Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương
Công dụng và bài thuốc từ cây sa nhân Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì? |
Can khương có vị cay với mùi thơm hắc đặc trưng, tính ấm nóng.
Quy kinh: quy vào 4 kinh là Tỳ, Tâm, Vị và Phế.
Công dụng: Hồi dương, thông mạch, khu trung tán hàn, táo thấp tiêu đờm.
Can khương là tên gọi khác của gừng khô. Ảnh: IT. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chủ trị: Chữa các bệnh do khí lạnh gây ra như đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, đàm ẩn, ho suyễn, tứ chi lạnh, tán khương tăng cường chỉ huyết.
Dược liệu can khương có vị cay với mùi thơm hắc và tính ấm nóng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ can khương
Chữa nôn ói do hàn ẩm
Nguyên liệu: 6g can khương cùng với 9g bán hạ.
Cách dùng: Cả 2 vị thuốc trên đem tán thành bột mịn và trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy uống khoảng 3 - 6g cùng nước sôi ấm, dùng với tần suất 1 lần/ngày.
Chữa nôn ói thể hư hàn
Nguyên liệu: Can khương, bán hạ và nhân sâm với liều lượng bằng nhau.
Cách dùng: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn sau đó trộn với nước gừng tươi để làm thành viên. Mỗi lần lấy uống 6 – 9g với nước sôi ấm, dùng tần suất 3 lần/ngày.
Can khương chủ trị các bệnh do khí lạnh gây ra. Ảnh: IT. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chữa băng huyết ở phụ nữ
Nguyên liệu: 6g can khương (đem đốt cháy) cùng với 6g cam thảo.
Cách dùng: Hai vị thuốc trên đem sắc chung với nước tiểu trẻ con rồi uống mỗi ngày 1 thang.
Trị cảm mạo, ho
Nguyên liệu: 1g can khương, 1g tử tô diệp, 1g chỉ thực, 2g Cát Cánh, 2g cát căn, 2g trần bì, 3g bán hạ, 2g tiền hồ, 3g phục linh, 1,5g nhân sâm, 1,5g đại táo, 1g mộc hương, 1g cam thảo.
Cách dùng: Các vị thuốc trên đem sắc lấy nước uống 1 thang/ngày.
Chữa tỳ vị dương hư
Nguyên liệu: 12g can khương, 9g thực phụ tử cùng với 3g chích cao thảo.
Cách dùng: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm, đổ thêm 1 thăng nước đun trong 30 phút trên lửa nhỏ. Có thể chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày, dùng đúng 1 thang/ngày.
Trừ giun, giảm đau
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 6g can khương, 12g ô mai, 6g hoàng bá, 6g hoàng liên, 12g phụ tử chế, 6g quế chi, 6g xuyên tiêu, 4g tế tân, 12g đẳng sâm, 12g đương quy. Các vị thuốc này đem tán bột rồi luyện với mật ong làm hoàn. Mỗi lần uống 8g với nước sôi ấm, ngày uống 2 lần. Đáp ứng với các trường hợp giun chui ống mật, giun đũa, bụng đau dữ dội…
- Bài thuốc 2: 6g can khương, 6g mộc hương, 4g tế tân, 12g ô mai, 12g mang tiêu, 12g binh lang, 12g đại hoàng, 12g chỉ thực, 4g xuyên tiêu, 12g võ rễ xoan. Các vị thuốc cho hết vào nồi đun lấy nước uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày. Đáp ứng tốt với chứng đau bụng do giun đũa.
Can khương có vị cay với mùi thơm hắc và tính ấm nóng. Ảnh: IT. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chữa đau dạ dày tá tràng
Nguyên liệu: 30g can khương, 10g thục tiêu, 15g nhân sâm cùng với 100g di đường.
Cách dùng: Các vị thuốc cho vào ấm sắc với 1 thăng nước để bỏ bã lấy 150ml. Chia đều thành 4 lần uống khi còn ấm. Ngày dùng 3 lần, tối 1 lần với liều 1 thang/ngày.
Chữa tiêu chảy do hàn thấp, có nôn
Nguyên liệu: 12g can khương, 12g vỏ quýt, 20g hoắc hương sao, 20g sa nhân sao, 40g đậu ván.
Cách dùng: Cho tất cả vào tán thô sau đó trộn đều. Mỗi lần dùng lấy 2 – 6g bột, sắc rồi lấy nước uống, dùng 1 lần/ngày.
Giải biểu, tán hàn
Nguyên liệu: 12g can khương, 12g quế chi, 12g ma hoàng, 6g ngũ vị tử, 6g tế tân, 12g chích thảo, 12g bạch thược.
Cách dùng: sắc cùng 800ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 300ml thì dừng, 1 thang dùng thành 3 lần trong ngày. Đáp ứng tốt các triệu chứng sợ lạnh, ho suyễn, phát sốt không ra mồ hôi…
Chữa viêm khớp dạng thấp
Cách 1: Chuẩn bị 3g can khương, 9g đương quy, 9g xuyên khung, 6g phụ tử, 9g bạch thược, 9g thục địa, sắc lấy nước thuốc, uống ngày 1 thang.
Cách 2: 30g can khương, 300g sơn dược, 100g hoàng quyên, 100g thần khúc, 100g đại đậu, 100g quế chi, 100g đương quy, 120g can địa hoàng, 280g cam thảo, 70g a giao, 70g nhân sâm, 60g xuyên khung, 60g bạch truật, 60g bạch thược, 60g phòng phong, 60g mạch môn, 60g hạnh nhân, 50g sài hồ, 50g phục linh, 50g cát cánh, 20g bạch liễm, 100 quả đại táo, đem tán mịn thành bột, thêm mật ong vào luyện cùng thành hoàn. Mỗi lần dùng 9g, uống với rượu hoặc nước ấm, 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý
Do can khương có tính nhiệt cao, do đó phụ nữ mang thai, những người âm hư: không nên dùng.
Tránh kết hợp chung với các vị thuốc cùng tính nhiệt mạnh như hoàng liên, hoàng cầm, tần tiêu, dạ minh sa.
Ngoài ra, cần tuyệt đối không dùng nếu người bệnh thuốc 1 trong các trường hợp sau:
+ Người mắc chứng âm hư do nội nhiệt.
+ Hay ra mồ hôi trộm
+ Người đại tiện ra máu, nôn ói do nhiêt, hoặc nôn ta máu kèm biểu nhiệt hư.
+ Đau bụng do hỏa nhiệt.
Tin liên quan
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
07:55 | 23/11/2024 Tin tức
Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa
20:46 | 22/11/2024 Du lịch & Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 23/11/2024: Hà Nội trời âm u ngày cuối tuần
05:05 | 23/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội