Những bài thuốc từ ngó sen chữa các chứng xuất huyết
Món ăn, bài thuốc trị bệnh từ ngó sen |
Tính năng và tác dụng của ngó sen
Ngó sen còn gọi là củ sen, là phần thân, rễ của cây sen, gồm nhiều đoạn phình ra thắt lại, giống như dây xúc xích. Cái khúc phình to ra chất xốp, có nhiều lỗ bên trong.
Vị thuốc ngó sen:
- Phần phình to (ngẫu qua): Vị ngọt, tính hàn, không độc, lợi vào 3 kinh tâm, tỳ và vị.
- Phần thắt lại (ngẫu tiết): Vị ngọt chát, tính bình; vào 3 kinh can, phế và vị.
Về mặt trị liệu: Ngẫu qua có tác dụng thanh nhiệt và bổ dưỡng tốt hơn, nhưng tác dụng cầm máu không mạnh bằng ngẫu tiết.
Ngó sen. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của ngó sen còn phụ thuộc vào cách bào chế, tùy theo cách thức chế biến mà "tính dược" của nó cũng sẽ khác đi, cụ thể:
-Ngó sen khi để sống có tính hàn (lạnh): Có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm cho hết nôn (chỉ ẩu), giải khát, tỉnh rượu, thường dùng để chữa trị các chứng xuất huyết do nhiệt. Đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh đẻ thường phải kiêng những thứ sống lạnh, nhưng vẫn có thể sử dụng được ngó sen.
-Ngó sen chín có tính ôn (ấm): Có tác dụng kiện tỳ khai vị, giảm ho, dưỡng huyết, sinh cơ; dùng chữa các vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng... Khi đã nấu chín, tuy tác dụng thanh nhiệt tán ứ của ngó sen có giảm đi một chút, nhưng tác dụng tư dưỡng và bổ âm lại tăng lên. Do đó những người tỳ vị hư nhược, nhất là người cao tuổi, ăn ngó sen chín rất tốt.
-Ngó sen sau khi đã sao cháy thành than có tác dụng cầm máu càng tốt, có thể kiềm chế, chữa trị chứng xuất huyết như chảy máu cam, ho hoặc nôn ra máu, tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, phụ nữ bị băng lậu...
Một số bài thuốc thường dùng:
Tác dụng thanh nhiệt, giải trừ nắng nóng: Ngó sen (loại tươi) 200 - 250g cắt thành đoạn ngắn, lá đạm trúc diệp 10g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày.
Trị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng khát nước: Ngó sen tươi 100g, mật ong, hoặc mật mía 50g. Ngó sen giã dập rồi vắt lấy nước hòa 60g mật mía, trộn đều để uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, ho ra máu: Ngó sen 20g, lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, rửa sạch, cho vào ấm đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa còn 1 bát nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Trị đái dắt, đái buốt do nhiệt: Ngó sen tươi 500g, mía tươi 500g. Mía rửa sạch, róc vỏ, cắt vụn, ép lấy nước. Ngó sen rửa sạch, bỏ đốt, thái vụn để vào bát to, đổ nước mía vào ngâm từ nửa ngày, lấy ngó sen ra xay nhuyễn, ép lấy nước, ngày uống 3 lần. Dùng liền 1 tuần. Hoặc ngó sen 30g, sinh địa 30g, củ cải 30g. Xay, ép, lọc lấy nước, mỗi lần 1 cốc (khoảng 100ml) uống với mật hoặc nước đường nóng.
Kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20g, củ gấu 12g (rang cháy hết rễ và lông), phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 50 viên với nước nóng.
Trị chảy máu cam do nóng: Ngó sen tươi 200g rửa sạch, giã lấy nước uống trong ngày; hoặc đem ngó sen cắt khúc nấu canh để ăn giúp thanh nhiệt cơ thể.
Trị chảy máu chân răng, khai vị hỗ trợ tiêu hóa: Ngó sen 150g, đại táo 250g. Ngó sen rửa sạch, cắt đoạn, đại táo thái thành 2 - 4 lát. Cho 500ml nước vào nấu nhừ, gạn lấy nước uống. Dùng liền 10 ngày.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 15/1/2025: Bắc Bộ trời rét, có mưa nhỏ vài nơi
05:05 | 15/01/2025 Môi trường xanh
Phòng khám Đa khoa bệnh viện Tràng An - Chi nhánh Công ty TNHH phát triển công nghệ y học: Vì sức khỏe cộng đồng, vì an sinh xã hội
13:39 | 14/01/2025 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
Liên thông dữ liệu khám chữa bệnh, hộ tịch để giải quyết chế độ ốm đau, thai sản
13:38 | 14/01/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục
Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ
16:03 | 14/01/2025 Y học cổ truyền
Vị thuốc quý từ quả phật thủ
07:00 | 13/01/2025 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả
07:00 | 12/01/2025 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng
07:00 | 07/01/2025 Y học cổ truyền
Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện
10:38 | 03/01/2025 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân
17:20 | 01/01/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
14:24 | 30/12/2024 Y học cổ truyền
Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý
06:50 | 30/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng của vừng đen theo Đông y
07:00 | 26/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng của một số loại nấm dược liệu
07:00 | 25/12/2024 Y học cổ truyền
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô
07:00 | 23/12/2024 Y học cổ truyền
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
08:11 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc
07:00 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý
19:27 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh
07:15 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông
06:45 | 16/12/2024 Y học cổ truyền
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
2 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội