Tục đoạn - vị thuốc tốt chữa bệnh xương khớp

Tục đoạn là một trong những vị thuốc hay trong điều trị các bệnh lý nội khoa cơ xương khớp. Ngay cả một số bệnh lý ngoại khoa cơ xương khớp cũng được lấy kê đơn trong thang thuốc.

Tục đoạn có tên khoa học là Dipsacus japonicus Miq, họ tục đoạn. Tục đoạn thường mọc ở những nơi vùng núi cao, thời tiết mát mẻ.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ cây phơi khô.

Rễ tục đoạn có hình trụ; mặt ngoài rễ cây thường có màu nâu nhạt, một số có màu xám; nhiều nếp nhăn, có các rãnh dọc. Lát thuốc cắt vát có bề mặt lởm chởm, màu xám hoặc nâu vàng, kèm theo đó sẽ có các bó mạch xếp theo đường xuyên tâm.

Tính vị: Tục đoạn có vị ngọt, cay, tính hơi ấm.

Tục đoạn - vị thuốc tốt chữa bệnh xương khớp- Ảnh 1.

Cây thuốc tục đoạn.

Trong cuốn bản thảo cương mục, tục đoạn được ghi chép rất rõ về cách đặt tên theo tác dụng của vị thuốc: Tục có nghĩa là nối liền, làm cho nối tiếp lại; đoạn nghĩa là từng đoạn đã tách rời nhau. Tục đoạn mang ý nghĩa nối liền những đoạn đứt với nhau, giúp làm lành, hồi phục tổn thương.

Tục đoạn là một trong những vị thuốc hay trong điều trị các bệnh lý nội khoa cơ xương khớp. Ngay cả một số bệnh lý ngoại khoa cơ xương khớp cũng được lấy kê đơn trong thang thuốc.

Ứng dụng tục đoạn trong điều trị

Theo Y học cổ truyền, tục đoạn là một trong những vị thuốc có tác dụng bổ cho can thận hư nhược, giúp công năng tạng phủ được phát huy tối đa, lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể, điều hòa khí huyết, bệnh tật tất an.

Can chủ cân, thận chủ cốt, do đó, các bệnh lý cơ xương khớp nội khoa có mối quan hệ rất mật thiết với can thận trong Y học cổ truyền. Tục đoạn thường được sử dụng trên lâm sàng dành cho một số bệnh lý cơ xương khớp sau:

Bổ can thận, mạnh gân xương: Đối với người tuổi cao, thiên khí hư suy, bệnh tình cơ xương khớp đã diễn ra lâu năm, triệu chứng dai dẳng, âm ỉ... tạng can thận nay đã hư suy, công năng không đủ để nuôi dưỡng cốt nhục, gân xương.

Nay gia thêm vị tục đoạn kèm một số vị thuốc bổ để vinh nhuận gân xương chắc khỏe.

Tục đoạn - vị thuốc tốt chữa bệnh xương khớp- Ảnh 2.

Vị thuốc tục đoạn bổ xương khớp.

Trên lâm sàng, nếu gặp bệnh nhân tuổi cao, đau mỏi xương khớp do thoái hóa đa khớp, loãng xương, không mắc bệnh lý dạ dày, có thể sử dụng bài Độc hoạt tang kí sinh gia thêm thỏ ti tử, cốt toái, ngũ gia bì, tục đoạn.

Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc: Độc hoạt 8g, tang kí sinh 12g, tần giao 12g, phòng phong 8g, tế tân 2g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 8g, nhân sâm 4g, phục linh 12g, nhục quế 4g, cam thảo 4g, tục đoạn 12, thỏ ti tử 4g, cốt toái 8g, ngũ gia bì 4g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Giảm đau, điều trị nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp: Đối với người đau cơ xương khớp bệnh mới, ngắn ngày, có thể xuất hiện sau khi thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc trời mưa lạnh kéo dài, mưa nồm ẩm ướt... thời khí chủ yếu là phong thấp.

Phong thấp sẽ xâm nhập vào cơ thể gây đau, nhức mỏi ở vùng cơ xương khớp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tục đoạn lại có tính ấm, có thể khu phong thẩm thấp, loại trừ phong thấp ra khỏi cơ thể, giúp thoái bệnh nhanh chóng.

Ngoài ra, lại thêm tác dụng chỉ thống, giảm đau hiệu quả.

Làm liền vết thương trong chấn thương gãy xương: Ngoài tác dụng với bệnh cơ xương khớp nội khoa, tục đoạn còn có tác dụng rất tốt đối với chấn thương gãy xương. Tục đoạn vị cay, tính ấm có thể làm thông huyết mạch, trừ ứ huyết, nối liền gân xương, là thuốc thường dùng trong ngoại khoa Y học cổ truyền.

Có thể kết hợp cùng đào nhân, xuyên sơn giáp, tô mộc, mộc qua, bạch thược. Hoặc có thể dùng bài Nhất bàn châu thang, chủ trị các chứng bị chấn thương do ngã.

Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc: Tục đoạn 15g, sinh địa 12g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, xích thược 12g, trạch lan 12g, tô mộc 12g, ô dược 12g, mộc hương 6g, hồng hoa 6g, đại hoàng 6g, đào nhân 6g, cam thảo 6g, nhũ hương 9g, một dược 9g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Dùng tục đoạn cần chú ý gì?

  • Liều lượng dùng tục đoạn: Không quá 15g/ngày.
  • Khi sắc vị tục đoạn lấy nước thuốc cần sắc lửa nhỏ khoảng 15 phút, tính từ khi nước sôi.
  • Chống chỉ định với trường hợp: Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, có cơn bốc hỏa...
Minh Thùy (t/h)

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 26/11/2024: Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ giảm mạnh

Dự báo thời tiết ngày 26/11/2024: Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ giảm mạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 26/11/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Ngày sinh nhật đặc biệt của nữ Chủ tịch TT-Green

Ngày sinh nhật đặc biệt của nữ Chủ tịch TT-Green

Sáng sớm ngày 23/11/2024 khi Hà Nội còn chìm trong tiết trời se lạnh, tại ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị, hình ảnh một người phụ nữ giản dị với gương mặt mộc mạc, không trang điểm, khoác trên mình bộ quần áo đơn giản nhưng vẫn thu hút ánh nhìn của nhiều người. Đó là chị Thanh Thúy, Chủ tịch Công ty Cổ phần TT-Green Việt Nam. Không nhà hàng sang trọng, không đèn màu lấp lánh, không ồn ào bởi những lời chúc... Người phụ nữ ấy đã chọn một cách đặc biệt để kỷ niệm ngày sinh nhật của mình: Trao tặng 110 phần quà đến những bệnh nhân suy thận tại xóm chạy thận Bạch Mai.
Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế ) mới đây đã tổ chức Hội nghị kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cùng chuyên mục

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đặc biệt hữu ích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Lá xạ đen có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.

Các tin khác

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Nghệ tây, hạt thì là đen, rau mùi, cỏ xạ hương... là những gia vị có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thần kinh.
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Thời gian qua, tỷ trọng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ cấu chi chung của thuốc đã giảm từ 7,5%, xuống 4,5%. Bộ Y tế đang triển khai các biện pháp để phát huy thế mạnh của y học cổ truyền.
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Gừng đen có tên khoa học là Kaempferia parviflora. Loại này có giá trị dược liệu cao, còn được mệnh danh là “nhân sâm Thái” nên được bán với giá cao.
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Trong bối cảnh hiện đại, ung thư đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, gây ra lo lắng và những thách thức cho bệnh nhân cũng như gia đình họ. Dù rằng hiện tại chưa có phương pháp điều trị nào đảm bảo hoàn toàn cho căn bệnh này, nhiều người đã xem xét các phương pháp hỗ trợ tự nhiên, trong đó các loại thảo dược truyền thống có thể đóng vai trò quan trọng.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động