Sử quân tử từ cây cảnh trang trí đến dược liệu chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền sư quân tử có vị ngọt, tính ấm. Sử quân tử ngoài được trồng để làm cảnh, quả của loài cây này còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Sử quân tử nhân thường được sử dụng để trị chứng cam của trẻ em tiểu tiện đục, sát trùng và chữa khỏi chứng tả lỵ, còn làm khỏe tỳ vị chữa hết thảy các bệnh lở, ngứa ở trẻ em ...
Tỳ bà diệp - Dược liệu mát phổi, trị ho, chống nôn trong Y học cổ truyền Tỳ bà diệp - Dược liệu mát phổi, trị ho, chống nôn trong Y học cổ truyền
Vông vang - dược liệu lợi tiểu, nhuận tràng, giảm đau trong Y học cổ truyền Vông vang - dược liệu lợi tiểu, nhuận tràng, giảm đau trong Y học cổ truyền

Sư quân tử

Cây sử quân tử còn được gọi với một số cái tên khác như là quả giun, sử quân, dây giun, quả nấc, mác giáo thun, mạy lăng cường. Cây có tên khoa học là Fructus Quisqualis Indica L, nó thuộc họ Bàng (Combretaceae).

Đây là một loại dây leo có lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa sử quân tử có hình ống, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hoặc ở phần ngọn cành. Quả sử quân tử có hình trái xoan, đầu trên nhọn, còn dưới hơi tròn. Khi chín quả có màu nâu sẫm, mặt cắt ngang quả hình sao 5 cánh.

Trong quả chứa một hạt hình thoi, vỏ màu nâu sẫm, dễ bóc, phần nhân bên trong mềm có màu vàng, vị ngọt, không mùi.

Sử quân tử dược liệu là phần nhân hạt. Sau khi thu hái quả vào tháng 9-10, loại bỏ phần vỏ, lấy nhân bên trong sao thơm hoặc để cả vỏ giã nát. Cách bào chế khác là ngâm phần nhân trong nước qua đêm, sau đó sao vàng, bỏ lớp màng bên ngoài. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng.

Sử quân tử từ cây cảnh trang trí đến dược liệu chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Sử quân tử thường được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh vì có hoa rất đẹp. Ảnh internet

Truyền thuyết về sư quân tử

Đằng sau ý nghĩa của hoa sư quân tử là cả một giai thoại khá đặc biệt. Hẳn những ai quen thuộc với lịch sử Trung Quốc đã từng nghe đến cái tên Lưu Bị. Và câu chuyện về hoa sư quân tử lại bắt nguồn từ con trai ông – Lưu Thiện.

Ngày còn bé, Lưu Thiện đột nhiên mắc phải một chứng bệnh lạ. Loại bệnh này dường như vô phương cứu chữa. Khi mắc căn bệnh này, da của cậu bé lúc nào cũng xanh xao, tái nhợt và bụng thì căng to và trương phình như trống. Cậu bé chỉ đòi ăn duy nhất gạo sống. Những thực phẩm khác cậu lại chẳng mảy may quan tâm.

Lưu Bị đã đi khắp nơi tìm các vị thuốc từ Bắc tới Nam, mời những thầy lang giỏi nhất với mong muốn chữa trị dứt điểm cho con trai. Song, căn bệnh lạ này vượt ngoài tầm hiểu biết của họ. Vì thế, Lưu Thiện cứ bị giày vò một thời gian dài.

Vào một ngày nọ, Lưu Thiện bắt gặp một loài cây có hoa sặc sỡ, mùi hương nồng nàn quyến rũ và đặc biệt, quả của loài cây đó lại kích thích cảm giác thèm ăn nơi cậu. Vì thế, cậu đã hái nó và ăn. Lúc thứ quả đó trôi vào dạ dày, Lưu Thiện lập tức tiêu chảy và nôn mửa rất nhiều, bụng quặn đau.

Lưu Bị trông thấy cảnh tượng đó, lòng đau xót vô cùng. Ông vội vàng tìm thầy lang chữa bệnh cho con trai. Thế nhưng, khi thầy lang đến nơi thì Lưu Thiện đã hết hẳn những biểu hiện dữ dội trước đó và đi ngoài thải ra rất nhiều giun trong bụng.

Sau sự kiện đó, Lưu Thiện không còn những biểu hiện của căn bệnh quái lạ trước kia nữa. Cậu cũng bắt đầu tiếp nhận những loại cao lương mỹ vị khác. Lưu Thiện trở lại bình thường nhờ thứ quả dại kỳ lạ kia. Vì thế, dân gian đã đặt tên cho loài cây này là hoa “Sử quân tử” – ngụ ý có nghĩa là loài cây mà con trai Lưu Sứ quân ăn đầu tiên.

Sử quân tử từ cây cảnh trang trí đến dược liệu chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Sử quân tử nhân thường được dùng để kích thích tiêu hóa, trị cam tích và nhiễn giun sán. Ảnh internet

Công dụng của sư quân tử

Theo Y học cổ truyền

Sử quân tử có vị ngọt, tính ôn, không độc, quy vào kinh đại trường, tỳ và vị.

Tác dụng: Trừ thấp nhiệt, sát trùng, tiêu thực, kiện tỳ vị và tiêu tích.

Chủ trị: Cam tích ở trẻ em, sát trùng và chữa khỏi chứng tả lỵ, tiểu tiện đục, cải thiện tỳ vị, chữa các bệnh lở và ngứa ở trẻ em, nhiễm giun đũa, đau bụng, ăn không tiêu…

Theo y học hiện đại

Tác dụng diệt giun

Muối kali của acid quisqualic chiết từ nhân hạt cho tác dụng diệt giun mạnh so với một số vị thuốc Đông y khác cũng có tác dụng này như bách bộ, quán chúng, hắc sửu, lôi toàn, xuyên luyện tử, ô dược, bạch sửu...

Độc tính

Trong thí nghiệm tiêm dưới da dung dịch nước sắc sử quân tử trên chuột, xuất hiện hiện tượng chuột mỏi mệt, hô hấp chậm lại và không đều, sau đó toàn thân co quắp, ngưng thở và chết nhưng tim vẫn còn co bóp nhẹ.

Tác dụng chống oxy hoá

Theo nghiên cứu của Shah A vào năm 2019, cho thấy chiết xuất từ hoa sử quân tử có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, chiết xuất từ rễ, thân và lá cây cũng có tác dụng tương tự nhưng yếu hơn.

Tác dụng trị nấc

Nhân hạt sử quân tử đã lột bỏ màng và cắt bỏ đầu dùng sống hoặc sắc uống có thể giảm nấc.

Sử quân tử từ cây cảnh trang trí đến dược liệu chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Sử quân tử dược liệu là phần nhân hạt. Ảnh internet

Bài thuốc chữa bệnh từ sư quân tử

Trị chứng đau nhức răng: Đem 10 quả sử quân tử đi đập nát, thêm 1 bát nước đun sôi vào, tiếp tục giữ nhiệt độ sôi trong vòng 15 phút. Ngậm nước này, có thể vừa nuốt vừa ngậm, cơn đau sẽ giảm.

Trị giun, tiêu tích: Sử quân tử nhục sao vàng. Người lớn mỗi lần 10-20 hạt; trẻ em mỗi tuổi 1,5 hạt nhưng không quá 20 hạt. Ăn trước khi đi ngủ, mỗi ngày 1 lần, ăn liền trong 3 ngày. Sau khi ăn 2-3 giờ, nên uống 1 liều thuốc tẩy. Trị giun đũa ở ruột.

Hoặc sử quân tử 12g, hạt cau 12g, chỉ xác 12g, vỏ xoan 12g, ô mai 4g, quảng mộc hương 8g. Sắc uống. Trị giun chui ống mật gây bụng trên đau thắt.

Trị lở ngứa ở mặt và đầu: Chuẩn bị sử quân tử nhân một lượng vừa đủ. Đem dược liệu ngâm với 1 ít dầu thơm trong 4 – 5 ngày. Uống dầu thơm này 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ.

Trị trùng nha đông thống (đau nhức răng): Sử quân tử một lượng vừa đủ. Sắc lấy nước và ngậm.

Trị trẻ nhỏ bị cam tích và tỳ hư: Dùng nhục đậu khấu, mạch nha và sử quân tử mỗi thứ 20g, tân lang 20 trái, thần khúc và hoàng liên mỗi thứ 400g, mộc hương 80g. Đem dược liệu tán bột, làm thành viên. Mỗi lần dùng 4g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng cho trẻ dưới 1 tuổi nên giảm bớt liều lượng.

Trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy, ăn uống kém, bụng đầy: Chuẩn bị trần bì 6g, cam thảo 4g, kha tử và sử quân tử mỗi thứ 12g và hậu phác 8g. Sắc uống mỗi ngày.

Trị chứng táo bón, nhiễm sán và giun kim: Dùng hoàng cầm, sử quân tử và đại hoàng mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, tân lang và thạch lựu bì mỗi thứ 12g. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g. Nếu dùng cho trẻ nhỏ nên giảm liều lượng.

Trị giun cho người lớn và trẻ nhỏ: Sử quân tử (sao vàng). Người lớn dùng 10 – 20 quả/ lần, trẻ nhỏ dùng ít hơn. Nên ăn trước khi ngủ và dùng liên tục trong vòng 3 ngày.

Chữa trẻ nhỏ nhiễm giun bị chân tay phù, hư thũng mặt: Sử quân tử 40g. Đập bỏ vỏ, lấy nhân bên trong tẩm với mật và nướng lên. Sau đó tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống cùng với nước cơm.

Kích thích tiêu hóa ở trẻ nhỏ: Sử quân tử nhân, sao cho vàng và thơm. Tán bột dược liệu, sau đó dùng thóc ngâm cho nảy mầm và đem sao vàng. Cho tất cả vào tán nhỏ và sấy khô, thêm đường và đóng thành bánh.

Lưu ý khi dùng sư quân tử

Dùng chung Sử quân tử với nước trà xanh có thể gây buồn nôn, choáng đầu, tiêu chảy, nấc và nôn mửa. Vì vậy khi đang dùng dược liệu này không nên uống nước trà.

Không dùng thức ăn nóng khi đang điều trị bằng Sử quân tử do tính chất kiêng kỵ.

Không dùng thuốc cho người tỳ vị hư hàn và không có trùng tích.

Trước khi dùng, cần phải lột bỏ lớp vỏ nhân hạt.

Dược liệu sử quân tử có thể điều trị chứng nhiễm giun sán và cam tích. Tuy nhiên nếu thiếu thận trọng khi sử dụng, bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,… Do đó trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Công dụng của Cam thảo phiến

Công dụng của Cam thảo phiến

Cam thảo còn có tên gọi khác là Cam thảo bắc, Lộ thảo. Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ sản xuất nước giải khát. Vậy cam thảo phiến dùng làm gì? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?
Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Hoài Sơn, còn gọi là Sơn dược, là một vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm nay. Theo các tài liệu cổ, Hoài Sơn thuộc nhóm thuốc bổ, có công dụng dưỡng tỳ vị, ích phế thận và kéo dài tuổi thọ. Thảo dược này được thu hái từ thân rễ của cây Củ mài (Dioscorea persimilis), thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn (củ mài) từ lâu đã được Đông y xếp vào nhóm "Tứ quân tử thang" với khả năng kiểm soát đường huyết ấn tượng. Bài viết này sẽ khám phá toàn diện cơ chế tác động, cách dùng khoa học và những nghiên cứu mới nhất về loại dược liệu quý này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) từ lâu đã được mệnh danh là "nhân sâm phương Nam" nhờ những công dụng vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng và những nghiên cứu khoa học mới nhất về loại thảo dược quý này.
Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng (Momordica charantia) từ lâu đã được mệnh danh là "insulin thực vật" nhờ khả năng kiểm soát đường huyết vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cơ chế tác động, cách sử dụng khoa học và những bằng chứng thực tế về hiệu quả của loại thảo dược này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Kê nội kim: Vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa từ dạ dày gà

Kê nội kim: Vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa từ dạ dày gà

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều vị thuốc quý được khám phá từ những nguồn nguyên liệu hết sức quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Một trong số đó là Kê nội kim — lớp màng mỏng màu vàng bên trong dạ dày gà. Không chỉ là phần thải loại trong chế biến thực phẩm, kê nội kim từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa, đặc biệt với các chứng rối loạn dạ dày, tiêu hóa kém và sỏi tiết niệu.

Các tin khác

Những tác dụng từ cây Xuyên Khung

Những tác dụng từ cây Xuyên Khung

Xuyên khung (tên khoa học: Ligusticum wallichii) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, xuyên khung được trồng chủ yếu ở các vùng núi cao như Lào Cai, Hà Giang, vì cây ưa khí hậu mát mẻ.
Thảo dược trong điều trị tiểu đường: Giải pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Thảo dược trong điều trị tiểu đường: Giải pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Tiểu đường đang trở thành mối lo ngại toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, thảo dược tự nhiên đang được nhiều người quan tâm nhờ hiệu quả bền vững và ít tác dụng phụ. Bài viết này sẽ giới thiệu những thảo dược quý trong điều trị tiểu đường, cơ chế tác động và cách sử dụng khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách sử dụng cây cóc mẳn trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng cây cóc mẳn trong các bài thuốc chữa bệnh

Cây Cóc mẳn, thường được biết đến trong dân gian dưới nhiều cái tên như cỏ the, cúc mẳn, cúc ma, cây thuốc mộng, cây trăm chân, hay cóc ngồi (ở miền Nam); thạch hồ tuy, địa hồ tiêu, cầu tử thảo, nga bất thực thảo… Cây cóc mẳn nổi bật nhờ những công dụng y học quý giá, giúp trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc và thông thoáng đường hô hấp. Không chỉ vậy, nó còn được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị chốc lở, eczema và các vết thương do rắn cắn.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ ngũ bội tử

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ ngũ bội tử

Ngũ bội tử còn có tên khác là bầu bí, măc piêt, bơ pật…vị chua tính bình. Là một vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền và theo kinh nghiệm dân gian có công năng đa dạng nên được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng ngũ bội tử mời bà con tham khảo.
Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây phan tả diệp

Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây phan tả diệp

Cây phan tả diệp còn được gọi với tên khác là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp... có tính hàn, vị ngọt và hơi đắng. Phan tả diệp là thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe, có công dụng chữa trị bệnh táo bón, béo phì, trị mụn, thải độc gan…Sau đây là một số bài thuốc từ cây phan tả diệp mời bà con tham khảo.
Cách sử dụng cây tô mộc trong các bài thuốc chữa bệnh

Cách sử dụng cây tô mộc trong các bài thuốc chữa bệnh

Tô mộc hay còn được gọi với tên khác là tô phượng, co vang hay cây gỗ vang… có tính bình, vị ngọt, không có độc. Đây là một loại cây thường mọc hoang hay được trồng để lấy gỗ ở nước ta. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng đây còn là một loại cây thuốc Đông y, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây tô mộc mời bà con tham khảo.
Bài thuốc hay từ vừng đen giúp cải thiện sức khỏe

Bài thuốc hay từ vừng đen giúp cải thiện sức khỏe

Vừng đen, còn được biết đến với những tên gọi như mè, hồ ma nhân hay chi ma, mang đến vị ngọt ngào, béo ngậy, với tính chất bình hòa và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Không chỉ thơm ngon, vừng đen còn chứa đựng nhiều vi chất dinh dưỡng quý giá, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch. Dưới đây là những món ăn thơm ngon và những bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ vừng đen mà các bạn có thể tham khảo, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Cây vàng đắng: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây vàng đắng: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây Vàng Đắng, còn được biết đến với nhiều tên gọi như loong t’rơn, kơ trơng, dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng và dây khai, nổi bật với vị đắng và tính lạnh. Loại cây này không chỉ phổ biến ở các vùng núi rừng Đông Nam Bộ mà còn xuất hiện tại Tây Nguyên, mang trong mình giá trị dược liệu quý báu. Người dân từ lâu đã tin tưởng và sử dụng cây vàng đắng để điều trị nhiều chứng bệnh như kiết lỵ, viêm phế quản, và lở ngứa ngoài da.
Thảo dược trong điều trị bệnh dạ dày: Giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả

Thảo dược trong điều trị bệnh dạ dày: Giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả

Bệnh dạ dày là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người Việt Nam. Thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc Tây, nhiều người đang tìm kiếm các giải pháp từ thảo dược điều trị bệnh dạ dày để giảm thiểu tác dụng phụ và hỗ trợ phục hồi tự nhiên. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại thảo dược tốt cho dạ dày, cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi áp dụng.
Cây thuốc nam cho bệnh gan: Giải pháp tự nhiên giúp thanh lọc và phục hồi chức năng gan

Cây thuốc nam cho bệnh gan: Giải pháp tự nhiên giúp thanh lọc và phục hồi chức năng gan

Gan là cơ quan quan trọng, đảm nhận nhiều chức năng như thải độc, chuyển hóa dinh dưỡng và sản xuất mật. Tuy nhiên, do lối sống hiện đại, nhiều người đang đối mặt với các vấn đề như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan… Thay vì chỉ dùng thuốc Tây, nhiều người tìm đến các cây thuốc nam cho bệnh gan để hỗ trợ điều trị một cách an toàn và bền vững. Bài viết này sẽ giới thiệu những loại thảo dược tốt nhất, cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi áp dụng.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Phiên bản di động