Cách chữa viêm lợi hiệu quả bằng thuốc Nam
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi (viêm nướu hay gingivitis) là tình trạng mảng bám có chứa vi khuẩn, tích tụ trên răng, gây viêm mô lợi. Khi mảng bám tồn tại trên răng quá lâu, hình ảnh viêm lợi dễ nhận thấy như lợi bị kích ứng, viêm, đỏ, sưng tấy, chảy máu và tiết dịch. Hơn nữa, vi khuẩn mảng bám còn làm men răng suy yếu.
Vì vậy, người bệnh không chỉ cần đánh răng thường xuyên mà còn phải đảm bảo thực hiện đúng cách như đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám răng định kỳ để bảo vệ răng và lợi của mình.
Viêm lợi rất phổ biến, ít gây đau ở giai đoạn đầu nên người bệnh không quan tâm nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị kịp thời vì viêm lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu và gây mất răng.
Triệu chứng khi bị viêm lợi
Ban đầu, khi tình trạng viêm lợi mới xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng xung quanh chân răng, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn, làm mất đi cảm giác ngon miệng. Khi quan sát vùng lợi bị viêm sẽ thấy hiện tượng sưng đỏ và căng mọng.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng dần gây cảm giác đau đớn gia tăng. Vùng lợi viêm đỏ hơn, dễ chảy máu, mưng mủ, lợi và chân răng bị viêm tấy do nhiều loại vi khuẩn, ngứa lợi. Ngoài ra, viêm lợi còn gây ra triệu chứng hôi miệng, răng lung lay cũng như có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hàm. Trong khi đó, những triệu chứng toàn thân do viêm lợi gây ra cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như ăn uống kém, táo bón, cảm giác nóng trong bụng, đau đầu, khó ngủ,...
Nếu vẫn tiếp tục không điều trị, người bệnh có thể gặp một số nguy cơ nguy hiểm như mất răng vĩnh viễn, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, đột quỵ...vv.
Theo Đông y, nguyên nhân chính gây viêm lợi là do tích tụ nhiệt. Để điều trị viêm lợi cần tuân theo nguyên tắc chính là chống viêm, thanh nhiệt và đảm bảo vệ sinh răng miệng.
![]() |
Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân chính gây ra viêm lợi là do tích tụ của nhiệt độ trong cơ thể. |
Nguyên nhân viêm lợi
Nguyên nhân gây viêm lợi, gồm:
Viêm lợi do mảng bám
Viêm lợi chủ yếu xảy ra do việc vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám – chất giống màng được tạo thành từ vi khuẩn, nước bọt, mảnh vụn thức ăn và tế bào chết liên tục tích tụ lại trên răng. Mảng bám này cứng lại theo đường viền lợi sẽ tạo thành cao răng. Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi do mảng bám như:
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sai cách.
- Một số loại thuốc như Phenytoin, cyclosporine, nifedipine gây tăng sinh mô lợi.
- Thiếu vitamin (vitamin C, niacin,…).
- Thay đổi nội tiết tố.
- Bệnh giảm bạch cầu, bạch cầu.
- Bệnh tiểu đường.
- Hút thuốc lá.
- Tuổi tác.
- Tiền sử gia đình.
Viêm lợi không phải do mảng bám
Bệnh xảy ra do nhiễm trùng, dị ứng, chấn thương,… Nếu nhận thấy có dấu hiệu nghi viêm nướu, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các yếu tố rủi ro của bệnh viêm lợi
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ viêm lợi, gồm:
- Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách.
- Hút thuốc lá.
- Tuổi cao.
- Khô miệng.
- Thiếu chất dinh dưỡng (chẳng hạn vitamin C).
- Răng không khít, khấp khểnh khó vệ sinh.
- Các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như bệnh bạch cầu, HIV/AIDS hoặc người đang điều trị ung thư.
- Một số loại thuốc như phenytoin (Dilantin, Phenytek) dùng để điều trị động kinh và một số thuốc chẹn kênh canxi điều trị chứng đau thắt ngực, huyết áp cao và các tình trạng khác.
