Nhiều bộ phận của cây khế có công dụng chữa bệnh theo Y học cổ truyền

Quả khế có vị ngọt hoặc chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc…
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây lựu Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây lựu
Dược thiện - Tinh phẩm chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền Dược thiện - Tinh phẩm chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền

Cây khế

Cây khế thường có hai loại: khế cFhua và khế ngọt. Khế chua hay còn gọi là khế ta, khế cơm, khế giang; tên tiếng Anh là Carambola apple hay Coromandel goose-berry. Và tên khoa học là Averrhoa carambola L., tên khoa học thuộc Chua me đất – Oxalidaceae.

Đặc điểm của cây khế bao gồm: Cây thân gỗ cao, có thể đến 12m. Thân cây phân nhiều nhánh, các nhánh cây khá giòn, dễ gãy. Lá khế là dạng lá kép lông chim, 3 – 5 đôi lá chét, phiến lá giống như trái xoan nhọn. Hoa khế nhỏ, hoa mọc thành cụm, có màu hồng tím, hơi pha trắng;

Quả khế chín có màu vàng và vì có 5 múi nên khi cắt ngang có hình ngôi sao. Do đó khế có tên tiếng Anh là Star fruit. Hiện nay có 2 giống khế thường gặp là khế quả chua (rất chua) và khế quả ngọt (vừa chua vừa ngọt);

Hạt khế nhỏ, được áo bên ngoài hạt là lớp màng trong suốt và hơi nhầy. Thời điểm ra hoa vào tháng 4 – 8, sai quả vào tháng 10 – 12.

Để tận dụng những công dụng của khế, người ta thường lấy phần vỏ cây, hoa, lá, rễ và quả khế để bào chế thành các bài thuốc khác nhau.

Nguồn gốc của cây khế là ở Malaysia và Ấn Độ. Hiện nay, loài cây này đã được di thực và trồng phổ biến ở nước ta. Phần hoa và quả khế được thu hái theo mùa còn phần lá, rễ và thân cây khế có thể được thu hái quanh năm.

Ngoài công dụng làm thực phẩm, cây cảnh, khế chua có thể là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng trong Y học cổ truyền từ rất lâu. Theo đó, quả khế có tên gọi trong Y học cổ truyền là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương.

Cộng dụng và bài thuốc từ cây khế
Theo Y học cổ truyền cây khế có tác dụng chữa ho, viêm họng, mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm.... Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng của cây khế

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền rễ, thân và lá khế có vị chua, chát, se, tính bình, quả khế có vị ngọt, chua, tính bình, hoa khế có vị ngọt, tính bình.

Công năng: Quả khế có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, tiêu viêm, long đờm, thanh nhiệt, giải uế, khử phong. Rễ có tác dụng chỉ thống và trừ phong thấp. Hoa khế có tác dụng trừ sốt rét. Lá và thân khế có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

Chủ trị: Đau khớp, đau đầu mãn tính, lách to gây sốt cao, đau họng, ho kéo dài, viêm dạ dày, sổ mũi, chấn thương gây đau nhức, viêm mủ ngoài da, thân hư, sởi,…

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, quả khế là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và vitamin C. Ngoài ra, quả khế còn có nhiều dưỡng chất khác như đạm, vitamin B5, folate, đồng, kali, magiê, ...

Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là giàu các chất chống oxy hoá, quả khế đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

Khả năng chống viêm: Quả khế có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên rất hữu ích trong việc chống viêm, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm da.

Tăng cường miễn dịch: Khế cung cấp hàm lượng vitamin C cao cho cơ thể, đảm bảo quá trình sản xuất ra lượng tế bào bạch cầu phù hợp để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Cải thiện sức khỏe đường hô hấp: Do có khả năng chống viêm nên loại quả này có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Nước ép của của quả khế còn giúp giảm chất nhầy và đờm, hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.

Tốt cho hệ tiêu hoá: Trong khế có chứa cả chất xơ hoà tan và không hoà tan. Cả hai dạng chất xơ này đều có tác dụng giúp thức ăn và chất thải dễ dàng đi qua đường tiêu hóa.

Tốt cho tim mạch: Chất xơ trong khế không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì chất xơ hòa tan trong quả khế có thể giúp loại bỏ các phân tử chất béo khỏi máu, bảo vệ hệ tim mạch.

Hơn nữa, lượng natri và kali trong khế đóng vai trò là chất điện giải, giúp duy trì huyết áp, đảm bảo nhịp tim đều và lưu lượng máu tốt.

Cộng dụng và bài thuốc từ cây khế
Quả khế chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, đặc biệt là chất chống oxy hoá. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc chữa bệnh từ cây khế

Trị khớp xương đau nhức: Rễ khế 150g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 10 ml.

Phòng bệnh sốt xuất huyết: Lá khế 16g, sinh địa, lá tre, mã đề, lá dâu và sắn dây mỗi vị 12g. Đem sắc uống hằng ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư kèm sốt: Lá khế tươi đem rửa sạch và bọc trong vải vắt lấy nước, thêm đường vào và đun sôi. Thêm nho, cam, chuối thái nhỏ và táo tây (gọt vỏ, cắt miếng). Tiếp tục đun cho sôi và dùng ăn khi nóng.

Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200 ml, mật ong. Cách làm thật đơn giản: Mua khế về rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.

Chữa sốt cao lên kinh giật: Hoa khế 8g, kim ngân hoa 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 8g, bạc hà 4g. Sắc uống.

Trị bệnh chân tay lở ngứa: Hoa khế 15g, thương truật 10g, kim ngân hoa 10g, tỳ giải 10g, ngưu tất 10g, hoàng bá sao vàng 10g, phòng phong 10g, chi tử 10g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Ngoài ra, có thể sử dụng lá khế, hoa khế nấu nước tắm rửa, vệ sinh cơ thể chỗ da ngứa.

Trị cảm cúm: Quả khế nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 10 - 30 ml rượu và uống.

Tiêu sưng, giảm đau và giải độc do té ngã: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.

Sát trùng và chống ngứa: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng.

Ngộ độc, chảy máu chân răng: Uống nước ép từ quả khế mỗi lần 100 ml, ngày 2 lần.

Trị bệnh sỏi tiết niệu: Khế tươi 7 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3 - 4 tuần.

Chữa tiểu tiện không thông: Khế 7 quả, lấy mỗi quả 1 miếng (1/3 quả chỗ gần cuống) sắc với 250 ml nước, còn 100 ml. Uống ấm. Kết hợp với 1 quả khế giã nát với 1 củ tỏi đắp lên rốn (theo Nam dược thần hiệu).

Chống viêm, chữa viêm họng: Quả khế 20 - 40g. Sắc lấy nước uống.

Hoặc: Lá khế 20 - 40g, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ, ngậm ngày 2 lần.

Thuốc thúc sởi: Quả khế phơi khô 20g, rau rệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Sơ cứu ngộ độc: Quả khế không kể liều lượng, ép lấy nước uống và đưa tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm 1 lần.

Trị phong nhiệt mẩn ngứa: Lá khế đã sao qua xoa đắp vào nơi tổn thương.

Chữa hen suyễn trẻ em: Lá khế 20g, dùng tươi, rửa sạch, nấu nước uống.

Trị cảm nắng, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống.

Hoặc: Lá khế tươi 10g, hoa khế 10g, lá chanh 10g. Nấu nước uống, phần bã đem đắp thái dương, gan bàn chân.

Sau khi sởi bay: Lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.

Trị tiểu dắt, tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.

Chữa sốt rét: Hoa khế 30g, ngưu tất 30g, hoa kim ngân 30g, chi tử 30g, sài hồ 30g. Sắc uống.

Trị bệnh kiết lỵ: Hoa khế 20g, hậu phác 10g, trần bì 10g, hoàng liên 10g, bạch truật 10g, đương quy 10g. Sắc uống.

Chữa ho: Hoa khế 10g, hoa đu đủ đực 10g, lá tía tô 10g. Sắc uống.

Hoặc: Hoa khế 20g, gừng tươi 20g. Hoa khế rửa sạch, phơi khô. Giã gừng tươi lấy nước cốt. Sau đó ngâm hoa khế và nước cốt gừng 30 phút, đổ hỗn hợp này vào chảo, sao đến khi hoa khế khô lại, cất vào lọ thủy tinh. Mỗi khi dùng cho một ít vào ấm trà, pha nước sôi ủ 15 phút rồi uống.

Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao) 12g, cam thảo nam 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống ngày 1 thang.

Trị lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần, mỗi lần 100m.

Chữa viêm da dị ứng, lở sơn: Chỗ da tiếp xúc với sơn bị sưng đỏ, phỏng mụn nước, mẩn ngứa dùng quả khế thái miếng hoặc lá khế giã nhỏ, gói vào vải, xát trực tiếp lên vùng bị lở sơn hoặc đắp vào.

Phòng ngừa hậu sản cho phụ nữ sau khi sinh: Vỏ cây hồng bì 30g, quả khế 20g và rễ cây quả giun 20g. Đem sắc với nhiều nước và uống thay nước lọc.

Giảm độc khi uống rượu: Những người uống rượu quá nhiều, thậm chí có thể ngộ độc có thể dùng khế để hỗ trợ. Các axit hữu cơ có từ 800 - 1.250 mg/100g khế tác động nhanh tới dạ dày, giúp thải rượu vừa uống vào ra ngoài cơ thể nhanh hơn bình thường.

Cộng dụng và bài thuốc từ cây khế
Hoa khế nguyên liệu thường được dùng để trị chứng ho khan và ho có đờm kéo dài. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Lưu ý khi sử dụng cây khế

Những bộ phận từ cây khế có nhiều lợi ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc này, mọi người nên lưu ý một số vấn đề để đảm bảo sức khoẻ.

Độc tính: Đã có những báo cáo về độc tính caramboxin trong quả khế đối với bệnh nhân suy thận phải chạy thận nhân tạo và bệnh nhân đái tháo đường có thể gây tử vong. Vì vậy, đối với trẻ sơ sinh, người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, đang chạy thận hay suy chức năng gan thận nên cẩn thận khi sử dụng ăn khế;

Không nên ăn nhiều quả khế, đặc biệt là lúc đói. Những người bị bệnh về dạ dày cũng không nên ăn khế chua thành phần chứa nhiều axit.

Bài thuốc trên chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh, không thay thế được các chỉ định của bác sĩ. Do đó, mọi người không nên tự ý ngưng phác đồ điều trị từ bác sĩ để áp dụng các bài thuốc trên.

Lá, vỏ, thân, rễ và quả của cây khế đều có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung loại quả này với liều lượng vừa phải để tránh kích thích dạ dày và tăng nguy cơ loãng xương. Nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường trong quá trình điều trị, người dùng cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.

Các tin khác

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Nghệ tây, hạt thì là đen, rau mùi, cỏ xạ hương... là những gia vị có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thần kinh.
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Thời gian qua, tỷ trọng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ cấu chi chung của thuốc đã giảm từ 7,5%, xuống 4,5%. Bộ Y tế đang triển khai các biện pháp để phát huy thế mạnh của y học cổ truyền.
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Gừng đen có tên khoa học là Kaempferia parviflora. Loại này có giá trị dược liệu cao, còn được mệnh danh là “nhân sâm Thái” nên được bán với giá cao.
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Trong bối cảnh hiện đại, ung thư đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, gây ra lo lắng và những thách thức cho bệnh nhân cũng như gia đình họ. Dù rằng hiện tại chưa có phương pháp điều trị nào đảm bảo hoàn toàn cho căn bệnh này, nhiều người đã xem xét các phương pháp hỗ trợ tự nhiên, trong đó các loại thảo dược truyền thống có thể đóng vai trò quan trọng.
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Nghệ An, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu cây dược liệu phong phú nhất cả nước. Với hơn 1.000 loài cây dược liệu quý hiếm, Nghệ An được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu dược liệu phong phú và đa dạng bậc nhất cả nước.
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Thảo dược đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Ngày nay, việc sử dụng thảo dược ngày càng phổ biến do những ưu điểm vượt trội như chi phí rẻ và ít tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các loại cây thảo dược tốt đối với sức khỏe con người, bao gồm các lợi ích chính, công dụng và thông tin an toàn có liên quan.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động