Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả, an toàn

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng Y học cổ truyền là một trong các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay. Phương pháp điều trị này mang lại nhiều ưu điểm cho người bệnh như: an toàn ít gây các tác dụng phụ, thích hợp với mọi lứa tuổi, chi phí phù hợp, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng…
Cà gai leo và những tác dụng tuyệt vời của đối với sức khỏe Cà gai leo và những tác dụng tuyệt vời của đối với sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng chủ động cho người cao tuổi Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng chủ động cho người cao tuổi

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay gọi là trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (đây là phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Một số triệu chứng điển hình mà người bệnh thường gặp, có thể kể đến như:

Ợ chua: Người bệnh thường có triệu chứng này kết hợp với chứng ợ nóng (từ ổ bụng, dạ dày mang đến cảm giác nóng lên cổ). Triệu chứng này là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày nhất là sau khi ăn no, khó tiêu, thời gian nghỉ ngơi. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua trong miệng khi có cảm giác ợ lên.

Ợ hơi: Là triệu chứng thường gặp khi đói. Cũng giống như ợ hơi và ợ nóng, ợ hơi cũng xảy ra nhiều khi bạn có cảm giác khó tiêu, ăn no,...

Xuất hiện các triệu chứng nôn, ói, buồn nôn: triệu chứng này và cảm giác nghẹn thức ăn là triệu chứng thường gặp sau khi ăn. Đặc biệt, những người mắc chứng trào ngược axit dạ dày rất dễ ói khi bị ốm nghén,say sóng, say tàu xe,...

Ăn không ngon, khó nuốt: Triệu chứng này biểu hiện sự trào ngược axit dạ dày, trào ngược dịch mật, mang đến cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, axit dạ dày trào lên sẽ gây sưng thực quản, dẫn đến khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Từ đó dẫn đến cảm giác ăn không ngon, chán ăn, sụt cân,...

Các triệu chứng ho, viêm họng, miệng tiết nhiều nước bọt, khàn giọng: Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này là do axit dạ dày bị trào ngược mang lại. Khi axit dạ dày ợ lên và phản xạ tự nhiên gây tiết nhiều nước bọt, sưng tấy dây thanh quản, ho, khản tiếng,...

Có cảm giác đau tức vùng ngực: Triệu chứng này có nguyên nhân từ sự kích thích các sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực. Cảm giác đau tức ngực do trào ngược axit dạ dày rất dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch.

Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày  thực quản hiệu quả, an toàn
Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân bởi tính an toàn và hiệu quả toàn diện. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng trào ngược dạ dày xuất phát từ hai nguyên nhân trực tiếp: Do vấn đề bất thường từ thực quản, và vấn đề về dạ dày.

Nguyên nhân từ bất thường ở cơ quan thực quản

Do sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản

Thông thường, sự hoạt động của cơ dưới thực quản sẽ diễn ra theo một trình tự nhất định. Các cơ này sẽ mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn, sau đó đóng lại, không cho các loại dịch ở dạ dày trào lên. Tuy nhiên, khi các cơ thắt dưới thực quản có vấn đề như lực trương của cơ bị giảm sẽ khiến cho chức năng của các cơ này yếu đi.

Đồng thời, sự tác động của dịch vị đến thực quản bị giảm do axit dạ dày trung hòa với dịch ở thực quản, nước bọt dẫn đến hiện tượng axit dạ dày trào ngược lại thực quản. Như vậy, sự co thắt của cơ thắt dưới thực quản có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng trào ngược axit dạ dày.

Do sự bất thường ở cơ hoành

Như chúng ta đã biết, phần ổ bụng và phần ngực được ngăn cách bởi hệ thống cơ hoành. Loại cơ này được ví như cánh cổng thành vùng bụng. Khi cánh cổng này khẽ khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản. Trong trường hợp cơ hoành bị thoát vị sẽ tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên do cơ hoành và cơ thắt dưới không ở cùng một vị trí, không có sự thống nhất trong hoạt động.

Nguyên nhân đến từ sự bất thường ở dạ dày

Có hai nguyên nhân chính đến từ dạ dày làm xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày mà chúng ta phải nói đến, bao gồm:

Do tình trạng thức ăn không được tiêu hóa, tồn lại trong dạ dày. Các bệnh liên quan đến dạ dày như: Ung thư dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị,... cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào axit dạ dày lên thực quản.

Do lực tác động đến ổ bụng lớn. Các tình huống như ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây áp lực lớn cho ổ bụng. Từ đó trào ngược axit ở dạ dày có điều kiện để xuất hiện.

Các lý do khác

Bên cạnh hai nguyên nhân chính đến từ thực quản và dạ dày, còn có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày như:

Thừa cân: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn người bình thường trong đó có trào axit dạ dày. Nói như vậy vì cân năng là một trong yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng, cơ thắt thực quản cụ thể là tạo áp lực lớn lên các bộ phận này. Từ đó, nguy cơ mắc chứng bệnh này cũng tăng lên.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Người có thói quen sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, ăn quá no, ăn chanh, cam khi đói,... có nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày cao.

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, trào ngược dạ dày thực quản là thuộc chứng khi nghịch. Các triệu chứng chính của bệnh này được biểu hiện ở 3 tạng:

  • Vị (dạ dày).
  • Can (gan).
  • Phế (hầu, phổi).

Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường thì nguyên khí thuận, vị chủ giáng xuống để đẩy thức ăn xuống ruột non. Khả năng giáng xuống của Vị được điều khiển bởi một chức năng sơ tiết của Can. Do đó, khí trong các cơ quan này bất thường sẽ gây nên tình trạng khí lưu thông không thuận từ đó sinh ra bệnh tật. Chứng giáng khí trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan đến các yếu tố sau:

Tổn thương tỳ vị do chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều đồ cay, nóng, uống rượu bia nhiều.

Ăn nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

Đây là những thực phẩm gây kích thích tỳ vị, khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Khi tỳ vị tổn thương, nó sẽ mất đi khả năng nuôi dưỡng Phế. Lúc này, người bệnh có các triệu chứng như: khó thở, tức ngực, ho khan hoặc ho có đờm…

Chức năng bài tiết của Can chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu và stress. Do đó, khi can khí không thuận sẽ gây ra khí nghịch, dẫn đến trào ngược dạ dày và các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng và ợ chua, buồn nôn, đau họng do nôn, khó kiểm soát cảm xúc.

Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày  thực quản hiệu quả, an toàn
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Một số bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược dạ dày bằng Y học cổ truyền là một giải pháp lâu dài hiệu quả và ít gây các tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày do cơ thể suy nhược

Y học cổ truyền cho rằng, nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày là vì cơ thể bị suy yếu, thể trạng kém làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và dịch axit tăng nhiều hơn. Do đó, bài thuốc Y học cổ truyền này phù hợp cho những ai muốn tăng cường sức khỏe, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng… gây ra.

Chuẩn bị nguyên liệu: Cam thảo, mã đề, bạch truật, liên nhục, hoài sơn và đương quy mỗi thứ 16gr; đan bì, râu ngô và bạch thược mỗi thứ 12gr; bán hạ, chi từ và trần bì mỗi thứ 10gr;

Cách sắc: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc thuốc, đổ nước cho ngập rồi đun sôi nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn 1 bát.

Cách dùng: Một thang thuốc sắc làm 4 phần dùng trong 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày do căng thẳng

Mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên và kéo dài chính là tác nhân làm hư nhược tỳ vị, dịch vị không lưu thông hiệu quả dẫn đến chứng trào ngược dạ dày. Khi sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền này, người bệnh sẽ cảm thấy khí huyết ổn định, ngủ ngon, bớt căng thẳng, đồng thời sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc gồm các vị: Hoài sơn, cát căn, liên nhục, ngưu tất và bạch truật mỗi thứ 16gr; chỉ xác và bán hạ thế mỗi thứ 10gr; hắc táo nhân và phòng sâm mỗi loại 20gr; viễn chí, trần bì và cam thảo mỗi loại 12gr.

Cách sắc: Đem những dược liệu này đi rửa sạch rồi cho vào nồi sắc thuốc, đổ nước ngập và đun cho đến khi còn 1 bát.

Cách dùng: Một thang thuốc sắc làm 4 bát, mỗi ngày uống 2 bát sau ăn, dùng hết trong 2 ngày.

Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày  thực quản hiệu quả, an toàn
Trào ngược axit dạ dày do những bất thường ở cơ hoành, cơ thắt dưới thực quản. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày do chế độ ăn không lành mạnh

Chế độ ăn uống hằng ngày có tác động trực tiếp tới tình trạng và cách điều trị bệnh. Nếu người bệnh bị trào ngược dạ dày do ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ dầu mỡ, chất béo, nhiều chua, cay, ăn lạnh… Bài thuốc Y học cổ truyền này có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết, tăng cường sức đề kháng.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày do chế độ ăn uống không lành mạnh

Bài thuốc gồm các vị: Ngũ sắc, bạch truật, lá đắng, tía tô, biển đậu, sâm đại hành mỗi loại 16g; đương quy, lá lốt và xương bồ mỗi loại 16g; chỉ xác và trần bì mỗi thứ 10g; hoàng kỳ 15g; sinh khương 4g.

Cách sắc: Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi thuốc ngập nước, đun cho đến khi còn khoảng 1 bát thuốc.

Cách dùng: Chia bát thuốc làm 4 phần, mỗi ngày dùng 2 phần.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày do ợ chua nhiều

Nếu như bạn đang cảm thấy khó chịu và phiền toái do hiện tượng ợ chua, ợ nóng, đầy hơi gây ra, nên sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền này. Bởi bài thuốc thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh trào ngược dạ dày này có khả năng tiêu thực, điều khí, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi… làm viêm thanh quản, hôi miệng, sâu răng.

Bài thuốc gồm các vị: Thược dược, chi tử và đan bì mỗi loại 20g; bối mẫu 12g; thanh bì 8g; trần bì 10g; trách tả 16g.

Cách dùng: Rửa sạch tất cả những dược liệu trên, cho vào nồi sắc thuốc đổ ngập nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng hơn bát nước.

Cách dùng: Chia thành 4 bát thuốc uống trong 2 ngày, mỗi ngày dùng 2 lần sau bữa ăn.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày có chứng buồn nôn

Những người mắc trào ngược dạ dày thường có cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hay trước bữa ăn. Để trị dứt điểm hiện tượng này, bạn hãy sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày dưới đây.

Bài thuốc gồm các vị: Thục tiêu 10gr; nhân sâm 15gr; can khương 30gr; kết hợp cùng di đường 100gr.

Cách sắc: Mang nguyên liệu đi rửa sạch để cho ráo nước, chuẩn bị nồi nước gần đầy cho dược liệu vào đun sôi nhỏ lửa, tắt bếp khi chỉ còn 300ml.

Cách dùng: Chia bát thuốc 300ml thành 4 lần uống, dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần sau ăn.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày này phù hợp với những trường hợp có các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, bực bội, chán ăn, mất ngủ,… Khi sử dụng, thuốc có tác dụng điều khí và bồi bổ bình can.

Bài thuốc gồm: Mã đề, rau má, tang diệp mỗi thứ 20gr; trần bì, bán hạ, hậu phác, hạ liên châu mỗi loại 10gr; hoài sơn, phòng sâm, củ đinh lăng, đương quy, bạch truật, cỏ mực, hắc táo nhân mỗi thứ 16gr; cam thảo, bạch thược, thục địa mỗi thứ 12gr; chỉ xác 8gr.

Cách sắc: Rửa sạch cho vào nồi sắc thuốc, đun nhỏ lửa. 2 ngày sắc 1 thang.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần trước ăn.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày do đau thượng vị

Khi người bệnh thấy mình bị đau nhức vùng thượng vị sau đó lan sang hai bên sườn, hay ợ chua, cơ thể mệt mỏi, cáu gắt nhiều. Hãy sử dụng bài thuốc này để làm giảm các triệu chứng trên.

Nguyên liệu cần có: Diên hồ sách, cam thảo, trần bì mỗi thứ 12g; hương phụ và ô dược mỗi loại 20g; sa nhân 8g.

Cách sắc: Rửa sạch dược liệu, cho 1 thang thuốc với 1,5 lít nước vào nồi, đun cô đặc lại còn 150ml.

Cách dùng: Bỏ bã, chia 150ml thuốc thành 4 lần uống trong ngày.

Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày  thực quản hiệu quả, an toàn
Theo Y học cổ truyền, trào ngược dạ dày thực quản là thuộc chứng khi nghịch. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày, phục hồi cơ thể

Những người mắc trào ngược dạ dày thường bị mất nước và cơ thể suy nhược do tiêu chảy nhiều. Vì vậy, để chữa dứt điểm được tình trạng bệnh đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần thực hiện bài thuốc Y học cổ truyền này theo các bước dưới đây.

Bài thuốc gồm: Mạch nhà và thần khúc mỗi loại 20gr; trần bì, liên kiều mỗi thứ 8gr; sơn tra, bán hạ mỗi loại 16gr; phục linh 18gr; lá bạc tử 10gr.

Cách sắc: Rửa sạch nguyên liệu, đem đi đập dập nát, cho vào nồi sắc với 1,5 lít nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 250ml.

Cách dùng: Chia 250ml thuốc thành 3 lần uống trong ngày và 1 lần uống vào buổi tối.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày với Sơ can Bình vị tán

Nhắc đến các bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày không thể không nhắc tới bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm thuốc dân tộc. Bài thuốc này được bào chế từ dược liệu tự nhiên 100% an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

Bài thuốc gồm các thành phần chính là: Bổ chính sâm, ô tặc cốt, cam thảo, chè dây, đương quy, tam thất, bạch thược, sài hồ…

Tùy vào thể trạng mà lương y, bác sĩ đơn vị sẽ kê đơn, kết hợp 2 trong 3 phương thuốc là Sơ can Bình vị – Viêm loét HP, Sơ can Bình vị – Trào ngược và Cao Bình vị. Nhằm mang đến sự tiện lợi cho người bệnh, đơn vị đã bào chế thuốc chữa trào ngược dạ dày này thành 2 dạng 1 là thuốc dạng thang sắc, dạng thứ 2 đã được bào chế dạng viên hoàn và cao. Bài thuốc Sơ can Bình vị tán được đông đảo bệnh nhân và giới chuyên môn đánh giá cao.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày Bình vị thần hiệu thang

Bình vị thần hiệu thang là một trong những bài thuốc Y học cổ truyền nổi tiếng của Trung tâm thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam trong điều trị bệnh dạ dày, trào ngược.

Bài thuốc gồm các thành phần chính là: Bạch truật, Hoài sơn, Bạch linh, Ô dược, Hoàng kỳ, Hương Phụ… Các thành phần là dược liệu tự nhiên có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ, người bệnh sẽ được kê đơn, bốc thuốc.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày Bình vị thần hiệu thang có tác dụng ngăn chặn ngoại tà xâm nhập gây hại, tăng cường chức năng cho phủ tạng, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng, nâng cao thể trạng sức khỏe.

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang – Hết trào ngược, kháng viêm niêm mạc dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc độc quyền của Nhất Nam Y Viện, đơn vị được biết đến đi tiên phong trong nghiên cứu và phục dựng các bài thuốc được dùng cho vua chúa triều Nguyễn. Đây là những bài thuốc mang giá trị điều trị bệnh cao được ghi chép trong cuốn Ngự dược nhật ký – Châu bản triều Nguyễn. Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chính là thành quả của công trình “Nghiên cứu & Phục dựng YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh dạ dày”, những bài thuốc giúp làm nên Nhất Nam Bình Vị Khang có thể kể đến như: Quy tỳ thang, Bát vị hoàn, Phụ tử lý trung thang, Hương Sa lục quân,…

Với nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày bao gồm những yếu tố như: Tỳ, Vị tổn thương và rối loạn công năng do tích trệ đồ ăn, dịch vị quá nhiều, co bóp rối loạn đẩy axit lên trên. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: Khí huyết không thông, tâm lý bất ổn, hay lo lắng, căng thẳng, ăn uống không điều độ cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày. Do đó, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang điều trị trào ngược theo nguyên tắc “Điều hòa KHÍ – HUYẾT, GIÁNG KHÍ nhằm nuôi dưỡng, giúp dạ dày hoạt động bình ổn, tiêu hóa được thức ăn, đưa thức ăn đi xuống”. Cụ thể, bài thuốc sẽ tập trung vào:

Phục hồi chức năng các tạng phủ, nhất là Tỳ, Vị và cơ quan điều hòa KHÍ- HUYẾT tại dạ dày là CAN, THẬN

Làm ấm dạ dày, trung hòa dịch vị

Với sự kết hợp của ba bài thuốc nhỏ gồm: Nhất Nam Bình Vị Hoàn, Cao Nhất Nam Bình Vị, Nhất Nam Giải Độc được ứng dụng theo cơ chế 3 tác động: Điều trị triệu chứng – Điều trị căn nguyên – Điều trị dự phòng, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang đem lại hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày tối ưu.

Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa trào ngược dạ dày  thực quản hiệu quả, an toàn
Y học cổ truyền chữa bệnh dạ dày, ngoài công dụng trị trào ngược dạ dày còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng…. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng Y học cổ truyền

Chữa trào ngược bằng Y học cổ truyền được cho là phương pháp an toàn nhưng cũng có một số điểm cần lưu ý để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nhà cung cấp thuốc an toàn và uy tín.

Trước khi dùng thuốc, cần được các bác sĩ Y học cổ truyền bắt mạch, khám bệnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Khi dùng thuốc điều trị bệnh, bạn cần thích nghi với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Không ngưng dùng thuốc khi bạn cảm thấy bệnh đã thuyên giảm, cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị.

Sau khi thấy dùng thuốc trong thời gian dài không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám lại và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Không được ngắt quãng hay tự ý tăng giảm liều lượng thuốc sẽ không đem lại hiệu quả điều trị.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

TT Green Việt Nam: “Trao sức khỏe - Nhận niềm tin”

TT Green Việt Nam: “Trao sức khỏe - Nhận niềm tin”

Công ty Cổ phần TT Green Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dưỡng sinh bằng phương pháp kết hợp giữa Y học cổ truyền và công nghệ hiện đại.
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?

Cây phan tả diệp có tác dụng gì?

Phan tả diệp là một vị thuốc có ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng

Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng

Mần tưới là một trong những loại cây trồng phổ biến ở nông thôn, miền núi. Người dân thường sử dụng làm rau gia vị. Bên cạnh đó, mần tưới còn có tác dụng chữa bệnh, chủ trị cảm nắng, mụn nhọt, tỳ vị hư yếu...

Cùng chuyên mục

[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà

[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây). Ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc, có nhiều tác dụng như giảm đau khớp, giảm trầm cảm, chống ung thư...
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?

Sử quân tử là loài cây leo được trồng khá phổ biến nhờ nở hoa khá đẹp. Tuy nhiên, ít người biết rằng các bộ phận của cây sử quân tử đều có tác dụng chữa bệnh.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na

Na còn có tên gọi khác là mãng cầu ta, sa lê, phan lệ chi… có vị ngọt, hơi chua, tính ẩm. Quả na không chỉ là loại trái cây thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà các bộ phận của cây na đều có tác dụng chữa rất nhiều bệnh.
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam

Bài thuốc dân gian từ cây rau sam

Rau sam là loại rau dân dã quen thuộc với người Việt. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau sam còn có đặc tính dược lý đa dạng giúp điều trị một số bệnh thường gặp…
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng

Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng

Trong khuôn khổ lễ ký kết chuyển giao công nghệ dưỡng sinh trị liệu, Công ty CP TT-Green Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ đặc biệt với Ths.Bs CKI Nguyễn Thái Biềng - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lý Học viện Quân Y - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng y dược Phương Đông - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dưỡng sinh.
Cách trị nhiệt miệng theo Đông y