- Thay đổi nội tiết tố như mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc dùng thuốc tránh thai.
- Di truyền.
- Các tình trạng như nhiễm trùng và nấm.
![]() |
Viêm lợi nhẹ được phát hiện sớm có thể tự điều trị tại nhà bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách |
Điều trị viêm lợi tại nhà bằng thuốc nam hiệu quả
Viêm lợi nhẹ được phát hiện sớm có thể tự điều trị tại nhà bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách, trường hợp nặng hơn cần dùng nước súc miệng hoặc thuốc điều trị. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy thử những cách điều trị đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên dưới đây.
Dùng hỗn hợp chanh và muối: Chanh là nguyên liệu quen thuộc trong việc sát trùng, kháng viêm rất hiệu quả mà lại tự nhiên và dễ tìm. Chanh có thể giúp điều trị viêm lợi một cách hiệu quả và an toàn. Trong khi đó, thành phần Vitamin C có trong chanh cũng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Để chữa viêm lợi, bạn sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh pha với một ít muối và thoa lên phần chân răng bị viêm. Để vài phút cho hỗn hợp thấm vào lợi và súc miệng lại bằng nước. Sử dụng ngày 4 -5 lần để mang lại hiệu quả.
Chữa viêm lợi bằng mật ong: Mật ong cũng là cách chữa viêm lợi hiệu quả hay được áp dụng tại nhà. Đây không chỉ là thành phần tự nhiên, quen thuộc, dễ kiếm mà còn có tính kháng viêm cao. Để sử dụng mật ong chữa viêm lợi, bạn hãy lấy một lượng mật ong vừa đủ và thoa nhẹ nhàng lên vùng chân răng bị viêm, đảm bảo là chỉ thoa sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Cách này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tích tụ tại vùng chân răng cũng như giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Một điều lưu ý nữa là bạn chỉ thoa mật ong lên phần lợi, tuyệt đối không thoa lên răng.
![]() |
Mật ong cũng là cách chữa viêm lợi hiệu quả hay được áp dụng tại nhà. |
Hương nhu tía: Theo khoa học, tinh dầu từ lá hương nhu chứa các hoạt chất có lợi như: Etanol, Canxi, Vitamin, Chloroform… Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ tái tạo tế bào tổn thương hiệu quả. Đồng thời làm sạch khoang miệng và giảm đau khi bị viêm nướu.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá hương nhu tía tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo. Đun sôi phần lá này với khoảng 300ml nước. Dùng nước hương nhu tía để súc miệng 2- 3 lần mỗi ngày.
Lá lốt: Trong lá lốt chứa các thành phần như: Bezylacetat, Beta Caryophylen,… giúp kháng viêm, giảm sưng và hạn chế dần biểu hiện đau nhức chân răng.
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá lốt 20 chiếc, 1 thìa cà phê muối trắng, 100ml nước đun sôi để ấm, máy xay sinh tố, tăm bông, rây lọc. Đem lá lốt đem rửa sạch, ngâm trong nước muối đã pha loãng khoảng 5-10 phút. Thải nhỏ lá lốt, sau đó cho vào máy xay và nghiền thật nhuyễn. Trộn lẫn với lá lốt đã nghiền 1 thìa cà phê muối trắng và 100ml nước. Sau đó, xay nhuyễn rồi đổ ra rây lọc để lấy phần nước lá lốt nguyên chất. Súc miệng bằng nước ép lá lốt nguyên chất từ 3-4 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Lá bạc hà có mùi thơm, tính ấm và có vị cay. Bên cạnh đó, trong thành phần của bạc hà chứa hoạt chất giúp sát khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức cực hiệu quả.
Cách thực hiện: Rửa sạch 30g lá bạc hà, giã nát rồi vắt lấy phần nước cốt. Lấy phần nước cốt pha với 50ml nước ấm, rồi cho thêm 1 thìa cà phê muối trắng vào, khuấy đều cho hỗn hợp tan ra. Dùng hỗn hợp trên súc miệng, chú ý giữ trong miệng khoảng 5 phút thì nhả ra. Tiếp theo, súc miệng bằng nước lọc. Nên áp dụng 2 lần/ngày để nhanh chóng loại bỏ các vi khuẩn gây ra viêm nhiễm.
Cỏ mực: Theo Y học cổ truyền, cỏ mực là thảo dược có vị chua thanh và tính mát, được sử dụng để điều trị các tổn thương do viêm nhiễm gây ra. Sử dụng cỏ mực giúp làm dịu cơn đau do viêm nướu, đồng thời ngăn chặn lở loét lan sang các khu vực xung quanh.
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá cỏ mực rửa sạch, để ráo nước, 1 thìa mật ong. Cho cỏ mực vào máy xay để xay nhuyễn. Nếu không có máy xay, bạn có thể cho vào cối để giã. Lọc lấy phần nước cốt cỏ mực, cho vào đó 1 thìa mật ong. Dùng hỗn hợp này để bôi lên vùng nướu răng đang bị tổn thương 2-3 lần mỗi ngày.
Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi) vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe |
Lá ổi: Lá ổi có chứa thành phần axit gallic, phenol, vitamin C,… giúp kháng viêm, tiêu diệt các mảng bám gây hại trên răng, bảo vệ nướu.
Cách thực hiện: Lấy 5 lá ổi, rửa sạch, ngâm với nước muối trong thời gian từ 5-10 phút. Sau đó bỏ ra, để ráo nước. Lấy lá ổi nhai trong miệng, chú ý giữ ở vị trí bị viêm khoảng 3-5 phút. Cuối cùng, nhổ bỏ và dùng nước sạch súc miệng lại. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
Chữa viêm lợi bằng lô hội: Lô hội có tác dụng làm mát giúp giảm tình trạng viêm tấy, sưng đỏ, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Trong khi đó, thành phần chlorhexidine có nhiều trong lô hội sẽ giúp loại bỏ các mảng bám là nguyên nhân gây viêm lợi cũng như khắc phục tình trạng viêm đỏ.
Các bước chữa viêm lợi bằng lô hội:
Chuẩn bị một vài lá lô hội đã được rửa sạch, cắt bỏ phần lá bên ngoài để lấy phần gel bên trong.
Cho vào miệng ngậm trực tiếp phần gel nguyên chất này trong vòng 30 - 45 giây.
Súc miệng kỹ lại với nước sạch.
Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần để cải thiện các triệu chứng của viêm lợi.
![]() |
Lô hội có tác dụng làm mát giúp giảm tình trạng viêm tấy, sưng đỏ, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. |
Cây lược vàng: Trong thành phần của lá cây lược vàng chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe răng miệng như: Axit béo, Vitamin, Flavonoid,… Đây là các chất có tác dụng giảm các triệu chứng do viêm nướu răng gây ra. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 4-5 lá cây lược vàng, rửa sạch với nước muối pha loãng. Dùng dao hoặc kéo cắt lá thành các sợi nhỏ. Hãm phần lá này với nước sôi. Sau đó lọc lấy phần nước này để nguội. Dùng nước này để uống hằng ngày như một loại trà, trước khi nuốt nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút.
Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng |
Rau sam: Rau sam có tính mát, vừa làm thực phẩm vừa có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng khá tốt.
Cách thực hiện: Rau sam tươi có thể sử dụng nấu canh ăn hằng ngày, dùng cho đến khi không còn hiện tượng sưng nướu nữa là được.
Chữa viêm lợi bằng hoa cúc: Hãy sử dụng hoa cúc để chữa viêm lợi vì nhiều lợi ích mà nó có thể mang lại. Từ lâu, hoa cúc đã được biết đến là vị thuốc nam với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Chính vì vậy, khi bị viêm lợi, bạn có thể sử dụng hoa cúc giã nát lấy nước để thoa lên vùng sưng tấy. Nước hoa cúc sẽ giúp bạn giảm sưng đau, khó chịu, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Bạn có thể kết hợp thêm uống nước hoa cúc pha loãng để nâng cao hiệu quả, không chỉ giúp vùng chân răng giảm viêm, tiêu sưng mà còn giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ nhiệt tích tụ. Hãy kiên trì áp dụng phương pháp này trong vòng 1 tháng để thấy được kết quả.
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc |
Quả chanh: Chanh là một nguyên liệu quen thuộc với tính năng sát khuẩn và kháng viêm lại vừa tự nhiên vừa dễ kiếm. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong chanh cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Cách thực hiện: Để đối phó với viêm lợi, bạn có thể sử dụng một hỗn hợp bao gồm nước cốt chanh pha với một ít muối. Sau đó thoa hỗn hợp lên vùng chân răng bị viêm. Hãy giữ hỗn hợp này trên vùng lợi trong vài phút để cho nó thấm vào và sau đó súc miệng với nước sạch.
Tác dụng của quả chanh trong y học cổ truyền |
Quả cau: Người xưa đã truyền lại bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng từ quả cau giúp sát khuẩn, kháng viêm, làm lành vết loét và giúp răng luôn chắc khỏe. Bởi trong quả cau có chứa nhiều thành phần thanh trùng, tiêu diệt các vi khuẩn, đồng thời có tính ẩm và vị chát.
Cách thực hiện: Lấy dao gọt bỏ phần vỏ xanh của quả cau đi. Sau đó, gọt tiếp phần cùi trắng cho tới phần hạt. Hạt thái làm đôi hoặc làm bốn. Cho cùi trắng và hạt cau cùng rượu vào 1 cái chai, để trong khoảng 1 tháng. Khi hỗn hợp có màu cánh gián thì đem ra dùng.
Ngậm vào trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy từ 10-15 phút, rồi nhổ đi. Để 1 lúc cho rượu cau ngấm vào vết viêm rồi mới ăn uống hoặc súc miệng.
Những lợi ích sức khỏe không ngờ của quả cau |
Củ gừng: Sử dụng củ gừng tươi đắp trực tiếp lên vùng bị viêm là phương pháp dân gian được nhiều người lưu truyền từ xưa. Bởi theo Đông y, gừng có tính ấm, vị hơi cay, có tác dụng kháng viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả. Dùng gừng chữa viêm chân răng giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây hại và thuyên giảm đau nhức do viêm gây ra.
Cách thực hiện: Củ gừng tươi mua về đem rửa sạch, cạo hết vỏ và đập dập. Tiếp theo, dùng gừng đã đập dập đắp lên vùng bị viêm và giữ nguyên trong thời gian từ 15-20 phút. Nên thực hiện từ 3-4 lần/ngày để thấy viêm chân răng thuyên giảm nhanh chóng.
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh |
Tỏi: Trong tỏi có chứa thành phần allicin, khi oxy hóa, chất này chuyển thành allicin. Đây là chất có công dụng làm tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện: Tỏi 10 củ, bình thủy tinh, rượu trắng 500ml.
Dùng 10 củ tỏi đã bóc vỏ, cho vào bình thủy tinh. Sau đó, đổ 500ml rượu sao cho ngập bề mặt tỏi rồi đậy kín. Để ngâm hỗn hợp trên trong thời gian từ 15-20 ngày.
Lấy 1-2 thìa cà phê tỏi ngâm rượu ngậm, súc miệng trong thời gian từ 1-3 phút.
Duy trì từ 1-2 lần trong ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Củ nghệ: Chất Curcumin – hoạt chất màu vàng trong tinh bột nghệ có tác dụng kháng viêm, chống loét, chống oxy hóa và tăng cường hồi phục các biểu hiện đau nhức do viêm chân răng gây ra. Do đó, tinh bột nghệ còn giúp chữa viêm chân răng cực kỳ đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.
Cách thực hiện: Lấy 2 thìa cà phê tinh bột nghệ pha với 100ml nước lọc thành hỗn hợp đặc sệt như kem đánh răng. Dùng hỗn hợp trên để đánh răng hàng ngày, thay thế cho kem đánh răng. Dùng đều đặn 2 lần/ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng |
Củ sả: Súc miệng bằng tinh dầu sả được xem là một biện pháp tự nhiên có thể giúp cải thiện các vấn đề về răng miệng bao gồm viêm lợi, hôi miệng và sâu răng. Tinh dầu sả có chứa citral có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong khoang miệng.
Cách thực hiện: Chiết xuất tinh dầu từ xả, pha loãng 2 - 3 giọt tinh dầu sả với nước, sau đó dùng để súc miệng 3 - 4 lần một ngày.
![]() |
Chanh là một nguyên liệu quen thuộc với tính năng sát khuẩn và kháng viêm lại vừa tự nhiên vừa dễ kiếm. |
Một số bài thuốc Nam chữa viêm lợi
Y học cổ truyền từ lâu cũng đã có nhiều bài thuốc cụ thể, sử dụng nhiều vị thuốc nam phối hợp với nhau thành các bài thuốc hiệu quả trong chữa viêm lợi.
Bài 1: Rễ cỏ xước 16g, nam hoàng bá 16g, rễ xấu hổ 16g, bạch truật 12g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g, liên nhục 12g, trần bì 10g. Dùng 1 thang sắc thành 3 lần, uống 3 lần trong ngày.
Bài 2: Hoài sơn 12g, đan bì 10g, sơn thù 12g, chi tử 12g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, cam thảo 12g, đại táo 12g. Dùng 1 thang sắc thành 3 lần, uống 3 lần trong ngày.
Bài 3: Cho 100g Hoàng liên vào trong một chai rượu bằng thủy tinh và ngâm trong 1 tuần. Để sử dụng, hãy lấy bông chấm thuốc rồi bôi lên vùng lợi bị viêm.
Bài 4: Lá hương nhu 16g, hoàng liên 10g, rau má 24g, chi tử 12g, hoàng cầm 10g, đương quy 12g, cam thảo 12g, đan sâm 16g. Dùng 1 thang sắc thành 3 lần, uống 3 lần trong ngày. Có thể kèm thêm nấu nước lá hương nhu và lá đinh lăng để súc miệng hàng ngày.
Bài 5: Trần bì 10g, hoàng bá 12g, mạch môn 12g, chỉ xác 10g, sơn trà 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thiên môn 12g, tam thất 10g, sâm đại hành 12g, bán hạ 10g, đinh lăng 16g, hậu phác 10g, cam thảo 12g. Dùng 1 thang sắc thành 3 lần, uống 3 lần trong ngày.
Cách phòng ngừa viêm lợi
Bên cạnh áp dụng các cách chữa viêm lợi, mọi người cũng cần chủ động phòng tránh bệnh viêm lợi hàng ngày bằng cách đảm bảo vệ sinh răng miệng và chế độ sinh hoạt khoa học, bao gồm:
- Đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày, có thể kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng.
- Lấy cao răng thường xuyên, ngăn ngừa mảng bám trên răng.
- Ngậm và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Người bệnh viêm lợi nên kiêng ăn thịt chó, mắm tôm, cá tanh, các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, riềng...
- Bổ sung nhiều vitamin C thông qua các loại nước trái cây như nước cam, nước dứa, nước chanh, các loại rau...
- Đi khám Nha khoa định kỳ.
Chữa viêm lợi bằng thuốc nam là phương pháp an toàn, lành tính và đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả, nhất là trong các các trường hợp viêm nhẹ và chưa có biến chứng. Tuy nhiên, nếu bạn đã áp dụng các biện pháp chữa viêm lợi tại nhà như trên mà không đỡ, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời./.
Cùng chuyên mục

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên
19:19 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành
19:14 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe
07:57 | 23/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?
07:56 | 23/06/2025 Y học cổ truyền

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng
18:16 | 22/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc
15:55 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội