Những người không nên ăn gừng
4 loại thảo dược hỗ trợ giải cứu viêm mũi dị ứng mùa xuân |
Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, gừng tên khoa học là Zingiber officinale Rosc, thuộc họ gừng Zingiberaceae.
Gừng là cây thảo, sống dai, có thân rễ nạc và phân nhánh xòe ra như hình bàn tay, gần như trên cùng một mặt phẳng, mang nhiều chồi, từ đó mọc ra những thân thực cao 80-100cm. Lá gừng thuôn hình ngọn giáo, dài 20-30cm, mọc thẳng lên, hoa vàng xanh, mép tím, quả mọng.
Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi. Trong y học cổ truyền gừng có tên gọi là khương, tuỳ từng cách chế biến lại có công dụng khác nhau:
- Sinh khương (gừng sống) có tính vị: vị cay, tính hơi ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Tác dụng của gừng sống dùng trong trường hợp chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hoá.
- Thán khương (gừng nướng cháy) có vị cay, tính ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Gừng nướng thường được dùng trong trường hợp lạnh bụng đi ngoài.
- Can khương (Gừng khô) có vị cay, tính nóng. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Gừng khô dùng tán phong hàn chủ trị cảm lạnh, thổ tả.
- Vỏ gừng (hương bì) có vị cay, tính hơi ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Vỏ gừng được dùng trong các trường hợp tiêu phù thũng.
Gừng gia vị tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn nhiều,suckhoeviet.org.vn |
Gừng là dược liệu tốt cho sức khoẻ, nhưng những người này không nên sử dụng gừng
Người có vấn đề tiêu hoá
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng gừng được dùng nhiều trong các bài thuốc kích thích tiêu hoá, chống lạnh bụng khi ăn đồ tanh. Tuy nhiên, gừng sẽ không tốt đối với người có viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính. Nguyên nhân, gừng có thể gây ra tăng tình trạng viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Đối với những người đang điều trị viêm ruột, ung thư đường tiêu hoá cũng cần tránh ăn gừng.
Người có bệnh lý gan
Gừng cũng được biết đến là gia vị tốt cho gan. Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan nên không phù hợp với người có bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan.
Trường hợp từng bị sỏi mật cũng tránh ăn gừng để tránh tạo ra kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được gây sỏi trong đường mật.
Người có bệnh trĩ
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, gừng có tính ấm, nóng có thể khiến vỡ các mạch máu bị yếu. Cũng vì lý do đó mà loại gia vị này cần phải tránh sử dụng đối với các trường hợp có tiền sử như chảy máu cam, bệnh trĩ không nên ăn gừng.
Người đang say nắng
Gừng có tính nóng nên thường dùng để điều trị những trường hợp bị cảm do nhiễm lạnh, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Các trường hợp say nắng (cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt) tuyệt đối không nên dùng gừng vì có thể nguy hiểm.
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều gừng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ăn nhiều gừng có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai hoặc chảy máu khi mang thai.
Ngoài ra, ăn gừng nhiều có thể làm giảm đường trong máu đột ngột. Điều này sẽ nguy hiểm đối với các trường hợp bị đái tháo đường. Do vậy, người bị đái tháo đường cần lưu ý tránh ăn gừng nhiều.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng tư vấn thêm, gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Nguồn: Gừng rất tốt nhưng sẽ thành 'chất độc' với những người này
Tin liên quan
Ngày sinh nhật đặc biệt của nữ Chủ tịch TT-Green
22:00 | 24/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
10:34 | 25/11/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 25/11/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi
05:05 | 25/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
14:00 | 22/11/2024 Thông tin đa chiều
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp
07:15 | 21/11/2024 SKV- Mag
Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam
15:05 | 20/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z
23:28 | 19/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?
08:00 | 17/11/2024 Thông tin đa chiều
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến
09:27 | 16/11/2024 Thông tin đa chiều
Các tin khác
Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
14:28 | 15/11/2024 Thông tin đa chiều
Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở
10:52 | 12/11/2024 Thông tin đa chiều
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?
06:05 | 12/11/2024 Thông tin đa chiều
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
16:40 | 11/11/2024 Thông tin đa chiều
Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công
06:40 | 07/11/2024 Thông tin đa chiều
Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu
10:47 | 06/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị
09:09 | 05/11/2024 Thông tin đa chiều
Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược
11:10 | 04/11/2024 Thông tin đa chiều
Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu
08:32 | 03/11/2024 Thông tin đa chiều
Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo
06:30 | 02/11/2024 Thông tin đa chiều
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội