Những điều cần biết về Nghị định số 63/2021/NĐ-CP

Nghị định số 63/2021/NĐ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Ảnh Minh Họa

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS số 71/2020/QH14 đã được Quốc hội chính thức thông qua ngày 16/11/2020. Qua đó, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS góp phần giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp, giảm số tử vong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp /100.000 dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 5, khoản 7 và khoản 11 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS về: Quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác; Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV; Nguồn ngân sách nhà nước và phương thức chi trả đối với chi phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai không có thẻ bảo hiểm y tế và phần chi phí xét nghiệm HIV Quỹ bảo hiểm y tế không chi trả đối với phụ nữ mang thai có thẻ bảo hiểm y tế.

Nghị định gồm 5 Chương chia thành 15 Điều và 02 phụ lục. Chương I là những Quy định chung gồm 2 Điều: phạm vi điều chỉnh và giải thích từ ngữ.

Chương II về nội dung quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong cơ sở quản lý gồm 6 Điều: Quản lý đối tượng; Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở quản lý; Tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý; Chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cho đối tượng quản lý; Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV và Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để dự phòng lây nhiễm HIV.

Chương III về nội dung Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV gồm 2 Điều: Đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV và Tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV.

Chương IV về nguồn ngân sách Nhà nước và phương thức chi trả đối với chi phí xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai không có thẻ bảo hiểm y tế và phần chi phí xét nghiệm HIV quỹ Bảo hiểm y tế không chi trả đối với phụ nữ mang thai có thẻ Bảo hiểm y tế gồm 2 Điều: Nguồn ngân sách nhà nước, Phương thức chi trả.

Chương V là Điều khoản thi hành với 3 Điều: Tổ chức thực hiện, Hiệu lực thi hành và Trách nhiệm thi hành.

Theo Nghị định, Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về tư vấn, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV; Lập kế hoạch cung ứng, điều phối và quản lý sử dụng thuốc kháng HIV cho các đối tượng quản lý; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý; Lập kế hoạch năm, kế hoạch tiếp nhận, tổng hợp tình hình sử dụng và tồn kho thuốc kháng HIV tại các cơ sở quản lý gửi Bộ Y tế; Chỉ định các cơ sở y tế đủ điều kiện thuộc thẩm quyền quản lý, cơ sở được chỉ định để phối hợp với cơ sở quản lý tổ chức tư vấn, xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý đối với các cơ sở quản lý không đáp ứng đủ điều kiện; Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức thực hiện Nghị định này.

Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý; Chỉ đạo các cơ sở quản lý lập kế hoạch năm, kế hoạch tiếp nhận, tổng hợp tình hình sử dụng và tồn kho thuốc kháng HIV tại cơ sở quản lý gửi Bộ Y tế; Phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế chỉ định các cơ sở điều trị đủ điều kiện điều trị bằng thuốc kháng HIV phối hợp với cơ sở quản lý tổ chức điều trị cho đối tượng quản lý; Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức thực hiện Nghị định này.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: Tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý; Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức thực hiện Nghị định này.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, ngân sách và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định tại Nghị định này.

Sở Y tế có trách nhiệm chỉ định các cơ sở y tế phối hợp với cơ sở quản lý tổ chức tư vấn, xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý đối với các cơ sở quản lý không đáp ứng đủ điều kiện, trừ các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Cơ sở quản lý có trách nhiệm bảo đảm tất cả các đối tượng quản lý được tư vấn, xét nghiệm HIV, chăm sóc, điều trị bằng thuốc kháng HIV, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điều trị các bệnh đồng nhiễm khác và dự phòng lây nhiễm HIV; Cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng quản lý theo thẩm quyền và phạm vi quản lý; Lập kế hoạch, tiếp nhận, sử dụng và báo cáo tình hình sử dụng thuốc kháng HIV theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo quy định.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Thu Trang

Cùng chuyên mục

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Ngộ độc xyanua từ những món ăn quen thuộc trong đời sống

Ngộ độc xyanua từ những món ăn quen thuộc trong đời sống

Xyanua là một hóa chất cực độc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng kể cả ở nhiều dạng hợp chất khác nhau. Xyanua thường được dùng trong công nghiệp nhưng nó cũng xuất hiện tự nhiên trong một số thực phẩm. Nếu không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc nặng đối với người ăn.
Truyền thông Ấn Độ về Chính sách “Hành động Hướng đông” (AEP) ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2022 đến nay

Truyền thông Ấn Độ về Chính sách “Hành động Hướng đông” (AEP) ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2022 đến nay

Những phát hiện trong bài nghiên cứu chỉ ra vai trò của truyền thông báo chí Ấn Độ trong việc đóng khung nhận thức của công chúng về hình ảnh tích cực của Chính sách Hành động Hướng Đông và vai trò của Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tầm quan trọng của công tác đánh giá công nghệ y tế

Tầm quan trọng của công tác đánh giá công nghệ y tế

Đánh giá công nghệ y tế được xác định là công cụ quan trọng trong việc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu, thuốc hiếm, trong đàm phán giá, lựa chọn các can thiệp y tế để xây dựng danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả; nhất là trong xây dựng gói quyền lợi bảo hiểm y tế.
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là các rối loạn chức năng của đại tràng, thường bị tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm.
Cách trung hòa axit dạ dày vô cùng hiệu quả tại nhà

Cách trung hòa axit dạ dày vô cùng hiệu quả tại nhà

Axit dạ dày là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa, giúp phân giải thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, khi mức độ axit trong dạ dày bị mất cân bằng, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các tin khác

Bệnh viện Phúc Sơn (Thái Bình): An toàn của người bệnh là hàng đầu

Bệnh viện Phúc Sơn (Thái Bình): An toàn của người bệnh là hàng đầu

Chiều 26/6/2024, Bệnh viện Đa khoa Phúc Sơn (Thái Bình) đã tổ chức khóa tập huấn “An toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa”. Đây là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ của bệnh viện về an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa trong công tác khám, chữa bệnh.
Cập nhật nhiều phương pháp mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh xương khớp

Cập nhật nhiều phương pháp mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh xương khớp

(SKV) - Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 22 năm 2024 được Liên chi hội Thấp khớp học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) trong ngày 28, 29/6 đã cập nhật nhiều nhiều phương pháp mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh xương khớp.
Cảnh báo ngộ độc sâu ban miêu

Cảnh báo ngộ độc sâu ban miêu

Thời gian gần đây, tại một số địa phương xảy ra nhiều vụ ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên ăn các loại côn trùng lạ; không tùy tiện sử dụng các bài thuốc có thành phần sâu ban miêu.
Điều trị thành công cho ca bệnh hiếm gặp thứ 10 trên thế giới

Điều trị thành công cho ca bệnh hiếm gặp thứ 10 trên thế giới

Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho ca bệnh hiếm gặp thứ 10 trên thế giới. Sau gần 200 ngày, bệnh nhân 19 tuổi mắc bệnh Pemphigus á u và có khối u lớn sau phúc mạc đã được cứu sống.
Quy định cụ thể về kinh doanh thuốc trên thương mại điện tử

Quy định cụ thể về kinh doanh thuốc trên thương mại điện tử

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đề xuất quy định, chỉ cho phép các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh theo phương thức truyền thống, được phép kinh doanh thêm trên thương mại điện tử.
Ghi nhận nhiều tiến bộ từ nghiên cứu lâm sàng trong điều trị ung thư phổi

Ghi nhận nhiều tiến bộ từ nghiên cứu lâm sàng trong điều trị ung thư phổi

Ngày 22/6/2024, Bệnh viện K phối hợp với công ty AstraZeneca đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu viên ung thư phổi toàn quốc với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia y tế trong lĩnh vực điều trị ung thư.
Cách sử dụng đồ nhựa an toàn, giảm tác hại đối với sức khỏe

Cách sử dụng đồ nhựa an toàn, giảm tác hại đối với sức khỏe

Đồ nhựa có ưu điểm nhẹ, rẻ tiền. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ nhựa không đúng cách có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe con người.
RU-26 SAMAN - Đột phá mới trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe

RU-26 SAMAN - Đột phá mới trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 20/6/2024, Viện Y học bản địa Việt Nam đã tổ chức lễ nghiệm thu đề tài khoa học và nghiên cứu cấp viện, công bố sản phẩm "RU-26 SAMAN" - một đột phá mới trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sửa đổi Luật Dược: Cần kiểm soát để hạn chế việc tăng giá thuốc

Sửa đổi Luật Dược: Cần kiểm soát để hạn chế việc tăng giá thuốc

Theo Ủy ban Xã hội, giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá thuốc qua mỗi khâu trung gian, từ cơ sở sản xuất đến cơ sở kinh doanh dược và đến tay người tiêu dùng.
Luật Dược (sửa đổi): Tháo gỡ những bất cập, đảm bảo nguồn cung thuốc

Luật Dược (sửa đổi): Tháo gỡ những bất cập, đảm bảo nguồn cung thuốc

Để giải quyết những vấn đề vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động