Những lưu ý khi sắc thuốc đông y

Thuốc thang sắc là một phương pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền. Quá trình sắc thuốc có tác động rất nhiều đến dược tính của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Vậy khi sắc thuốc cần lưu ý điều gì?

Theo kinh nghiệm được ghi chép lại trong cuốn Dược phẩm vậng yếu của Danh Y Hải Thượng Lãn Ông, cách sắc thuốc có tác động rất nhiều đến dược tính của thuốc.

Cách sắc thuốc thông thường là cho thuốc thang vào nồi, đổ nước ngập thuốc. Khi nước đã sôi, đun lửa nhỏ, sôi âm ỉ, tránh để sôi trào ra ngoài. Đậy vung nồi kín, không nên mở vung nồi ấm sắc, vì dễ bay hơi, mất hoạt chất của thuốc và thường sẽ cho 3 phần nước, đun cô đặc còn 1 phần.

Sắc thuốc thế nào để đảm bảo dược tính? - Ảnh 1.

Thuốc điều trị bệnh mạn tính nên ngâm thuốc trước khi sắc. https://suckhoeviet.org.vn/

Trường hợp, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân tự sắc thuốc tại gia, nên lưu ý một số điểm để đảm bảo chất lượng dược tính của thang thuốc:

1. Dụng cụ sắc thuốc

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu mã ấm sắc thuốc tiện lợi, dễ sử dụng, dung tích phù hợp với không gian bếp sống hiện đại. Ấm sắc được làm từ nguyên liệu đa dạng như nồi sắc kim loại, inox, siêu đất…

Việc lựa chọn chất liệu dụng cụ sắc thuốc có vai trò rất quan trọng, vì chất liệu ở ấm sắc có thể sẽ làm biến chất dược tính của các vị thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị của bài thuốc.

Tuyệt đối không dùng nồi kim loại để sắc thuốc thang. Tốt nhất, nên dùng siêu đất để sắc thuốc. Chúng ta có thể tham khảo một số siêu ấm điện làm từ gốm được sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

2. Chú ý trong khi sắc thuốc

2.1.Trước khi sắc thuốc

Đa số chúng ta thường bỏ qua bước ngâm thuốc, mà sắc thuốc luôn. Đối với thang thuốc điều trị bệnh cấp tính như cảm mạo phong hàn, rối loạn đường tiêu hóa… bệnh mới mắc thì có thể bỏ qua bước này.

Tuy nhiên, với thang thuốc điều trị bệnh mạn tính, bệnh đã diễn biến một thời gian khoảng từ 3 tháng trở lên thì cần ngâm thuốc trước khi sắc.

Nên ngâm với nước sạch từ 15 - 20 phút để nước ngấm đều vào bên trong vị thuốc. Như vậy khi sắc sẽ chiết xuất được tối đa thành phần dược tính của thuốc.

Không nên để nguyên vị thuốc đối với một số vị thuốc cứng rắn, có nguồn gốc từ động vật như miếp giáp, qui bản, long cốt, mẫu lệ… hoặc loại thuốc thực vật có dạng hạt, quả khô cứng như hạnh nhân, đào nhân, sa nhân, nhục đậu khấu…

Trong trường hợp thang thuốc có những vị thuốc từ động vật và thực vật có tính chất cứng rắn như nêu trên, thì trước khi sắc thuốc cần đập vụn, giã nhỏ mịn vị thuốc, rồi mới bỏ vào nồi đun. Có như vậy hoạt chất từ thuốc mới ngấm ra tốt hơn, nhanh hơn.

Riêng những vị thuốc nhỏ, có sợi lông nhỏ… có thể kích thích lên niêm mạc hầu họng gây dị ứng, khó chịu với người uống thuốc. Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên đựng các vị thuốc đó vào một túi vải lọc, gói lại, để vào ấm sắc chung các vị thuốc khác. Hoặc cần cẩn thận lọc kĩ cặn thuốc sau khi sắc thuốc xong.

Một số vị thuốc từ thực vật sử dụng lá hoặc toàn thảo có kích thước lớn như ty qua lạc, kim tiền thảo, lá khôi… sẽ chiếm nhiều diện tích ấm sắc, ảnh hưởng đến việc lấy tỷ lệ nước sắc và cô đặc thuốc. Vậy nên, cần sắc bỏ bã trước, sau đó cho phần nước thuốc đã sắc vào ấm sắc thang thuốc chung, lấy nước sắc với các vị thuốc khác để uống.

Cuối cùng trước khi sắc thuốc cần sắc những vị thuốc có độc như hắc phụ tử… vào nồi sắc trước, sau đó mới bỏ các vị thuốc còn lại vào sau.

Sắc thuốc thế nào để đảm bảo dược tính? - Ảnh 3.

Mỗi vị thuốc khác nhau cần có cách sắc phù hợp để đảm bảo dược tính của thuốc. https://suckhoeviet.org.vn/

2.2. Trong khi sắc thuốc

Đối với thuốc thuộc nhóm giải biểu, có hương thơm… không nên đun quá lâu với lửa nhỏ. Vì khi sắc những vị thuốc đó lâu, sẽ phát tán hương liệu, làm giảm dược tính của thuốc.

Lưu ý, khi nước sôi, bỏ vị thuốc vào nồi, chỉ sắc trong vòng 3-5 phút thì bắc nồi thuốc ra. Hoặc tán nhỏ thuốc hòa vào nước thuốc uống.

Đối với thuốc thuộc nhóm bổ là chính như thục địa, bạch truật, hoài sơn, long nhãn, liên nhục… thì cần đun thuốc với lửa nhỏ, sắc thuốc từ từ.

Sau khi sắc thuốc xong, nước thuốc còn sôi thì cho các vị thuốc có tính dẻo, dính như: Di đường, mật ong, a giao… đợi các vị thuốc này hòa tan vào nước thuốc rồi mới uống.

Lưu ý: Bệnh nhân sử dụng bất kì vị thuốc đông y nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn tham vấn.

Nguồn: Những lưu ý khi sắc thuốc đông y

BS. Lan Anh
suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa

Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa

Ngày 23/11, Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo năm 2024 được tổ chức tại Nhà thi đấu thể dục thể thao huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng với sự tham gia đông đủ của những đội được tuyển chọn từ các xã, thị trấn trực thuộc huyện.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 - Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

Sáng ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM, lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn quốc lần thứ hai - VIETRAMED EXPO 2024 - đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

SKV - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk.
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.

Các tin khác

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động