Bệnh trĩ và các bài thuốc y học cổ truyền chữa trĩ hiệu quả, an toàn

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở độ tuổi từ 45 – 60 và có thể ở người ít tuổi hơn. Căn bệnh này nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng.
Bài thuốc dân gian hỗ trợ hen suyễn (hen phế quản) phục vụ cho mùa đông Bài thuốc dân gian hỗ trợ hen suyễn (hen phế quản) phục vụ cho mùa đông
Vì sao nên sử dụng YHCT để làm đẹp? Những bài thuốc YHCT  giúp làm đẹp hiệu quả Vì sao nên sử dụng YHCT để làm đẹp? Những bài thuốc YHCT giúp làm đẹp hiệu quả

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như táo bón, rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Phân loại bệnh trĩ

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .

Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn - trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).

Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Theo y học hiện đại, nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ là do chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, thiếu chất xơ; tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài; tính chất công việc ngồi nhiều hoặc mang vác nặng; ung thư vùng trực tràng, u hậu môn; do tuổi tác, tuổi càng cao đi kèm nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn (từ 50 trở lên); do quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là do huyết ứ, khí huyết ứ trệ làm cho mạch phình giãn sa ra ngoài; do thấp nhiệt (nhiễm khuẩn kéo dài), khí huyết lưỡng hư (người có tuổi thiếu chất dinh dưỡng thiếu máu lâu ngày) và bất nội ngoại nhân (ăn uống sinh hoạt không điều độ, lao động mệt nhọc) mà gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:

Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.

Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.

Sưng vùng quanh hậu môn.

Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ).

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

Bệnh trĩ và các bài thuốc Y học cổ truyền chữa trĩ hiệu quả, an toàn
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.

Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác cộm cộm do có cục máu đông.

Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.

Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Các triệu chứng của bệnh trĩ khá giống với xuất huyết tiêu hóa hoặc ung thư trực tràng. Nếu thấy bản thân có các dấu hiệu ở trên, bạn nên thăm khám chuyên khoa để xác định chính xác bệnh lý. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng về triệu chứng cơ năng và hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý. Sau đó, yêu cầu người bệnh thực hiện nội soi để xác định chân búi trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Phương pháp điều trị bệnh trĩ theo Y học hiện đại

Điều trị nội khoa: thay đổi lối sống sinh hoạt điều độ. Các phương pháp can thiệp như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, laser. Kèm theo các loại thuốc có tác dụng tăng cường sức bền thành mạch, thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn

Điều trị ngoại khoa: các phương pháp phẫu thuật hiện tại như Longo, Milligan Morgan. Phẫu thuật được chỉ định với trĩ chảy máu nhiều, trĩ nội ngoại kết hợp, trĩ nội đơn thuần, trĩ nội độ 3-4, khi điều trị nội khoa không có kết quả, trĩ có biến chứng huyết khối..

Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền

Bên cạnh điều trị bằng y học hiện đại với những tác dụng phụ khi dùng thuốc như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Các biến chứng sau phẫu thuật như đau, chảy máu, vết thương lâu lành,.. thì chữa bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền hiện đang được nhiều người sử dụng do hiệu quả và tính an toàn cao nếu áp dụng điều trị sớm.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền như: bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh trĩ với các vị thuốc có tác dụng tiêu sát trùng giảm đau phục hồi thể trạng, cao bôi trực tiếp, thuốc ngâm trĩ, cao dán tiêu viêm giảm đau...

Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền được nhiều người bệnh lựa chọn.

Bệnh trĩ và các bài thuốc Y học cổ truyền chữa trĩ hiệu quả, an toàn
Cần nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trĩ để thăm khám và điều trị sớm/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả

Bài thuốc số 1: Áp dụng bệnh trĩ thể huyết ứ (trĩ nội đi ngoài ra máu, đau, táo bón)

Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm

Nguyên liệu: Kinh giới: 12g; Đại hoàng: 04g; Hoè hoa: 12g; Sinh địa: 16g; Đương quy: 12g; Hoàng cầm: 10g; Xích thược: 12g; Ma nhân: 12g; Địa du: 12g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia sáng chiều

Bài thuốc số 2: Áp dụng bệnh trĩ thể khí huyết đều hư (người già trĩ lâu ngày gây thiếu máu)

