Tác dụng chữa bệnh của cây bồ công anh
Bất ngờ với tác dụng chữa bệnh của cây bằng lăng Công dụng của nước mía theo Đông y |
![]() |
Cây bồ công anh có rất nhiều công dụng với sức khỏe. |
Cây bồ công anh (có tên tiếng anh là Taraxacum officinale), là một loài cây sinh trưởng hết sức phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Chúng thuộc loại cây cỏ có hoa cùng các đặc điểm như sau:
Lá: Mọc lên từ sát đất, có đường viền trơn nhẵn hoặc hình răng cưa.
Hoa: Thường có màu trắng nhỏ li ti, nở thành chùm và có hình dạng như một đám mây.
Rễ và cành: Là loại trái đơn mọc đâm thẳng sâu xuống đất. Thông thường chiều dài của rễ sẽ tỷ lệ thuận với sự phát triển của phần tán lá.
Từ lâu, cây bồ công anh vẫn luôn là một món salad khoái khẩu cung cấp nhiều protein hơn rau bina. Vì trong phần rễ và lá có rất dồi dào magie, kali, phốt pho, mangan, canxi, sắt và nhiều loại vitamin như A, C, E, K, B1, B2, B6.
Theo Đông y, bồ công anh tính lạnh, vị đắng ngọt, lợi về kinh gan và dạ dày; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát huyết, tiêu các khối u, thông sữa, thanh gan, sáng mắt.
Lợi ích của cây bồ công anh với sức khỏe
- Điều trị các bệnh về da: Các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng dược liệu bồ công anh. Thân và lá bồ công anh chứa nhựa màu trắng như sữa và có vị đắng, có tính kiềm cao và công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm... nên rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema, ngứa do nấm...
- Tốt cho người bệnh tiểu đường: Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc.
![]() |
Phần rễ và lá bồ công anh rất giàu vitamin và khoáng chất. |
- Phòng chống ung thư: Theo y học cổ truyền, một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.
- Tốt cho xương: Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương).
- Cải thiện chức năng gan: Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong bồ công anh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải. Tuy nhiên, bồ công anh rất khó ăn, nên khi dùng tươi bạn có thể kết hợp với một loại rau xanh khác để chế biến món ăn (sinh tố, salat...). Bằng cách này sẽ giúp bạn giảm được mùi hương nồng của dược liệu và thu được lợi ích sức khỏe của bồ công anh.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa. Các hoạt chất inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, chất oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có lợi, ức chế và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn ruột có hại.
- Tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu: Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại nhờ đặc tính tẩy bỏ của loại dược liệu này.
Bài thuốc từ cây bồ công anh
+ Hỗ trợ điều trị ung thư: Chế biến bài thuốc bằng cách sử dụng 20g rễ bồ công anh, 20g lá bồ công anh và 40g xạ đen. Hỗn hợp thu được đem sắc với 1 lít nước uống hàng ngày;
+ Trị tắc tia sữa, sưng vú: Cây bồ công anh chữa tắc tia sữa, sưng vú qua các bài thuốc sau: Sử dụng 20g lá bồ công anh đem đun với nước uống hàng ngày, hoặc có thể sử dụng 30 – 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch và thêm ít muối, giã nát lấy nước uống, còn bã đem đắp lên vị trí vú bị sưng đau. Thông thường chỉ cần dùng bài thuốc 2 – 3 lần là đã đem lại hiệu quả tốt.
+ Trị ăn uống kém tiêu và hay bị mụn nhọt: Sử dụng 10 – 15g lá bồ công anh khô, 600ml nước (tương đương với 3 bát con). Đem sắc dung dịch đến thể tích còn 200ml (1 bát) rồi uống. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 - 5 ngày hoặc có thể kéo dài hơn.
![]() |
Trà bồ công anh là một vị thuốc. |
+ Điều trị đau dạ dày: Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 20g lá bồ công anh khô, 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô. Hỗn hợp thu được đem đun với khoảng 1 lít nước đến khi dung dịch cạn còn khoảng 400ml nước thì ngưng và đem chắt nước uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và lặp lại chu kỳ như trên cho đến khi khỏi bệnh.
+ Trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Vị trí mụn nhọt hoặc rắn độc cắn sau khi hút hết độc tố tiến hành lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm một ít muối đắp lên vùng da bị mụn hoặc bị rắn cắn, dùng gạc băng vết thương lại. Sử dụng bài thuốc mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần.
+ Trị viêm túi mật, polyp túi mật: Sử dụng 30g lá bồ công anh phơi khô pha với nước nóng dùng uống như trà mỗi ngày.
+ Hỗ trợ ở người bệnh đái tháo đường: Sử dụng 35g lá bồ công anh phơi khô hãm nước uống hàng ngày.
+ Chữa hói đầu: Bồ công anh 150g, đậu đen 500g. Sắc kỹ lấy nước, lọc bỏ bã, cho đường phèn vừa đủ, cô lại cho khô. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 50g.
+ Chữa mụn trứng cá: Bồ công anh 15g, sơn tra 12g, kim ngân hoa 15g, chỉ xác sao 10g, hổ trượng 12g, đại hoàng tẩm rượu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng 1 lần tối 1 lần.
+ Chữa quai bị: Bồ công anh tươi 30g, giã đắp lên chỗ đau.
Tin liên quan

Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
13:56 | 04/04/2025 Thế giới

Dự báo thời tiết ngày 4/4/2025: Hà Nội không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ
05:05 | 04/04/2025 Môi trường xanh

Viên uống bổ tinh trùng được tin dùng để cải thiện khả năng sinh sản nam giới
15:54 | 03/04/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp
09:30 | 03/04/2025 Y học cổ truyền

Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển
08:42 | 03/04/2025 Y học cổ truyền

Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam
09:02 | 31/03/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của cây Anh thảo SaPa
09:24 | 26/03/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu
09:24 | 26/03/2025 Y học cổ truyền

Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt
08:39 | 26/03/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả
21:00 | 24/03/2025 Y học cổ truyền

Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?
07:00 | 24/03/2025 Y học cổ truyền

Cây anh đào có công dụng gì?
21:00 | 23/03/2025 Y học cổ truyền

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà
19:00 | 23/03/2025 Khỏe - Đẹp

Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam
06:51 | 21/03/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê
06:50 | 21/03/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất
09:53 | 19/03/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học
19:07 | 13/03/2025 Y học cổ truyền

Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?
14:54 | 13/03/2025 Y học cổ truyền

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma
14:54 | 13/03/2025 Y học cổ truyền

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
5 ngày trước Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
25-03-2025 15:14 Hoạt động hội