Vị thuốc từ cây Bồ bồ

Trong Y học cổ truyền, cây bồ bồ được dùng chữa sốt, cảm cúm, viêm gan vàng da, tiêu hóa kém, viêm ruột, đau bụng, thuốc kích thích ăn ngon cho phụ nữ sau khi đẻ.

1. Mô tả

Bồ bồ sống một năm, cao 20 – 60cm. Có nhiều lông. Thân hình trụ. cứng, mọc đứng, đơn hoặc phân nhánh. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2 – 6 cm, mép có răng cửa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới; cuống ngắn.

Cụm hoa mọc thành bông, thường có hình cầu, bao bọc bởi tổng bao nhiều lá bắc dạng lá. Ở bên dưới, có lông như len màu trắng, đài có 5 răng nhọn, gần đều, tràng màu xanh lơ nhẵn, có ống dài hơn đài, môi trên nguyên, môi dưới dài bằng môi trên, chia 3 thùy gần bằng nhau, thùy giữa lõm ở đầu; nhị đính ở 1/3 phía trên của ống tràng, bầu nhẵn.

Quả nang nhãn, hình trứng, dài 3 – 4 mm. Có mũi nhọn ngắn; hạt nhỏ, nhiều.

Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

Ở miền Nam, nhân dân dùng tên bồi bồ để gọi cây thạch Xương bồ. Chú ý tránh nhầm lẫn.

2. Phân bố, sinh thái

Chi Adenosma Br, gồm một số loài là cây thảo, thường sống một năm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, với tổng số khoảng 15 loài. Ở Việt Nam có 7 – 8 loài, trong đó 3 loài được dùng làm thuốc.

Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc thành đám trên các vùng đồi thấp và bờ nương rẫy ở vùng trung du phía bắc. Có nhiều ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hoá, và Quảng Ninh. Hiện nay chưa thấy cây mọc ở những tỉnh phía nam. Cây còn phân bố ở Nam Trung Quốc. Ấn Độ và Malaysia.

Hàng năm, cây bồ bồ con mọc từ hạt thường thấy vào khoảng cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Cây mọc nhanh, sau 2 tháng đã bắt đầu có hoa, quả. Đến đầu mùa thu, sau khi quả già, cây bắt đầu tàn lụi. Hạt giống phát tán ra xung quanh, tồn tại qua đông trên mặt đất đến cuối mùa xuân năm sau mới nảy mầm.

3. Cách trồng

Bồ bồ chủ yếu được khai thác từ nguồn mọc hoang ở các tỉnh trung du. Gần đây, do nhu cầu sử dụng ngày một tăng, nguồn hoang dại ngày một cạn kiệt, nên một số nơi đã bắt đầu trồng thử nghiệm.

Ngoài đất đồi gò ở trung du, các loại đất ở đồng bằng đều có thể trồng được bồ bồ

Bồ bồ được nhân giống bằng hạt trong vườn ươm, Sau đó đánh ra trồng ở ruộng sản xuất. Thời Vụ gieo hạt tốt nhất là từ 1 đến 15 tháng 3. Đất vườn ươm cần được cày bừa, vơ hết cỏ và đập kỹ, sau đó lên thành luống cao 15 – 20 cm, rộng 60 – 80 cm. Sau khi san bằng mặt luống, nếu đất khô, cần tưới ẩm mặt luống trước khi gieo. Nên trộn hạt với cát hay đất ẩm để gieo cho đều. Gieo xong, dùng rơm rạ phủ lên mặt luống và tưới đủ ẩm hàng ngày. Hạt nảy mầm sau 8 – 10 ngày. Lúc này cần dỡ bỏ rơm rạ, tiếp tục chăm sóc thêm 20 – 30 ngày. Khi cây cao 15 – 20cm, đánh đi trồng. Việc chăm sóc vườn ươm chủ yếu là giữ ẩm và sạch cỏ. Sau khi dỡ rạ, có thể tưới thúc một lần bằng nước phân chuồng.

Đất để trồng cây bồ bồ con cần chọn nơi cao ráo, tiện tưới, tiêu, được cày bừa kỹ, lên thành luống cao 15 – 20 cm, rộng 80 – 100cm và bón lót với 15 – 20tấn/ha phân chuồng hoại mục. Phân có thể rải đều trên mặt ruộng trước khi lên luống hoặc bón theo rạch trên mặt luống. Cây con được trồng với khoảng cách 15 x 15 cm hay 15 x 20cm. Trồng đến đậu tưới ngay đến đó. Mặc dù bồ bồ có khả năng chịu hạn cao. nhưng ở thời kỳ đầu, cây vẫn cần được bảo đảm đã đủ ẩm để bén rễ.

Thời gian sinh trưởng của bồ bồ tương đối ngắn. Sau khi trồng được 100 – 115 ngày, đã thu hoạch nên cần chăm sóc, bón thúc sớm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, Trung bình, cứ 20 ngày bón thúc một lần, mỗi lần từ 200 đến 270kg urê cho 1 ha, tập trung vào 2 tháng đầu. Có thể rắc phân xa gốc và tưới nước cho tan hết phân, nhưng an toàn nhất là hòa tan phân (2 – 3%) rồi mới tưới cho cây. Khi bón thúc, cần kết hợp làm cỏ, xới xáo.

Bồ bồ hay bị sâu xám hại cây con, sâu cuốn lá, sâu xanh hại lá.

Vào tháng 6 – 7, khi cây ra hoa được khoảng 2/3 thì có thể thu hoạch. Có thể cắt lấy phần trên mặt đất hoặc nhổ cả cây đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Năng suất thân lá khô trung bình đạt từ 2 đến 2,5 tấn/ha.

4. Bộ phận dùng

Thân cành mang lá, hoa đã phơi khô.

5. Thành phần hóa học

Bồ bồ chứa 0.7% tinh dầu, saponin, glucosid và 1,67% kalinitrat (F. Guichard và cs 1939).

Bồ bồ mọc ở Ấn Độ có 1% tinh dầu với các thành phần 5L – Mопоtегреп, 2 D sesquiterpen trong đó cό Thế có 38,5% cineol và L- limonen (PV. Nair. 1950).

Bồ bồ chứa acid clorogenic, acid neoclorogenic acid cafeic, 17 – methyl 5 – 8 androsten 3, 17 diol. 0,80% tinh dầu ở phần trên mặt đất, 2,15% ở lá. 0.82 Ở hoa. Tinh dầu bổ bổ chứa 33,5%. L – fenchon 22.6% L – limonen, 11,6% humulen, 5.9% cineol. fenchol, oxyd piperiton, sesquiterpen (Lê Tùng Châu, 1986).

Ngoài ra, cây còn chứa saponin triterpen và flavonoid.

6.Tác dụng dược lý

Tác dụng diệt giun: Tinh dầu và nước cất từ bồ bồ có tác dụng diệt giun đất, giun đũa và giun móc. Giun đất sau khi tiếp xúc với thuốc sẽ quằn quại trong vòng 10 – 15 phút rồi chết, còn giun đũa phải sau 2 – 3 giờ mới chết.

Tác dụng lợi mật:Thí nghiệm trên chuột, cao cồn, cao nước và tinh dầu chiết từ bồ bồ có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, trong đó, dạng cao cồn. Có tác dụng mạnh nhất. Cao cồn và tinh dầu bồ bồ còn có tác dụng tăng cường công năng thanh thải độc của gan.

Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù bàn chân chuột do tiêm nhũ dịch kaolin và trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy dưới da sợi amian, bồ bồ đều có tác dụng chống viêm rõ rệt, tham gia vào tác dụng chủ yếu này là những thành phần tan trong cồn và tan trong nước, còn tinh dầu không có tác dụng chống Viêm.

Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn và cao nước của bồ bồ có tác dụng ức chế sự phát triển của các khuẩn Shigella dysenteriae, Sh. shigae, Staphylococcus aureus 209 P νà Streptococcus hemolyticus S 84..

Đối với dạ dày:bồ bồ có tác dụng làm giảm rõ rệt sự phân tiết dịch vị, giảm độ acid tự do và acid toàn phần. Trên mô hình gây loét dạ dày thực nghiệm ở chuột cống trắng, bồ bồ có tác dụng làm giảm gây loét một cách rõ rệt.

Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, đã dùng liều cao gấp 20 lần liều có tác dụng. súc vật vẫn sống an toàn, chứng tỏ bồ bồ không độc.

7. Tính vị, công năng

Bồ bồ có vị cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ôn nhẹ có công năng khử phong, giải biểu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hoá.

8. Công dụng

Bồ bồ được dùng chữa sốt, cảm cúm, viêm gan vàng da, tiêu hóa kém, viêm ruột, đau bụng, thuốc kích thích ăn ngon cho phụ nữ sau khi đẻ.

Liều dùng : 15 – 30g/ngày, sắc nước uống.

9. Bài thuốc có bổ bổ

Phòng và chữa, cảm cúm: Bồ bồ (15g), sắc nước uống thay chè.

Chữa tiêu hóa kém, đi ngoài, đầy bụng, sốt ho, đau đầu: Bồ bồ (15 – 30g) sắc nước uống trong ngày.

Minh Thuỳ (t/h)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 - Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

Sáng ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM, lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn quốc lần thứ hai - VIETRAMED EXPO 2024 - đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Kháng thuốc đang đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại

Kháng thuốc đang đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại

Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng không còn đáp ứng với các thuốc kháng vi sinh vật. Khi đó, việc điều trị nhiễm trùng rất khó khăn hoặc không thể, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh trở nặng và tử vong.

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

SKV - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk.
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.

Các tin khác

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động