trần giúp hạ lipid và ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ

Ức chế một số loại vi khuẩn: Dùng nước nhân trần sắc giúp điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nhờ khả năng ức chế các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ và tụ cầu vàng, virus cúm...

Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan và giải nhiệt mùa hè
Nhân trần dược liệu với nhiều công dụng trị bệnh tốt cho sức khỏe/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn

Bài thuốc sử dụng nhân trần

Dưới đây là một số bài thuốc có nhân trần được sử dụng trong điều trị bệnh:

Trị viêm gan cấp tính: lấy 18-24g Nhân trần, 12g Chi tử, 6-8g Đại hoàng đem sắc lấy nước uống. Hoặc có thể sắc 30-45g Nhân trần uống ngày 3 lần

Trị viêm túi mật: 40g Nhân trần, 40g Bồ công anh, 40g Uất kim và 16g nghệ vàng, tất cả đem sắc lấy nước uống

Viêm gan giai đoạn di chứng (gồm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chán ăn): Bài thuốc gồm 500g mạch nha, 5000g Nhân trần, 250g Trần bì. Tất cả sấy khô tán bột, mỗi ngày dùng 60g, hãm với nước sôi trong bình kín ủ trong 20 phút là có thể dùng, uống thay nước trong ngày.

Trị viêm gan vàng da, tiểu ít: Dùng 16g Nhân trần, 12g Bạch truật, 12g Trạch tả, 12g Bạch linh, 12g Trư linh đều và 6g Quế chi. Tất cả đem sắc lấy nước uống.

Trị mỡ máu cao: 30g Nhân trần, 20g Sơn trà, 15g Sinh mạch nha, tất cả đem sắc uống

Hạ sốt, giúp đổ mồ hôi: Bài thuốc gồm Nhân trần 16g, Hoạt thạch 20g, Hoàng cầm 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc thông 8g, Hoắc hương 6g, Xuyên bối mẫu 8g, Xạ can 6g, Liên kiều 6g, Bạc hà 6g, Bạch đậu khấu 6g. Đem tất cả vị thuốc sắc lấy nước uống.

Sát trùng vết thương và hỗ trợ tình trạng máu khó đông: Dùng một nắm lá cây chè cát, rửa sạch và giã nát rồi đắp lên vết thương để giảm sưng và giúp cầm máu ở những bệnh nhân máu khó đông có vết thương đang chảy máu.

Giảm huyết áp: Dùng 30g Hoắc hương núi và 130g râu ngô nấu thành nước, dùng uống trong ngày. Dùng thường xuyên để cải thiện triệu chứng khó tiểu, bí tiểu, tiểu rát...

Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan và giải nhiệt mùa hè
Trà nhân trần trị giun/ Ảnh: VietFarm/ https://suckhoeviet.org.vn

Ngoài công dụng điều trị bệnh nhân trần còn dùng để giải khát, trà nhân trần được nhiều người ưa thích.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông Y, BV Trung ương Quân đội 108 có thể pha trà nhân trần theo 5 cách sau:

Công thức 1: Nhân trần 30g thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, pha thêm một chút đường phèn uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng; dùng để phòng bệnh do thấp nhiệt gây ra và điều trị viêm gan cấp và mạn tính.

Công thức 2: Nhân trần 300g, sinh địa hoàng 60g, trà 30g. Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, thông phủ thoái hoàng; dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính.

Công thức 3: Bạch hoa xà thiệt thảo 500g, nhân trần 150g, sinh cam thảo 50g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng; dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt.

Công thức 4: Mạch nha 500g, nhân trần 500g, quất bì 250g. Tất cả sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Sơ can lý khí, tiêu thực thoái hoàng; dùng để trị viêm gan giai đoạn di chứng có rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu...

Công thức 5: Râu ngô 300g, nhân trần 150g, bồ công anh 150g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, lợi mật thoái hoàng; dùng để phòng chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật...

Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan và giải nhiệt mùa hè
Nhân trần sắc thay trà uống có thể giúp kiểm soát được lượng mỡ máu/ Ảnh: VietFarm/ https://suckhoeviet.org.vn

Lưu ý khi sử dụng nhân trần

Để việc sử dụng nhân trần hiệu quả, hạn chế những tác dụng không mong muốn thì khi dụng cần chú ý một số lưu ý như:

Nếu không có bệnh hay nguy cơ bệnh thì không nên uống trà nhân trần hàng ngày. Nguyên nhân là vì nhân trần có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến việc đào thải nhiều nước ra khỏi cơ thể. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, gây mệt mỏi, thiếu tập trung. Không chỉ vậy, nếu gan không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hàng ngày sẽ khiến gan này phải tăng bài tiết dịch mật do tác dụng lợi mật, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh ra bệnh.

