Cách sử dụng cây bạch hạc trong các bài thuốc chữa bệnh
Đặc điểm và phân bố của cây bạch hạc
Cây bạch hạc trong dân gian có tên gọi là cây kiến cò hay là cây lác, còn tên khoa học của bạch hạc là Rhinacanthus nasutus Kurz, thuộc họ oro Acanthaceae. Cây bạch hạc có kích thước nhỏ, hay mọc thành bụi, cao 1-2m, là cây rễ chùm. phần thân cây có một lớp lông mịn.
Lá cây mọc đối xứng, có cuống lá, phiến hình bầu dục, hơi thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Bạch hạc có hoa nhỏ, vị trí hoa là ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa bạch hạc màu trắng, quả cây bạch hạc dài, có lông. Cây bạch hạc sẽ ra hoa vào tháng 8.
Bạch hạc tự mọc hoặc trồng làm đẹp tại một số tỉnh thuộc phía Bắc của Việt Nam. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở Malaysia, miền Đông Châu Phi, Ấn Độ và một số nước thuộc châu Á.
![]() |
Cách sử dụng cây bạch hạc trong các bài thuốc chữa bệnh |
Công dụng của cây bạch hạc trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, Bạch Hạc có Vị ngọt dịu, mùi hắc nhẹ, tính bình. Tác dụng:
Có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.
Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại.
Chữa hắc lào.
Theo y học hiện đại
Bệnh nhân nhân bị hóc xương
Bạch hạc có khả năng kích thích tần số nhu động thực quản tăng với biên độ mạnh. Vì vậy, nó được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị hóc xương.
Điều trị một số nhiễm trùng
Nước sắc bạch hạc còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella, tụ cầu vàng, khuẩn Gram âm, Gram dương và nấm.
Hỗ trợ thuỳ sau của tuyến yên, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim và một số bệnh lý khác
Liều dùng & cách dùng
Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại:
Ngày uống 10 - 15 g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống.
Eczema, hắc lào, chốc lở, ngứa:
Lá và cành non tươi giã nát, thêm cồn 70 độ ngâm lấy nước bôi. Rễ tươi hoặc khô, giã nát, ngâm rượu hoặc dấm 7 - 10 ngày lấy nước bôi Lá tươi hay lá khô đều được dùng làm gia vị trong ẩm thực.
Chữa lao phổi sơ nhiễm, viêm phế quản, ho:
Thân và lá 20 g, sắc thêm đường uống.
![]() |
Công dụng của cây bạch hạc trong y học cổ truyền |
Bài thuốc sử dụng cây bạch hạc
Rễ bạch hạc và một số bộ phận của cây có thể được dùng làm bài thuốc để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý sau:
1. Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi ở thời kỳ đầu
Những bệnh nhân có triệu chứng ho khan, rát cổ họng, ho có đờm hoặc nghi ngờ có biểu hiện của bệnh lao phổi có thể tham khảo bài thuốc với cây bạch hạc dưới đây.
– Nguyên liệu:
-
40g cây bạch hạc tươi hoặc 15g bạch hạc khô
-
10g đường phèn
– Thực hiện:
-
Bạch hạc đem đi rửa sạch, để ráo nước.
-
Cho bạch hạc và đường phèn vào ấm sắc cùng với 600ml nước.
-
Đến khi còn khoảng 200ml nước thì ngưng sắc và chắt lấy nước uống.
-
Chia thành 2 lần và uống hết trong ngày.
2. Khắc phục chứng huyết áp cao
Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch có thể sử dụng bài thuốc bạch hạc để điều hòa huyết áp. Cụ thể bài thuốc như sau:
Bài 1:
– Nguyên liệu:
-
30g lá bạch hạc
-
30g rễ cây xấu hổ
-
40g lá vú sữa
-
40g cỏ mần trầu
-
20g rễ nhàu
– Thực hiện:
-
Rửa sạch các dược liệu trên rồi cho vào ấm đất đun cùng với 2 lít nước.
-
Sắc thuốc trong vòng 30 phút cùng với lửa nhỏ.
-
Chắt lấy nước uống thay nước lọc mỗi ngày.
-
Kiên trì áp dụng khoảng 10 ngày thì dừng.
Bài 2:
– Nguyên liệu:
-
15g lá bạch hạc tươi
-
400ml nước
– Thực hiện:
-
Rửa sạch dược liệu, sau đó cho vào ấm hãm cùng với nước trong vòng 30 phút.
-
Để thuốc nguội thì chắt lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 lần.
3. Bài thuốc chữa hắc lào, lang ben bằng cây bạch hạc
Đối với những người mắc bệnh da liễu, bị lang ben, hắc lào có thể tham khảo và áp dụng cách khắc phục đơn giản dưới đây.
– Nguyên liệu:
-
500g rễ cây bạch hạc
-
1 lít rượu trắng
– Thực hiện:
-
Rửa sạch rễ cây bạch hạc, sau đó đem cắt nhỏ, phơi nắng hoặc sấy khô.
-
Đến khi rễ cây bị bong hết phần vỏ bên ngoài và chuyển sang màu đỏ thì đem thái nhỏ.
-
Cho rễ cây vào bình thủy tinh, đổ rượu vào và ngâm khoảng 2 tuần thì có thể lấy ra dùng.
-
Dùng rượu thuốc này để bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben.
Để có công dụng tốt hơn, bệnh nhân có thể bổ sung thêm tinh dầu từ vỏ chanh hoặc quả long não vào trong rượu để ngâm.
4. Cải thiện bệnh đau thần kinh tọa
Bởi vì bạch hạc có tính hàn và khả năng kháng viêm, giảm đau vì vậy mà bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cũng có thể thử nghiệm. Cách thực hiện như sau:
– Nguyên liệu:
-
15g rễ cỏ xước
-
15g rễ lá lốt
-
15g ráy sơn thục
-
10g rễ bạch hạc
-
10g quế chi
-
10g ngải cứu
-
5g vỏ quýt
– Thực hiện:
-
Rửa sạch các vị thuốc và cho vào ấm sắc với 1 lít nước.
-
Chia thành 3 lần uống và sử dụng trong ngày.
-
Mỗi ngày kiên trì sử dụng 1 thang, uống khoảng 10 – 15 ngày.
5. Bài thuốc chữa ghẻ lở
– Nguyên liệu:
-
20g lá bạch hạc
-
100ml rượu trắng
-
20g rễ muồng trâu
– Hướng dẫn thực hiện:
-
Cho lá bạch hạc và rễ muồng trâu vào hũ thủy tinh, sau đó đổ rượu trắng vào.
-
Ngâm khoảng 1 tuần thì có thể dùng rượu để thoa lên vùng da bị ghẻ.
-
Kiên trì bôi vào vết thương cho đến khi da khôi phục hoàn toàn.
Trong vòng 1 – 2 ngày triệu chứng ngứa do ghẻ sẽ được làm dịu và tạo điều kiện để vết thương lành nhanh hơn.
6. Bài thuốc chữa bệnh phong tê thấp, viêm khớp
– Nguyên liệu cần có:
-
12g rễ bạch hạc
-
16g thổ phục linh
-
16g ké đầu ngựa
-
16g kim ngân hoa
-
8g bạch chỉ
-
16g hy thiêm
-
8g quế chi
-
12g ý dĩ
-
12g tỳ giải
-
12g cam thảo
– Thực hiện:
-
Cho các vị thuốc vào ấm, sau đó cho khoảng 600ml nước vào để sắc với lửa nhỏ.
-
Sắc khoảng 30 phút, thuốc cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp và đổ ra uống.
-
Ngày uống 1 lần, kiên trì sử dụng khoảng 5 – 7 ngày thì dừng.
-
Với bài thuốc này, chúng ta nên sử dụng sau bữa ăn để cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp.
![]() |
Bài thuốc sử dụng cây bạch hạc |
Kiêng kỵ khi sử dụng bạch hạc
Đối tượng không nên sử dụng
Bạch hạc được khuyến cáo đối với một số đối tượng sau:
-
Bệnh nhân huyết áp thấp.
-
Trẻ em.
-
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Tương tác thuốc
Vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào cụ thể về mức độ tương tác thuốc của bạch hạc. Tuy nhiên, một số thí nghiệm mới đây, các chuyên gia cũng cho biết, lá bạch hạc có khả năng gây nổi mụn, tổn thương da, gây sưng đỏ, bong tróc da, để lại sẹo lâu. Để an toàn hơn, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Một vài lưu ý khi sử dụng bạch hạc
Bệnh nhân sử dụng bạch hạc cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và phương thức thực hiện bài thuốc.
Sử dụng ấm sứ, ấm đất để tránh làm giảm hàm lượng dược tính của thuốc.
Đối với trường hợp sử dụng thuốc ngoài da, nên thử qua ở vùng da nhỏ trước khi điều trị trên diện rộng.
Bài thuốc từ cây bạch hạc được gợi ý trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng như mong muốn. Mọi thắc mắc, vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc người có chuyên môn để được giải đáp cụ thể hơn.
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền
20:40 | 19/06/2025 Tin tức

CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
08:18 | 20/06/2025 Bài báo Khoa học

Ứng dụng Y học cổ truyền trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng
08:24 | 20/06/2025 Bài báo Khoa học
Cùng chuyên mục

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Khám phá lợi ích bất ngờ của quả vải trong y học cổ truyền
14:46 | 19/06/2025 Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y
15:53 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt thái xung giúp hạ huyết áp
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội