Cách bổ sung chất xơ cho bé
Vai trò của chất xơ với sức khỏe
Chất xơ hỗ trợ giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ hỗ trợ giảm thiểu và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, những nhóm thực phẩm giàu chất xơ còn chứa rất nhiều các vitamin và chất dinh dưỡng khác, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các thực phẩm giàu chất xơ phải kể đến như: Rau xanh, trái cây, các loại đậu, hạt, bánh mì và ngũ cốc nguyên cám. Tuy vậy, cần lưu ý là không phải tất cả các loại ngũ cốc đều giàu chất xơ. Để bổ sung nhiều chất xơ hơn cho trẻ, mẹ nên chọn loại ngũ cốc nguyên cám, bao gồm: Lúa mì, gạo nâu, kiều mạch, yến mạch…
Mặc dù chất xơ có trong nhiều loại rau củ và trái cây nhưng hàm lượng chất xơ trung bình mà trẻ em tiêu thụ thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị. Lý do có thể bởi trẻ táo bón thường không thích ăn rau củ, ăn ít trái cây hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng.
Trẻ em cần bao nhiêu gram chất xơ mỗi ngày?
Nhu cầu chất xơ phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng, độ tuổi, giới tính và cân nặng. Thông thường, đối với trẻ em dưới 2 tuổi, không có khuyến nghị nào về tổng lượng chất xơ cần mỗi ngày. Bởi vậy, để trẻ tiêu hóa tốt và phòng ngừa táo bón, mẹ nên cân đối lượng trái cây, rau củ, đậu và ngũ cốc nguyên cám trong thực đơn hàng ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể căn cứ vào hàm lượng chất xơ khuyến nghị cho trẻ để bổ sung đầy đủ:
Trẻ em 1-3 tuổi: 19 gram chất xơ mỗi ngày
Trẻ em 4-8 tuổi: 25 gram chất xơ mỗi ngày
Bé trai 9-13 tuổi: 31 gram chất xơ mỗi ngày
Bé gái 9-13 tuổi: 26 gram chất xơ mỗi ngày
Con trai 14-19: 38 gram chất xơ mỗi ngày
Con gái 14-19: 26 gram chất xơ mỗi ngày
Người lớn 20 tuổi trở lên: 25 – 35 gram mỗi ngày (hoặc khoảng 10-13 gram mỗi 1.000 calo).
Những mẹo nhỏ giúp mẹ bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ mỗi ngày
Kết hợp rau xanh với các món con thích
Khác hoàn toàn với phương pháp giấu rau vào đồ ăn ưa thích của con như băm nhỏ, trộn lẫn một cách không phù hợp rất dễ làm bé phát hiện và cảm thấy bạn đang phá hỏng món ăn của mình, phương pháp này đề cao tính công khai của “rau”- tức là biến rau trở thành một “gia vị” khiến món ăn của bé thêm thơm ngon và hấp dẫn. Cách kết hợp phổ biến nhất là sử dụng cà chua với các món như mì ý sốt bò bằm, trứng xào cà chua,… hoặc kết hợp rau một cách khéo léo vào bún, miến, phở. Phương pháp này sẽ hỗ trợ giúp trẻ táo bón dần dần cảm thấy rau không hề là đồ ăn “đáng ghét” mẹ ép ăn, mà là một món ăn ngon miệng đầy hấp dẫn.
Chế biến món ăn với đa dạng màu sắc và hương vị
Đa dạng màu sắc :
Trong bữa ăn, mẹ hãy thử đa dạng màu sắc của món ăn bằng việc phối màu tươi vui từ những loại trái cây, củ quả. Màu trắng của củ cải, súp lơ trắng, su hào; màu cam của cà rốt, bí ngòi, bí đỏ; màu tím của cà tím, bắp cải tím; màu đỏ của cà chua, khoai tây đỏ;.. kết hợp cùng màu xanh của rau sẽ khiến bữa ăn trở thành một bữa tiệc màu sắc bắt mắt làm trẻ táo bón hứng thú và tò mò khám phá.
