Tỳ bà diệp - Dược liệu mát phổi, trị ho, chống nôn trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền tỳ bà diệp có vị đắng hơi ngọt the, tính bình có tác dụng thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm. Tỳ bà diệp được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm phế quản, hen suyễn, ho, cảm lạnh…
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Y học cổ truyền Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Y học cổ truyền
Huyệt tam âm giao và vai trò điều trị bệnh trong Y học cổ truyền Huyệt tam âm giao và vai trò điều trị bệnh trong Y học cổ truyền

Tỳ bà diệp

Tỳ bà diệp là lá của cây tỳ bà thuộc họ hoa hồng Rosaceae, có tên khoa học là Eriobotrya japonica và tên dược liệu là Folium Eriobotryae. Ngoài ra, tỳ bà diệp còn được gọi với nhiều tên gọi khác như ba diệp, nhót tây, nhót Nhật Bản,…

Cây tỳ bà là một loại cây thuốc quý hiếm, thuộc thân nhỡ với chiều cao trung bình 5-6 mét, cành non có nhiều lông.

Lá mọc so le nhau, phiến lá hình mác, đầu lá nhọn dài 12-30 cm và rộng 3-8 cm. Mặt trên lá có răng cưa, còn mặt dưới có nhiều lông, màu xám hoặc màu vàng nhạt, lá kèm hình mác, có lông rậm. Cuống ngắn và có lớp lông dày.

Cây tỳ bà có rất nhiều hoa mọc thành từng chùm và gần như không cuống đường kính hoa 15-20 mm, có lông màu hung đỏ, các cánh hoa có móng hình tròn. Cụm hoa thường mọc ở đầu cành thành chùy hình tháp và có lá bắc hình mác nhọn. Đài hoa có một ống rất ngắn, loe rộng và được phủ đầy lông. Nhị 20 ngắn hơn cánh hoa, nhị ở gốc, bầu chia thành 5 ô và có lông.

Quả nhiều thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, khi chín quả có màu vàng và dài 3-4cm. Ở đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt quả dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt to và không có phôi nhũ.

Khi còn non, quả có vị chua và khi chín quả chuyển sang màu vàng cam, khi ăn có vị chua ngọt, thanh mát, phần thịt mềm và có mùi thơm nhẹ. Nhìn bên ngoài quả tỳ bà trông giống như quả trứng, vì khi chín có màu vàng, nhưng nhỏ hơn quả trứng, chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay.

Cây tỳ bà có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Trung Quốc, Nhật Bản,… Loại cây này ưa khí hậu ẩm mát, chịu được nhiệt độ thấp -10 độ C vào mùa đông ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cây tỳ bà được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi, nhiều nhất là ở Hà Nội, Cao Bằng và Lạng Sơn.

Cây tỳ bà có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất mùn ở những vùng núi ít sỏi đá và có thể hơi chua. Đây là một loại cây dễ trồng có thể trồng bằng hạt, chồi rễ hoặc chiết cành.

Tỳ bà diệp là lá có hình thuôn hoặc hình trứng dài với chiều dài 12-30 cm và rộng 4-9 cm. Chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm, mép lá nguyên hoặc có răng cưa về phía gốc lá. Mặt trên của lá có màu xanh xám, màu đâu đỏ hoặc màu vàng nâu, mặt lá tương đối nhẵn. Mặt dưới của lá có màu nhạt hơn mặt trên và có nhiều lông mịn màu vàng, mọc dày đặc.

Gân lá có hình lông chim, gân chính lồi lên ở mặt dưới, gân bên có đến 15-20 đôi. Cuống lá ngắn và được bao phủ bởi lớp lông mao màu vàng nâu. Lá dày, cứng, giòn, dễ gãy, khi nếm có vị hơi đắng và không có mùi.

Người ta thường dùng lá tỳ bà hay còn được gọi là tỳ bà diệp để làm thuốc chữa bệnh.

Lấy lá bánh tẻ chọn loại lá dày, không non cũng không già. Lá tươi có màu xanh lục hoặc hơi có màu nâu hồng, lá không vụn nát, không lẫn với lá úa, không bị sâu là loại tốt.

Ngoài ra, quả tỳ bà rất giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe cả thể chất và tinh thần.

Tỳ bà diệp - Dược liệu mát phổi, trị ho, chống nôn trong Y học cổ truyền
Tỳ bà diệp là một cây thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền. Ảnh internet

Công dụng của tỳ bà diệp

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền tỳ bà diệp có vị đắng hơi ngọt the, tính bình quy vào kinh phế và vị.

Chủ trị: Chữa ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát. Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật). Đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng), điều hòa Tỳ Vị.

Quả Tỳ bà ăn sống có tác dụng giải khát, tiêu đờm, chống buồn nôn.

Danh y nổi tiếng thời Minh (Trung Quốc) Lý Thời Trân viết trong cuốn ” Bản thảo cương mục” rằng: quả Tỳ bà có tác dụng giảm khí trong dạ dày, thanh nhiệt, giải nóng.

Theo y học hiện đại

Lá tỳ bà chứa triterpene (tính chất chống viêm) , acid tormentic, tinh dầu thành phần chủ yếu là nerolidol và farnesol. Ngoài ra còn chứa amygdalin, ursolic acid, oleanolic acid, tartaric acid, citric acid, malic acid. Tannin, vitamin B và C, sorbitol …(Trung dược đại từ điển)

Trong lá có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá.

Theo Arrhur và Hui (J. Chem. Soc., 1954 và C.A., 1955), trong Tỳ bà diệp có chứa axit ursolic C20H48O3, axit oleanic và caryophylin.

Trong hạt có amydalin và HCN.

Quả có chứa 80 chất có mùi thơm trong nó nhiều chất chứa alcol và carbonyl. Chất chính là hexanal, bezaldehyd…

Thịt quả chứa đường, acid hữu cơ, acid amin. Trong đó đường tự do (13,7%) chủ yếu là do fructose, glucose, sucrose. Hàm lượng đường quả chín cao gấp 2 lần so với quả chưa chín. Acid hữu cơ (0,2%) chủ yếu gồm acid malic, acid formic, acid oxalic…Acid amin 18-30% gồm acid aspartic, valin, acid glutamic, serin, alanin…

Trong 100g quả, thì phần ăn được (phần thịt) sẽ chiếm khoảng 65g, còn phần bỏ đi (vỏ, hạt) là khoảng 35g.

Lượng đường có trong Tỳ bà thấp hơn so với táo: Tỉ tệ đường của quả Tỳ bà là 8,5g/100g, còn của táo là 12,3g/100g. Các chất beta-carotene phong phú cao hơn táo khoảng 40 lần. Chất beta-carotene này có thể được chuyển đổi thành vitamin A khi vào trong cơ thể. (Nguồn: Bách khoa Trung Quốc).

Theo y học hiện đại dược liệu tỳ bà có các công dụng sau:

Ức chế sự co thắt khí quản của chuột lang do histamin gây nên

Lợi đờm: do sự tăng cường bài tiết của phenolsulfonphithalin….ở đường hô hấp

Chống viêm, Kháng khuẩn: Nước sắc của lá tỳ bà ức chế sự vi khuẩn của Staphylococcus aerus

Chữa ho, chữa cảm lạnh

Tăng sức đề kháng do cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể

Nôn mửa.

Giúp sự tiêu hóa.

Phụ nữ có thai nôn mửa.

Rửa vết thương.

Tỳ bà diệp - Dược liệu mát phổi, trị ho, chống nôn trong Y học cổ truyền
Quả của cây tỳ bà mọc vào tháng 4 – 5 hằng năm, quả thịt, màu vàng. Ảnh internet

Bài thuốc chứa tỳ bà diệp

Dược liệu tỳ bà từ lâu đã góp mặt trong một số bài thuốc điều trị bệnh sau đây:

Trị hen do phế nhiệt: Lá tỳ bà sao mật, bạch tiền mỗi vị 12g, 14g tang bạch bì, 8g cát cánh, Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào nồi sắc với 300ml nước. Đun trên lửa nhỏ chỉ trong 5 phút rồi tắt bếp. Chú ý mỗi ngày chỉ sắc uống lấy 1 thang thuốc duy nhất.

Trị nổi mề đay: 250g lá tỳ bà tươi, cạo bỏ lớp lông bên ngoài đi rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó tiến hành hấp cách thủy với đường phèn. Chia thành nhiều lần uống và cần dùng hết lượng thuốc đã làm ngay trong ngày.

Trị miệng đắng, ho hay có đờm vàng đặc: Lá tỳ bà, vỏ rễ dâu tằm, quả dành dành, sa sâm mỗi vị 12g, Hoàng bá, hoàng liên mỗi vị 8g, 4g cam thảo. Cho dược liệu đã chuẩn bị vào ấm rồi sắc chung với nước trên lửa nhỏ. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 thang thuốc.

Chữa khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết: Tỳ bà diệp, hạt bí đao, sa sâm, sinh ngưu bàng tử, qua lâu bì mỗi vị cân lấy 9g, mã đậu linh, xạ can mỗi vị 6g, xuyên bối mẫu, thuyền toái, sinh cam thảo mỗi vị 3g. Cho hết các dược liệu trên vào ấm sắc. Sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước đến khi nước rút chỉ còn phân nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, sử dụng khi nước thuốc còn ấm.

Chữa ho ra máu nhẹ: 12g lá tỳ bà, 63g bạch cập, 20g ngó sen, 12g a giao chiêu thêm nước vào bắc bếp đun sôi còn ấm để uống, mỗi lần uống 8g, uống 2 lần/ngày.

Chữa ho gà: Lá tỳ bà, rễ cỏ tranh mỗi vị 120g, 63g tỏi củ, 125g bách bộ, 20g xơ mướp. Cho các vị thuốc trên đem sắc chung với 2,5 lít nước co đến khi cô lại thành 500ml. Chia làm 3 lần dùng/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh dứt hẳn.

Chữa hôi miệng: 3g lá cây tỳ bà, 1g hắc phàn, 2g kha tử. Đem đi sắc chung với nước lọc. Dùng nước sắc này để ngậm khoảng từ 5 – 10 phút, tiến hành 3 – 5 lần/ngày. Lưu ý với bài thuốc này chỉ ngậm chứ tuyệt đối không được nuốt.

Chữa chảy máu cam: Lá tỳ bà lau sạch lông, sao vàng, tán nhỏ. Ngày 2 lần, mỗi lần dùng 4 – 8g, uống với nước chè.

Trị hoa mắt và đầu váng: Dùng chích thảo 40g, hậu phác 20g, mạch môn 40g, mộc qua 40g, lá tỳ bà 20g, đinh hương 20g, hương nhu 30g, mao căn 40g, trần bì 20g, gừng 3 lát. Đem các vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 12 – 14g.

Trị ho do cảm lạnh: Hái lấy khoảng 20 lá tỳ bà và 20g tía tô, rửa sạch rồi sắc chung với 450ml nước trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc cho đến khi khỏi bệnh.

Trị viêm phế quản: 1kg lá tỳ bà với 500ml mật ong. Ban đầu đun lá tỳ bà với 4 lít nước lọc, đên khi nước rút bớt thì lọc lấy nước, bỏ bã, bắc bếp cô đặc. Sau đó thêm mật ong vào và nấu thêm cho đến khi nước chỉ còn 2 lít. Sử dụng 1 hũ thủy tinh để đựng thành phẩm. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ khoảng 30ml.

Trị mụn trứng cá: Lá tỳ bà, sơn tra, nghệ vàng với liều lượng bằng nhau. Cho các vị thuốc đã chuẩn bị đi sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng một lượng bột thuốc vừa đủ, hòa với nước ấm rồi thoa đều lên mặt. Có thể áp dụng cách này 2 lần/ngày để nhận kết quả tốt nhất.

Tỳ bà diệp - Dược liệu mát phổi, trị ho, chống nôn trong Y học cổ truyền
Tỳ bà diệp được sử dụng trong bài thuốc chữa ho, viêm phế quản, hen suyễn, cảm lạnh,…. Ảnh internet

Lưu ý khi dùng tỳ bà diệp

Cây tỳ bà mặc dù là một dược liệu quý tương đối lành tính nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng nó. Cần dùng đúng liều lượng mà mỗi bài thuốc yêu cầu, tránh lạm dụng để ngăn ngừa rủi ro phát sinh.

Khi dùng lá tỳ bà phải sát chải sạch lông. Muốn dùng để chống nôn thì phải tẩm gừng rồi nướng. Dùng để chữa ho lâu ngày thì tẩm mật ong rồi nướng.

Đặc biệt những người bị ho và nôn ói do lạnh thì không nên sử dụng lá tỳ bà.

Cây Tỳ bà là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lương y để tránh gặp phải những vấn đề rủi ro không mong muốn.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Cây A kê còn gọi Akee thuộc họ bồ hòn. Nhiều bộ phận khác nhau của cây A kê được dùng để làm thuốc có tác dụng giảm đau, chống nôn, chống độc, tuy nhiên, nhiều bộ phận cũng được voi là chất độc và chất kích thích. Thường được dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm kết mạc, đau mắt, đau nửa đầu, viêm tinh hoàn, lở, bệnh phó dậu, loét, sốt vàng da, ghẻ cóc.
Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Bán hạ nam còn được gọi là củ chóc, cây chóc chuột hay lá ha chìa... bán hạ nam chứa các thành phần sterol, saponin, coumarin, alcaloid, a xít hữu cơ, a xít amin. Theo YHCT, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho có nhiều đờm, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính, nôn do trướng khí.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Cây bầu đất có nhiều tên gọi khác như rau lúi, dây chua lè, kim thất, thiên hắc địa hồng,... có vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Cây bầu đất dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét...

Cùng chuyên mục

Uy linh tiên có tác dụng gì trong y học hiện đại

Uy linh tiên có tác dụng gì trong y học hiện đại

Uy linh tiên là một loại dược liệu thường được các bác sĩ Y học cổ truyền sử dụng trên người bệnh xương khớp. Vị thuốc này được biết đến với nhiều công dụng bao gồm giảm đau xương khớp, giãn cơ, lợi tiểu. Tìm hiểu về công dụng và cách dùng của vị thuốc này giúp bạn bổ sung một số thông tin cơ bản về Uy linh tiên.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao

Thạch cao là chất vô cơ (calci sunfat ngậm nước), ngoài ra, có thể lẫn đất sét, cát, các hợp chất sunfua, Fe và Mg. Để làm thuốc, dùng loại thạch cao mềm, còn loại khô cứng (bột thạch cao nung) thường dùng trong ngoại khoa chấn thương để băng bó. Thạch cao là vị thuốc dùng nhiều trong Đông y, vị ngọt, cay, tính rất hàn; vào các kinh phế, vị và tam tiêu.
Độc Hoạt thuộc 10 vị thuốc nam chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả

Độc Hoạt thuộc 10 vị thuốc nam chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả

Độc hoạt hay còn gọi là Hương độc hoạt, Xuyên độc hoạt, là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương.
Hạt óc chó: Siêu thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hạt óc chó: Siêu thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hạt óc chó không chỉ là món ăn vặt bổ dưỡng mà còn được mệnh danh là "vua của các loại hạt" nhờ khả năng tăng sức đề kháng vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá sâu những lợi ích đặc biệt của hạt óc chó đối với hệ miễn dịch cùng cách sử dụng khoa học để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ sức khỏe.
Những công dụng và cách dùng dược liệu thương truật

Những công dụng và cách dùng dược liệu thương truật

Thương truật là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc thương truật có thể hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy, đầy bụng… hiệu quả. Hãy cùng Sức khỏe Việt đi tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Hành tây: Bí quyết chế biến thần kỳ để tăng cường sức đề kháng

Hành tây: Bí quyết chế biến thần kỳ để tăng cường sức đề kháng

Hành tây không chỉ là gia vị quen thuộc trong bếp mà còn là "kháng sinh tự nhiên" giúp tăng sức đề kháng hiệu quả nhờ hàm lượng quercetin và allicin dồi dào. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách chế biến hành tây khoa học để tối ưu hóa lợi ích miễn dịch, đồng thời cung cấp công thức đặc biệt phù hợp với khẩu vị người Việt.

Các tin khác

Dâu tây: Siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp

Dâu tây: Siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp

Dâu tây không chỉ là loại quả thơm ngon mà còn được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây" nhờ những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và nhan sắc. Bài viết này sẽ khám phá toàn diện giá trị dinh dưỡng của dâu tây cùng cách sử dụng thông minh để tối ưu hóa lợi ích từ loại quả mọng đỏ rực này.
Bưởi: Bí quyết vàng tăng cường sức đề kháng từ thiên nhiên

Bưởi: Bí quyết vàng tăng cường sức đề kháng từ thiên nhiên

Bưởi không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn được xem như "vũ khí" tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả nhờ hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào. Bài viết này sẽ tiết lộ cách sử dụng bưởi khoa học để xây dựng "lá chắn miễn dịch" vững chắc cho cả gia đình, đặc biệt trong mùa dịch bệnh.
Dưa hấu: Thần dược giải nhiệt mùa hè và công dụng làm mát cơ thể

Dưa hấu: Thần dược giải nhiệt mùa hè và công dụng làm mát cơ thể

Dưa hấu không chỉ là loại trái cây giải khát phổ biến mà còn là "cứu tinh" trong những ngày hè oi bức nhờ khả năng giải nhiệt và làm mát cơ thể vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá sâu những lợi ích tuyệt vời của dưa hấu cùng cách sử dụng để tối ưu hóa công dụng giải nhiệt mùa hè.
Quả kiwi: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe và cách chế biến đa dạng

Quả kiwi: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe và cách chế biến đa dạng

Quả kiwi không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn được mệnh danh là "kho dinh dưỡng" thiên nhiên nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết những lợi ích của quả kiwi và hướng dẫn các cách chế biến đơn giản, sáng tạo để tận dụng tối đa dưỡng chất từ loại quả này.
Quả mâm xôi: Siêu trái cây với lợi ích sức khỏe vượt trội

Quả mâm xôi: Siêu trái cây với lợi ích sức khỏe vượt trội

Quả mâm xôi (raspberry) không chỉ là loại quả thơm ngon mà còn được giới khoa học xếp vào nhóm "siêu thực phẩm" nhờ giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết những lợi ích sức khỏe của quả mâm xôi và cách sử dụng loại quả này để tối ưu hóa dinh dưỡng cho cả gia đình.
Cải xoăn: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe toàn diện

Cải xoăn: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe toàn diện

Cải xoăn (kale) từ lâu đã được mệnh danh là "nữ hoàng rau xanh" trong làng thực phẩm lành mạnh nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá sâu tác dụng của cải xoăn đối với sức khỏe, đồng thời cung cấp những cách chế biến thông minh để bạn tận dụng tối đa lợi ích từ loại rau họ cải đặc biệt này.
Rau spinach: Bí quyết chế biến và lợi ích vàng cho sức khỏe

Rau spinach: Bí quyết chế biến và lợi ích vàng cho sức khỏe

Rau spinach (cải bó xôi) không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực mà còn được mệnh danh là "vua rau xanh" nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cách chế biến rau spinach đa dạng và những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc từ loại rau này, giúp bạn tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng quý giá này cho cả gia đình.
Cà chua: Thần dược tăng cường sức đề kháng không thể bỏ qua

Cà chua: Thần dược tăng cường sức đề kháng không thể bỏ qua

Cà chua không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp Việt mà còn là "kho dinh dưỡng" giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bài viết này sẽ khám phá sâu lợi ích của cà chua đối với sức đề kháng và cách sử dụng hiệu quả để bạn tận dụng tối đa loại quả này cho sức khỏe gia đình.
Mùi tàu (húng lủi): Tác dụng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Mùi tàu (húng lủi): Tác dụng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Mùi tàu (hay còn gọi là húng lủi, rau mùi lông) là loại rau thơm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho các món ăn, mùi tàu còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết tác dụng của mùi tàu và hướng dẫn cách chế biến đa dạng để bạn tận dụng tối đa loại rau gia vị này.
Cỏ xạ hương: Cách làm trà thơm ngon và lợi ích sức khỏe

Cỏ xạ hương: Cách làm trà thơm ngon và lợi ích sức khỏe

Cỏ xạ hương (thyme) không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là dược liệu quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm trà từ cỏ xạ hương thơm ngon, đơn giản tại nhà, đồng thời khám phá những lợi ích tuyệt vời của loại trà này. Cùng tìm hiểu để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất từ cỏ xạ hương nhé!
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động