Trong quá trình sử dụng nhân trần, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng việc dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Nên chọn mua thuốc tại những địa chỉ uy tín để tránh ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng nhân trần. Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm ảnh hưởng tới các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoặc chỉ có rất ít.

Nhiều người hay dùng kết hợp nhân trần với cam thảo điều này không nên, bởi cả hai vị thuốc này đều không nên dùng kéo dài.

Nhân trần có tính mát nên những người có thể đang có hàn, bị lạnh bụng thì không nên uống.

Vị thuốc nhân trần được ứng dụng trong điều trị bệnh gan mật rất hiệu quả, tuy nhiên chúng ta cũng tránh việc sử dụng một cách bừa bãi làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể.

Trên đây là những tác dụng của nhân trần trong việc chữa và điều trị các căn bệnh phổ biến. Bạn nên cân nhắc và sử dụng sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe khi dùng nhân trần.

Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan và giải nhiệt mùa hè
Cẩn trọng khi dùng cây nhân trần để tránh nguy hại cho sức khỏe/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn

Mua nhân trần ở đâu uy tín, chất lượng?

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều nơi bán dược liệu nhân trần nhưng nhân trần mua ở đâu chất lượng? Bạn có thể tham khảo một số nơi như sau:

Nhà thuốc Đông y: Nhân trần là vị thuốc Đông y phổ biến, vậy nên bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc Đông y nào để mua nhân trần chất lượng nhất.

Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có chứng nhận: Có khá nhiều công ty dược, thực phẩm chức năng cũng phân phối nhân trần. Bạn nên chọn mua những thương hiệu công ty có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc để không mua phải hàng giả. Tính tới thời điểm hiện tại, Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ mua nhân trần và các dược liệu Y học cổ truyền khác uy tín, chất lượng.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Cùng chuyên mục

Mùi tàu (húng lủi): Tác dụng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Mùi tàu (húng lủi): Tác dụng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Mùi tàu (hay còn gọi là húng lủi, rau mùi lông) là loại rau thơm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho các món ăn, mùi tàu còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết tác dụng của mùi tàu và hướng dẫn cách chế biến đa dạng để bạn tận dụng tối đa loại rau gia vị này.
Cỏ xạ hương: Cách làm trà thơm ngon và lợi ích sức khỏe

Cỏ xạ hương: Cách làm trà thơm ngon và lợi ích sức khỏe

Cỏ xạ hương (thyme) không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là dược liệu quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm trà từ cỏ xạ hương thơm ngon, đơn giản tại nhà, đồng thời khám phá những lợi ích tuyệt vời của loại trà này. Cùng tìm hiểu để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất từ cỏ xạ hương nhé!
Húng quế: Lợi ích cho sức khỏe và cách dùng hiệu quả

Húng quế: Lợi ích cho sức khỏe và cách dùng hiệu quả

Húng quế không chỉ là một loại rau thơm quen thuộc trong ẩm thực mà còn là một vị thuốc quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về húng quế, từ công dụng tuyệt vời đến cách sử dụng hiệu quả, giúp bạn tận dụng tối đa loại thảo dược này trong cuộc sống hàng ngày.
Khám phá huyệt nghinh hương: Phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả không ngờ

Khám phá huyệt nghinh hương: Phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả không ngờ

Khi nhắc đến sức khỏe đường hô hấp, rất ít ai biết rằng huyệt Nghinh Hương - một huyệt đạo tưởng chừng như đơn giản - lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thông thoáng của mũi và hệ hô hấp. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị về huyệt Nghinh Hương, từ vị trí, tác dụng cho đến các phương pháp điều trị hiệu quả ngay sau đây!
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả vải

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả vải

Vải, hay còn được biết đến với tên lệ chi, không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn ẩn chứa trong mình những giá trị sức khỏe quý báu. Theo y học cổ truyền, long vải có vị ngọt nhẹ, xen lẫn chút chua, mang trong mình tính ấm, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng. Trong khi đó, hạt vải lại mang một vị đắng chát đặc trưng, nhưng cũng có chút ngọt ngào, cùng tính ấm của nó đã tạo nên sự cân bằng hoàn hảo khi sử dụng.
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả đào

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả đào

Quả đào, còn được biết đến với những tên gọi như đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào, sở hữu vị ngọt chua và tính ôn hòa. Từng bộ phận của cây đào, từ nhân hạt (đào nhân), hoa, lá cho đến nhựa và thịt quả, đều đóng vai trò quan trọng trong y học cổ truyền phương Đông. Đây chính là những vị thuốc quý, được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện sức khỏe.

Các tin khác

Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ

Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với các tên gọi như xích tiểu đậu, mễ xích, hoặc mao sài xích, là một loại đậu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với vị ngọt và chua, có tính bình và hoàn toàn không độc hại, đậu đỏ không chỉ là một nguyên liệu ẩm thực giàu dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc hiệu quả trong việc điều trị nhiều căn bệnh.
Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao

Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao

Cây nho (Vitis vinifera), loài cây leo cho trái ngọt được yêu thích toàn cầu, đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng kiểm soát huyết áp tự nhiên. Nghiên cứu từ Đại học Y Harvard (2024) chỉ ra: tiêu thụ 200g nho tím/ngày giúp giảm 12% huyết áp tâm thu sau 6 tuần nhờ cơ chế đa tác động. Bài viết khám phá bí quyết biến loại quả quen thuộc này thành “vũ khí” đánh bật “kẻ giết người thầm lặng”.
Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh

Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh

Cây lộc vừng (Barringtonia acutangula), loài thực vật nhiệt đới với hoa đỏ rực và quả hình cầu đặc trưng, đang trở thành tâm điểm nghiên cứu trong lĩnh vực y học cổ truyền và hiện đại nhờ khả năng bảo vệ gan toàn diện. Bài viết này sẽ giải mã bí mật đằng sau "lá chắn sinh học" tự nhiên cho gan, đồng thời hướng dẫn cách ứng dụng thực tế.
Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện

Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện

Cây tầm gửi (Loranthaceae), loài thực vật bán ký sinh quen thuộc trên các thân cây gỗ lớn, đang gây chú ý trong y học hiện đại nhờ khả năng điều hòa huyết áp bền vững. Nghiên cứu từ Viện Dược liệu Việt Nam (2024) chứng minh: dịch chiết ethanol tầm gửi cây đa làm giãn 89% mạch máu ngoại biên sau 30 phút, đồng thời ức chế men chuyển ACE – thủ phạm gây tăng áp. Bài viết khám phá bí quyết ứng dụng loại cây này để kiểm soát "kẻ giết người thầm lặng" một cách tự nhiên.
Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp

Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp

Cây mộc qua (Chaenomeles speciosa), loài thảo dược quý trong Đông y, đang được ứng dụng rộng rãi nhờ khả năng "đánh bay" các vấn đề tiêu hóa và ho khan dai dẳng. Nghiên cứu từ Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam (2024) chỉ ra: dịch chiết quả mộc qua ức chế 78% vi khuẩn H. pylori – thủ phạm gây viêm dạ dày, đồng thời làm dịu 90% cơn ho do kích ứng họng. Bài viết phân tích sâu cơ chế tác động và cách ứng dụng thực tế của dược liệu này.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng ngày 19/4/2025, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp, thu hút đông đảo người cao tuổi, cựu chiến binh và nhân dân địa phương tham dự. Chương trình là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài

Cây dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis), loài hoa quen thuộc trong vườn nhà Việt, đang được giới y học quan tâm nhờ khả năng đặc trị các bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu từ Viện Dược liệu Trung ương (2024) chỉ ra: dịch chiết hoa dâm bụt ức chế 85% vi khuẩn Streptococcus – thủ phạm chính gây viêm họng. Bài viết tổng hợp cách ứng dụng thảo dược này để xử lý ho dai dẳng và viêm họng cấp an toàn, hiệu quả.
Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa

Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa

Củ nghệ đen (Curcuma zedoaria), còn gọi là nga truật, là "khắc tinh" của các bệnh viêm khớp và rối loạn tiêu hóa theo y học cổ truyền Á Đông. Nghiên cứu mới từ Đại học Dược Hà Nội (2024) chỉ ra: hoạt chất curcuminoid trong nghệ đen mạnh gấp 1.5 lần nghệ vàng thông thường, đồng thời sở hữu cơ chế kháng viêm đặc biệt. Bài viết phân tích chi tiết cách ứng dụng loại thảo dược này để chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể

Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể

Lá dứa (pandanus amaryllifolius), loài thực vật nhiệt đới quen thuộc tại việt nam, không chỉ tạo hương thơm đặc trưng cho ẩm thực mà còn là "bảo bối" trong y học cổ truyền. Với khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và thanh lọc cơ thể, lá dứa đã được tổ chức y tế thế giới (who) ghi nhận tiềm năng dược liệu từ năm 2023. Bài viết khám phá cách ứng dụng lá dứa để xử lý các vấn đề tiêu hóa và giải nhiệt một cách an toàn, hiệu quả.
Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể

Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể

Cây mơ (Prunus mume), loài cây quen thuộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ cho trái ngọt mà còn là "dược liệu vàng" trong y học cổ truyền. Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cây mơ đã được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa và giải độc cơ thể. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tận dụng các bộ phận của cây mơ để cải thiện sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động