Đa dạng hình dáng: Giải pháp này có tác dụng nhất với trẻ từ 2-4 tuổi, lứa tuổi luôn tò mò, thích thú và say mê với những hình dạng mới mẻ, đáng yêu. Một viên cà rốt hình vuông ngộ nghĩnh như khối lego con chơi hàng ngày sẽ làm bé hứng thú với bữa ăn hơn. Mẹ có thể kết hợp kể những câu chuyện về thế giới rau-củ-quả kì thú để bé thấy rằng: rau-củ-quả cũng có hồn và cũng lý thú chẳng khác gì những siêu anh hùng hay các nhân vật hoạt hình cả. Mỗi bữa ăn sẽ trở thành một hành trình khám phá, học tập, kể chuyện để kết nối mẹ và con, thật chẳng gì tuyệt vời hơn nhỉ.
Tiếp cận trẻ táo bón từ góc độ tâm lý và cảm xúc
Tâm lý và cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng mỗi bữa ăn của trẻ nhỏ. Trẻ luôn mong muốn sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cha mẹ, vậy nên, sự quan tâm, hỏi han và lắng nghe ý kiến của con sẽ có tác động tốt hơn lên tâm trạng và cảm nhận của bé. Quan sát, hỏi han xem bé thích rau củ gì, rau giòn hay rau mềm, hình thù nguyên củ hay xắt nhỏ sẽ khiến bé cảm thấy được tôn trọng ý kiến và mẹ cũng có thêm cơ hội để điều chỉnh đồ ăn theo sở thích của bé.
Một phương pháp mẹ có con ở độ tuổi 4 tuổi trở lên có thể áp dụng đó là rủ con đi chợ và vào bếp cùng, tham dự một số công đoạn chế biến đơn giản như: rửa, cho vào nồi luộc, bóc vỏ,… Nhớ giải thích cho bé biết bé đang giúp đỡ mẹ ở công đoạn gì, công đoạn ấy có ý nghĩa với món ăn như thế nào để bé cảm thấy tự hào hơn về thành quả của mình nhé !
Lưu ý “vàng” để việc bổ sung chất xơ cho trẻ hiệu quả
Mẹ cần nhớ không nên bổ sung quá nhiều chất xơ cho trẻ cùng lúc, để tránh gây ra tình trạng trẻ táo bón đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Thay vào đó, mẹ nên tăng lượng chất xơ từ từ để cơ thể trẻ làm quen dần dần.
Để bữa ăn đủ dinh dưỡng, thực phẩm cần phải có đủ chất cung cấp năng lượng: bột đường, chất béo, chất đạm, ngoài ra có thêm vitamin, khoáng chất, chất xơ… Trước đây, trong khẩu phần ăn của bé, chất xơ không được mẹ chú ý nhiều dù có vai trò rất quan trọng, giúp tiêu hóa tốt.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người lớn cần ăn 400 gram rau xanh mỗi ngày, trẻ em thì 10-20 gram rau xanh trong một bữa. Rau xanh là thực phẩm quan trọng cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể.
Cách bổ sung chất xơ cho bé khi thiếu rau xanh do giãn cách
Hiện, gia đình trong khu phong tỏa, khó khăn trong việc mua rau xanh. Trong trường hợp mẹ không có rau thì có thể sử dụng thực phẩm chứa chất xơ trong nhà để chế biến đồ ăn cho bé. Ví dụ gia đình có rau cải, rau muống thì người lớn có thể ăn cả cọng, để phần lá cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ có thể thay rau xanh bằng các loại củ có thể bảo quản được lâu hơn như cà rốt, bí ngô, bí đao. Nếu chính quyền địa phương hỗ trợ thực phẩm, gia đình nên ưu tiên dành cho bé. Thêm một cách nữa là mẹ có thể tự tạo rau xanh như làm giá đỗ. Thực tế, trong quá trình thăm khám, nhiều bà mẹ cho biết sợ rau có thuốc sâu, chất bảo quản vì vậy nhờ bác sĩ hướng dẫn mẹ cách làm giá đỗ.
Ngoài rau, củ, quả, trẻ cần bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm cung cấp đạm, cá, tôm, thịt, trứng. Trong thời gian giãn cách, việc cung cấp thực phẩm tươi sống như cá, tôm trở nên khó khăn. Để khắc phục điều này, mẹ có thể bảo quản bằng cách cấp đông, mỗi tuần đi mua thực phẩm khoảng 2 lần.
Bên cạnh tôm, cá, thịt thì trứng là thực phẩm rất tốt cho trẻ, có thể chế biến đa dạng, dễ bảo quản. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ chú ý bổ sung chất béo cho con từ dầu, mỡ.
Việc bảo quản thực phẩm được nhiều bà mẹ quan tâm như dinh dưỡng có bị mất, an toàn thực phẩm… Rau tươi để 1-3 ngày, lượng vitamin C sẽ bị mất khoảng 26%. Lúc này, mẹ dùng rau để cung cấp chất xơ, còn vitamin ta có thể bổ sung bằng các chế phẩm khác.
Nhiều gia đình luộc, chế biến thực phẩm để trữ thức ăn cho bé. Thực tế, việc luộc rau, hay chế biến sẵn giúp loại bỏ vi khuẩn nhưng lại làm phá vỡ cấu trúc tế bào thực phẩm, thất thoát các chất dinh dưỡng. Nếu để chung thực phẩm đã chế biến với thức ăn sống thì sẽ dễ tái nhiễm khuẩn. Lúc này khả năng sinh sôi vi khuẩn cao hơn. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý việc bảo quản thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm trong tủ đông sẽ kìm hãm sự phát triển vi khuẩn. Tuy nhiên, một số vi khuẩn vẫn tồn tại ở mức -20 độ C nhưng có thể bị tiệu diệt ở nhiệt độ cao (tức là sẽ chết khi đun sôi). Mẹ chỉ nên bảo quản thức ăn chế biến sẵn trong khoảng một tuần, để quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
Chúc Vinh (Tổng Hợp)
Cùng chuyên mục
Thu hồi một sản phẩm thuốc do Công ty CP dược phẩm Nam Hà sản xuất
16:38 | 06/09/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Lâm Đồng: Yêu cầu chấp hành các quy định của pháp luật trong hành nghề Dược
09:42 | 04/09/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Lan Nguyễn Trung Vương bị bắt
20:52 | 30/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Đình chỉ lưu hành, tiêu hủy toàn quốc mỹ phẩm không đạt chất lượng của Công ty Kỳ Phong
21:33 | 29/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Thu hồi triệt để thuốc Cefaclor 375mg vi phạm mức độ 2
15:41 | 21/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Hà Nội: 8 cơ sở bị xử phạt với số tiền trên 111 triệu đồng
15:31 | 21/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Các tin khác
TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt 191 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 4 tháng đối với Phòng khám đa khoa Tân Bình
11:22 | 20/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi thuốc Cefaclor 375mg
16:04 | 19/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna gây hiều nhầm như thuốc chữa bệnh
10:17 | 16/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Tinh chất Vital Mend, bọt vệ sinh Active được quảng cáo điều trị nhiều bệnh
11:22 | 15/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Đắk Lắk: Khởi tố 3 đối tượng mua bán người dưới 16 tuổi
16:55 | 14/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở hành nghề dược
14:24 | 14/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Quảng cáo sản phẩm Green Health tinh dầu thông đỏ sâm Ngọc Linh gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh
10:33 | 14/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Cảnh báo sản phẩm TPBVSK Green Health tinh dầu thông đỏ sâm Ngọc Linh quảng cáo vi phạm quy định về quảng cáo
08:58 | 14/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam
22:29 | 11/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Thu hồi thuốc viên nén CALCERGY trị gout không đạt tiêu chuẩn chất lượng
10:56 | 10/08/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024
30-07-2024 00:00 Hoạt động hội
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT
21-07-2024 14:46 Hoạt động hội