Bổ trung ích khí thang gia giảm

Nguyên liệu: Đẳng sâm: 12g; Cam thảo: 04g; Địa du: 06g; Hoàng kỳ: 16g; Sài hồ: 2g; Hoè hoa: 12g; Đương quy: 10g; Trần bì: 06g; Bạch truật: 12g; Thăng ma: 08g; Kinh giới: 10g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia sáng chiều

Bài thuốc số 3: Áp dụng bệnh trĩ thể thấp nhiệt (trĩ ngoại có nhiễm khuẩn kèm theo)

Hoè hoa tán gia giảm

Nguyên liệu: Hoè hoa: 12g; Trắc bách diệp: 12g; Địa du: 10g; Chỉ xác: 08g; Bạch thược: 08g; Kim ngân hoa: 12g; Sinh địa: 16g; Cam thảo: 04g; Kinh giới: 12g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia sáng tối

Bệnh viện, phòng khám Y học cổ truyền chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc khám chữa trĩ bằng Y học cổ truyền. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện đều an toàn, hiệu quả cao, giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức, khó chịu, bất tiện. Bệnh viện nổi tiếng với các loại thuốc ngâm, thuốc bôi tự bào chế, được nhiều bệnh nhân tin dùng.

Bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ tại các khoa: Khoa khám bệnh, Khám theo yêu cầu tại Khoa khám bệnh và Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương rất đa dạng: Nội khoa (dùng thuốc),thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ. Tùy thuộc vào giai đoạn, bệnh lý tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp.

Phẫu thuật cắt trĩ là một trong những thế mạnh nổi bật của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đặc biệt, bệnh viện đã ứng dụng thành công phương pháp Khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler với những ưu điểm: An toàn, ít đau sau phẫu thuật, phục hồi nhanh, không gặp biến chứng và tỉ lệ tái phát thấp.

Phương pháp Khâu triệt mạch trĩ kết hợp dùng thuốc Y học cổ truyền đã cho thấy được kết quả tốt: Bệnh nhân không cần mổ cắt trĩ, chỉ cần gây tê tủy sống để triệt mạch trĩ chính từ bên trong. Theo nghiên cứu trên 130 bệnh nhân mắc trĩ cấp độ 3, 4 từ 20 đến 80 tuổi, tỉ lệ tái phát sau khi sử dụng phương pháp này chỉ có 11%.

Ngoài ra, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn có thể phẫu thuật điều trị trĩ theo các cách khác như cắt búi trĩ bằng phương pháp Milligan-Morgan và Ferguson hay phẫu thuật Longo.

Viện Y học cổ truyền Quân đội

Viện Y học cổ truyền Quân đội là một trong những đơn vị đầu ngành về khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn đây là địa chỉ khám chữa bệnh trĩ.

Bệnh viện có các phòng khám chuyên gia quy tụ các Tiến sĩ, bác sĩ hàng đầu, có trình độ chuyên môn cao ở Viện Y học cổ truyền Quân đội nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa của bệnh nhân.

Viện Y học cổ truyền Quân đội có thế mạnh về các bệnh lý hậu môn trực tràng nói chung và bệnh trĩ nói riêng, bao gồm: Tắc mạch trĩ, Nứt kẽ hậu môn, Rò hậu môn, Sa niêm mạc trực tràng, Polyp Hậu môn, Nhú tăng sinh…

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc Y học cổ truyền thuộc Viện Y học cổ truyền Quân đội đã đi vào hoạt động, đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế thuốc Y học cổ truyền, cung cấp các sản phẩm Đông dược cho các cơ sở y tế trong và ngoài quân đội, bao gồm các bài thuốc điều trị bệnh trĩ có công dụng cao.

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển các phương thuốc chữa trĩ không cần dao kéo, bệnh viện đã điều chế ra nhiều sản phẩm đặc trị chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp hiệu quả. Nhiều năm qua, bệnh viện đã giúp đỡ cho hơn 50.000 bệnh nhân trên cả nước điều trị bệnh trĩ tận gốc nhờ vào liệu trình điều trị phù hợp cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.

Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là cơ sở có bề dày kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Y học cổ truyền. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nền Y học hiện đại và Y học cổ truyền, bệnh viện đã chữa trị thành công nhiều ca bệnh khó, giúp nhiều người mắc trĩ chấm dứt bệnh hoàn toàn.

Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền là nơi tiếp nhận bệnh nhân khám và điều trị bệnh trĩ. Khoa có nhiều kinh nghiệm thực hiện các ca phẫu thuật điều trị nhiều diện bệnh với sự kết hợp học tập và chuyển giao kỹ thuật của nhiều chuyên gia đầu ngành tại các bệnh viện lớn quanh khu vực Hà Nội.

Khoa được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ cần thiết phục vụ cho quá trình khám chữa, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân. Bệnh nhân được đảm bảo phục hồi tốt, nhanh chóng cũng như được hỗ trợ cấp cứu kịp thời nếu như xảy ra biến chứng hậu phẫu thuật.

Nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bệnh nhân, bệnh viện đã và đang không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như bề dày kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ y tế.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được thành lập bởi những bác sĩ giàu tâm huyết với Y học cổ truyền, trong đó, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh, bác sĩ Trần Quang Minh, bác sĩ Trịnh Thị Hà. Trung tâm đã sưu tầm, nghiên cứu và phát triển nhiều bài thuốc cổ truyền của dân tộc có tác dụng điều trị các bệnh, như: Bệnh cơ xương khớp, bệnh dạ dày, yếu sinh lý, bệnh trĩ, nám tàn nhang, mụn trứng cá, viêm da… nhận được nhiều phản hồi tích cực của giới chuyên gia và người bệnh.

Trung tâm đã sưu tầm được hơn 100 bài thuốc cổ phương, ứng dụng thành công nhiều bài thuốc vào công tác khám chữa bệnh, cho kết quả điều trị cao và bền vững. Trung tâm ký kết thành công văn bản hợp tác với Viện y học bản địa Việt Nam về nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất thuốc điều trị bệnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược Việt Nam.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật cho bệnh viện tỉnh Bắc Giang

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật cho bệnh viện tỉnh Bắc Giang

Thực hiện Đề án 1816 giữa Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) Trung ương và Bệnh viện YHCT tỉnh Bắc Giang, mới đây, hai đơn vị đã tổ chức thành công lễ chuyển giao gói kỹ thuật phẫu thuật trĩ cơ bản.
Hoàng đằng - dược liệu quý điều trị kiết lỵ, tiêu chảy

Hoàng đằng - dược liệu quý điều trị kiết lỵ, tiêu chảy

Hoàng đằng là dược liệu quý trong Y học cổ truyền có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, dược liệu hoàng đằng đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da…

Cùng chuyên mục

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.

Các tin khác

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Nghệ tây, hạt thì là đen, rau mùi, cỏ xạ hương... là những gia vị có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thần kinh.
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Thời gian qua, tỷ trọng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ cấu chi chung của thuốc đã giảm từ 7,5%, xuống 4,5%. Bộ Y tế đang triển khai các biện pháp để phát huy thế mạnh của y học cổ truyền.
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Gừng đen có tên khoa học là Kaempferia parviflora. Loại này có giá trị dược liệu cao, còn được mệnh danh là “nhân sâm Thái” nên được bán với giá cao.
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Trong bối cảnh hiện đại, ung thư đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, gây ra lo lắng và những thách thức cho bệnh nhân cũng như gia đình họ. Dù rằng hiện tại chưa có phương pháp điều trị nào đảm bảo hoàn toàn cho căn bệnh này, nhiều người đã xem xét các phương pháp hỗ trợ tự nhiên, trong đó các loại thảo dược truyền thống có thể đóng vai trò quan trọng.
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Nghệ An, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu cây dược liệu phong phú nhất cả nước. Với hơn 1.000 loài cây dược liệu quý hiếm, Nghệ An được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu dược liệu phong phú và đa dạng bậc nhất cả nước.
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Thảo dược đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Ngày nay, việc sử dụng thảo dược ngày càng phổ biến do những ưu điểm vượt trội như chi phí rẻ và ít tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các loại cây thảo dược tốt đối với sức khỏe con người, bao gồm các lợi ích chính, công dụng và thông tin an toàn có liên quan.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động