Cách trị nhiệt miệng theo Đông y

Nhiệt miệng (hay loét miệng) là tình trạng thường gặp trong đời sống. Bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, gây xót miệng, đau rát, ăn mất ngon, có thể dẫn tới mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Các tin khác

Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness

Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness

Mối liên kết đặc biệt giữa Nguyễn Khắc Hưng và Tiến sĩ Phan Quốc Việt đã tạo nên một sức mạnh không thể tưởng tượng. Sự kết hợp giữa trí tuệ, sự kiên nhẫn của thế hệ trước và năng lượng, tiềm năng của thế hệ trẻ đã tạo ra một câu chuyện đầy cảm hứng về sức mạnh con người.
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương

Can khương là tên gọi khác của gừng khô. Nhờ chứa thành phần đa dạng với dược tính cao nên can khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y.
Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến

Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến

Có thể nói, trong số những vị thuốc đông y thì cam thảo là một trong những loại phổ biến nhất. Chúng xuất hiện trong đời sống thường ngày, là thành phần trong các loại đồ uống, gia vị… Vậy cam thảo có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Sử dụng cam thảo thường xuyên liệu có gây hại gì hay không? Hãy cùng Sức khỏe Việt tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?

Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?

Bạch truật là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y, có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa.
Khẳng định vai trò quan trọng của y học cổ truyền trong nền y học thế giới

Khẳng định vai trò quan trọng của y học cổ truyền trong nền y học thế giới

Theo phóng viên TTXVN, tại Hội thảo quốc tế về Y học tích hợp, các liệu pháp chăm sóc tự nhiên và cổ truyền, khoa học thực vật diễn ra tại thành phố Milan, miền Bắc Italy, trong các ngày 12-13/8, nhóm tác giả Việt Nam thuộc dự án nghiên cứu sản phẩm phòng và điều trị huyết khối từ thảo dược đã được mời trình bày báo cáo.
Công dụng và bài thuốc từ cây sa nhân

Công dụng và bài thuốc từ cây sa nhân

Theo Y học cổ truyền, cây sa nhân chuyên được dùng để điều trị những bệnh lý liên quan đến xương khớp, dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại dược liệu này.
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cây tía tô

[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cây tía tô

Tía tô là một cây gia vị quen thuộc trong đời sống, đồng thời còn là một loại dược liệu với nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Giảm viêm đại tràng hiệu quả, an toàn với thảo dược

Giảm viêm đại tràng hiệu quả, an toàn với thảo dược

Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nên cần kết hợp thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Trong đó, phương pháp chữa bệnh đại tràng bằng các loại thảo dược từ tự nhiên được xem là an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ.
Tìm hiểu công dụng của tâm sen đối với sức khỏe

Tìm hiểu công dụng của tâm sen đối với sức khỏe

Tâm sen là phần mầm của hạt sen, thường được sử dụng pha trà để uống. Bên cạnh đó, nó còn là một loại dược liệu có nhiều lợi ích với sức khỏe.
Phương pháp điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết

Phương pháp điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo TTND.GS.TS Trương Việt Bình, sốt xuất huyết Dengue là bệnh sốt có xuất huyết được gây ra do Dengue virus, mức độ xuất huyết khác nhau tuỳ từng bệnh nhân, có thể từ phát ban nhẹ cho tới xuất huyết nội tạng gây truỵ tim mạch.
Xem thêm
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Sáng 24/8, tại UBND xã Chiềng Bôm, Hội Nam y Việt Nam kết hợp với Công ty cổ phần Ao Vua đã tổ chức trao quà hỗ trợ cho bà con ảnh hưởng của đợt lũ lụt...
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quyên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

SKV - Trong hai ngày 17 và 18/8, Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị xã Duyên Hải và Chi hội Nhịp cầu yêu thương – Hội Y tế Công cộng TP.HCM tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh).
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 28/7, Chi Hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2024.
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Phiên bản di động