Biến thể “Omicron tàng hình” nguy hiểm như thế nào?
Qua sàng lọc ngẫu nhiên tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đa số ca nhiễm Covid-19 chủng Omicron là biến thể BA.2 – biến thể còn được gọi là “Omicron tàng hình”. Tuy vậy biến thể này nguy hiểm như thế nào?
Biến thể “Omicron tàng hình” (Hình minh họa)
Biến thể “Omiron tàng hình” có nguy hiểm không?
Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.2 đang lây lan trên 82 quốc gia, khi mắc BA.1 (biến thể gốc) vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng. Ngoài ra, BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khẳng định, vắc-xin vẫn có khả năng bảo vệ cơ thể khi nhiễm biến chủng BA.2 nhưng không đủ sức để giúp cơ thể không bị lây nhiễm. Vì vậy, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin vẫn cần được đẩy mạnh, dù biến chủng BA.2 đã chiếm ưu thế.
WHO mới đây cũng cho biết, ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp cận các mũi tiêm tăng cường trong bối cảnh Omicron lan rộng toàn cầu. Quyết định này được cho là đã “đảo chiều” sau khi WHO 2 lần kêu gọi hoãn tiêm mũi thứ 3 vào tháng 8-9/2021. WHO cho biết, nhóm chuyên gia của họ kết luận việc tiêm vaccine Covid-19 cung cấp mức độ bảo vệ cao chống lại nguy cơ bệnh nặng, tử vong trong bối cảnh Omicron rất dễ lây lan.
WHO nhận định việc tiêm phòng, bao gồm mũi tăng cường, đặc biệt quan trọng với những người có nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19. Như vậy, trong thông báo mới, WHO khuyến khích tiêm vaccine mũi tăng cường cho người dân thế giới, nhất là nhóm có nguy cơ cao.
Các chuyên gia y tế nói gì về biến thể này?
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đến nay chưa có bằng chứng về việc người mắc BA.2 gây bệnh nặng hơn so với BA.1 hay các biến chủng khác. Đồng thời cũng chưa ghi nhận thông tin “Omicron tàng hình” lẩn tránh test nhanh. Nhưng trên thực tế, với chủng Omicron, test nhanh sẽ không nhạy bằng xét nghiệm PCR.
“Thông thường, để xác định một biến chủng virus, người ta phải làm xét nghiệm giải trình tự gene. Riêng với biến chủng Omicron BA.1 do có đột biến khuyết thiếu một số gene nên có thể phát hiện được ngay bằng xét nghiệm PCR chứ không cần giải trình tự gene. Ngược lại với Omicron BA.2 do không có các đột biến này nên khi xét nghiệm PCR chỉ xác định được là virus SARS-CoV-2 chứ không xác định ngay được là Omicron, do vậy nó được gán tên là “Omicron tàng hình”– Bác sĩ Cấp cho biết.
“Do chưa có bằng chứng gì về việc BA.2 có nguy hiểm hơn so với những chủng trước, nên người dân không cần quá hoang mang“, bác sĩ Cấp khuyến cáo.
Trước những thông tin “Người nhiễm Omicron nhẹ hơn so với mắc chủng Delta”, theo bác sĩ Cấp thực tế các nhóm bệnh nhân hiện nay chủ yếu nhiễm Omicron và có tỷ lệ diễn biến nặng thấp hơn hẳn so với giai đoạn trước.
Điều này không chỉ do chủng Omicron có tỷ lệ diễn biến nặng thấp hơn mà còn do quần thể dân cư đã được bao phủ vaccine đầy đủ hơn và hệ thống điều trị đã được củng cố tốt hơn, giúp quản lý bệnh nhân tốt ngay từ đầu để hạn chế tỷ lệ diễn biến nặng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Đồng quan điểm với bác sĩ Cấp, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh cho hay, trong bối cảnh chủng Omicron đang chiếm ưu thế và dần thay thế Delta, điều quan trọng hiện nay là kiểm soát tỷ lệ chuyển nặng và tử vong.
Với chủng “Omicron tàng hình”, bác sĩ Khanh khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng. Tuy biến chủng này lây lan nhanh hơn, xét nghiệm khó tìm ra hơn nên các nhà khoa học đặt cho cái tên là “tàng hình”, nhưng không có giá trị hay bằng chứng về mặt bệnh lý.
Nếu người dân nghi ngờ mắc Covid-19 nhưng khi xét nghiệm lại âm tính, ông Khanh cho rằng một số loại kit test nhanh đời cũ, có thể ít nhạy với biến chủng Omicron dẫn đến “âm tính giả”.
Nếu xuất hiện triệu chứng, bác sĩ khuyến cáo người dân tự cách ly, theo dõi sức khỏe và điều trị giống như đang mắc Covid-19, tránh lây lan cho người thân.
Hữu Phúc (TH)
Cùng chuyên mục
Vì sao Bộ Y tế thu hồi khẩn cấp kem nám 3 in 1 của SH Today Hai Duong Cosmetics?
10:58 | 16/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm SH Today Hải Dương Cosmetics
08:54 | 16/01/2025 Tin tức
Lâm Đồng: Không đồng ý cấp giấy phép hoạt động cho Hệ thống Nha khoa Thành Đạt Sài Gòn - Lộc An
13:31 | 13/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
TP.HCM diễn tập xử lý tình huống cháy nổ, cứu nạn tại nơi tập trung đông người
09:34 | 12/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định tổng kết công tác Quản lý thị trường
12:55 | 11/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Đắk Nông: Kiểm tra liên ngành đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025
20:51 | 08/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Các tin khác
Đắk Nông: Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn hơn 10 nghìn tỷ đồng
20:50 | 08/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
17:25 | 07/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Tự xưng bác sĩ, tư vấn sức khoẻ online gây náo loạn, lừa đảo bán thực phẩm chức năng
14:56 | 07/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bắt đối tượng đâm chết bạn tại cơ sở cai nghiện ma túy
10:24 | 06/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Vì sao sản phẩm của Obagi Việt Nam bị thu hồi trên toàn quốc?
15:39 | 04/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi sản phẩm Obagi-C Fx C-Clarifying Serum do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
09:41 | 03/01/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng thu mua rau, củ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
16:50 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Bắt giữ đối tượng vận chuyển 3 cá thể khỉ từ Khánh Hoà về Đắk Lắk tiêu thụ
16:49 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Sở Y tế tỉnh Kon Tum: Thanh tra chuyên ngành phát hiện 15 tổ chức, cá nhân vi phạm, xử phạt 212,5 triệu đồng
11:33 | 30/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại sản xuất giá đỗ
11:55 | 26/12/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
3 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
6 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội