Cây nữ lang - dược liệu quý giá dùng an thần và điều trị mất ngủ

Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong xã hội ngày nay. Có rất nhiều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ. Bắt đầu được biết đến từ thế kỷ thứ 2 và trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ thứ 7 cây nữ lang đã được sử dụng như một vị thuốc để an thần và điều trị mất ngủ hiệu quả...
Rau má - dược liệu tuyệt vời giúp cải thiện trí nhớ, làm đẹp da Rau má - dược liệu tuyệt vời giúp cải thiện trí nhớ, làm đẹp da
Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể

Cây nữ lang

Cây nữ lang còn được gọi là Sì to (tên gọi của người Mèo ở Lào Cai), một vị thuốc nam rất phổ biến trong các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, tuy nhiên ở nước ta vẫn còn rất ít người biết và sử dụng vị thuốc quý giá này.

Tên khoa học của cây nữ lang là Valeriana officinalis. Ở nước ta, cây nữ lang thường mọc trên các dãy núi cao (hơn 1.000m) ở các tỉnh miền núi phía Bắc (khu vực núi cao Sapa ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu). Bộ phận được sử dụng làm thuốc là toàn bộ rễ và thân cây.

Cây nữ lang là cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao khoảng 1m, có khi hơn. Thân nhẵn, có rãnh, đôi khi có lông trên các đốt và ở gốc.

Cây nữ lang là loài thực vật có hoa nhỏ, màu hồng nhạt hay trắng, hoa nở trên cuống cao và mạnh. Hoa có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.

Mùa xuân, cây nữ lang trổ nhiều lá che kín mặt đất. Cuối tháng Tư, cuống cây bắt đầu chồi ra khỏi lá và mọc cao khoảng hai mét vào mùa hè. Vào tháng Bảy, cây bắt đầu trổ những bông màu hồng nhạt hoặc trắng, có mùi thơm nhẹ. Mèo rất thích mùi hương này nên cây nữ lang còn được gọi là cỏ mèo.

Cây được thu hái vào khoảng tháng 10 - 12 mỗi năm, mùa thu đến hết mùa đông chính là thời điểm rễ cây nữ lang phát triển mạnh và có dược tính cao nhất trong năm.

Cây nữ lang được công nhận là cây thuốc và đưa vào Dược điển các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…

Lịch sử Hi Lạp có ghi lại: hơn 1000 năm trước, thầy thuốc Galenus nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của Hi Lạp đồng thời cũng là nhà triết học lừng lẫy đã khám phá ra tác dụng kì diệu với giấc ngủ của cây Nữ lang và dùng nó để giúp hàng ngàn người bị mất ngủ. Galenus tin rằng loài cây này sẽ có trở thành “cứu tinh” cho căn bệnh mất ngủ. Ông liền sử dụng nó giúp cho hàng ngàn người bệnh khắp nơi và hầu hết đều lấy lại giấc ngủ ngon, tinh thần phấn chấn trở lại.

Cây nữ lang - dược liệu quý giá dùng an thần và điều trị mất ngủ
Theo y học cổ truyền, nữ lang có tác dụng an thần, điều trị mất ngủ./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng cây nữ lang

Bộ phận dùng làm thuốc của cây nữ lang là phần rễ của cây, được thu hái vào mùa thu và có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Vị thuốc nữ lang có vị ngọt, cay, tính ấm, không độc, đi vào hai kinh tâm và can.

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc nữ lang có tác dụng kích thích mạnh, lợi trung tiện, sát trùng.

Ở Ấn Độ, cây nữ lang thường được sử dụng thay thế loài hiệt thảo (Có tên khoa học là Valeriana officinalis L., có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết thông kinh, lý khí chỉ thống) chữa chứng hysteria, chứng múa giật, động kinh, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến, chứng loạn thần kinh chức năng.

Theo dân gian và các nghiên cứu y học, cây nữ lang có tác dụng an thần theo từng mức độ, dùng để điều trị chứng mất ngủ khá hiệu quả.

Các hoạt chất của cây nữ lang ngày được ứng dụng nhiều hơn trong y học hiện đại, bởi hiệu quả cao hơn so với các loại thuốc an thần hiện nay, tính an toàn về thảo dược thiên nhiên, nên có thể áp dụng điều trị mất ngủ cho trẻ em.

Công dụng điều trị mất ngủ của cây nữ lang tương đương với nụ hoa tam thất.

Tại Pháp, hàng năm tiêu thụ tới 120 - 180 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc an thần. Từ thời pháp thuộc, người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang để làm thuốc an thần.

Theo TS. Nguyễn Duy Thuần (Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh), thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Chúng gắn kết vào thụ thể GABA (acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ, giấc ngủ) nên giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương. Điều này giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giúp giảm kích thích làm bệnh nhân dễ ngủ hơn. Đặc biệt, khác với các nhóm thuốc Tây an thần gây ngủ, sử dụng nữ lang lâu dài hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm hoạt động thể chất”.

Nghiên cứu trên 11.168 bệnh nhân mất ngủ của chuyên gia Đức sử dụng cây nữ lang cho thấy: 94% người bệnh mất ngủ từ nhẹ đến trung bình đã cải thiện các triệu chứng khó ngủ, trằn trọc tỉnh giấc giữa đêm, không còn mệt mỏi khi thức dậy.

Theo các nghiên cứu khoa học cây nữ lang có tác dụng:

Điều trị rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, mất ngủ.

Hồi hộp, lo âu, căng thằng.

Hen phế quản, kích động, đau thắt ngực, nhức đầu, đau nửa đầu.

Giảm đau nhanh các cơn đau đầu, đau xương khớp, đau dạ dày.

Động kinh, trầm cảm, run tay chân, rối loạn hiếu động thái quá (ADHD). Mệt mỏi mãn tính (CFS).

Tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Bảo vệ gan khỏi tổn thương do tetrachoromethane.

Cây nữ lang - dược liệu quý giá dùng an thần và điều trị mất ngủ
Rễ khô của cây nữ lang hoa chứa valepotriates, có tác dụng làm dịu thần kinh./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc sử dụng cây nữ lang

Điều trị mất ngủ: Dùng 10-15g cây nữ lang (cả cây và rễ) sắc nước uống hàng ngày

Điều trị bệnh đau dạ dày: Dùng rễ cây nữ lang sao khô tán thành bột mịn, hòa nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe: Sử dụng 10-15g cây nữ lang khô, cùng với 20g cây dong riềng đỏ khô sắc nước uống hàng ngày.

Chữa thần kinh suy nhược, bồn chồn, trống ngực, mất ngủ: Dùng nữ lang 100g, ngâm trong 1 lít rượu trắng trong vòng ít nhất 1 tuần, sau đó chiết rượu ra, mỗi lần 10-15ml, ngày uống 2 lần. Hoặc dùng 6-12g cây nữ lang sắc nước uống thay nước trong ngày. Hoặc sử dụng nữ lang 6g, ngũ vị tử 8g; sắc nước uống trong ngày.

Chữa cảm mạo: Sử dụng cành lá nữ lang tươi 15g, gừng tươi 3g; sắc nước uống.

Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy: Sử dụng rễ cây nữ lang, xương bồ, mỗi thứ 6-12g; sắc lấy nước, sau đó pha thêm chút rượu trắng vào, chia uống 3-4 lần trong ngày.

Chữa đau dạ dày co thắt, sốt cao hoảng hốt: Nữ lang sấy khô, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 3-4g bột thuốc, chiêu bằng nước đun sôi.

Chữa viêm dạ dày mạn tính: Sử dụng 15g phần rễ củ của cây nữ lang, sa nhân 10g, trần bì 15g, bạch truật 15g; sắc nước uống trong ngày.

Cây nữ lang - dược liệu quý giá dùng an thần và điều trị mất ngủ
Rễ cây nữ lang có thể dùng dưới dạng sắc uống trị mất ngủ./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Đối tượng nào nên sử dụng cây nữ lang?

Cây lang nữ nên được sử dụng ở những đối tượng gặp phải các triệu chứng, bệnh lý sau:

Bệnh nhân bị mất ngủ, kể cả trẻ nhỏ;

Bệnh nhân động kinh, co giật, có chứng loạn thần;

Bệnh nhân bị viêm dạ dày;

Hẹp động mạch vành, bệnh tim mạch do tắc nghẽn mạch vành.

Lưu ý khi sử dụng cây nữ lang

Báo cho bác sĩ các loại thuốc hoặc thảo dược nào mà bản thân đang sử dụng, tình trạng dị ứng với bất kỳ chất nào của cây nữ lang hoặc các loại thuốc/thảo mộc khác, bất kỳ bệnh lý/rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu dùng nữ lang;

Nếu có thai hoặc cho con bú, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;

Chưa có đầy đủ thông tin về mức độ an toàn của cây nữ lang với phụ nữ mang thai và cho con bú;

Nên ngừng sử dụng nữ lang ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.

Cây nữ lang là thảo dược chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao nhất, người dùng cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn thư thái để có một giấc ngủ tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cây nữ lang - dược liệu quý giá dùng an thần và điều trị mất ngủ
Trên thị trường có nhiều chế phẩm chiết xuất từ cây nữ lang: Trà; rượu thuốc; sản phẩm viên nang, viên nén và chiết suất lỏng./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Mua nữ lang ở đâu uy tín, chất lượng?

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều nơi bán dược liệu nữ lang và chế phẩm chiết xuất từ cây nữ lang nhưng nữ lang và chế phẩm chiết xuất từ nữ lang mua ở đâu chất lượng? Bạn có thể tham khảo một số nơi như sau:

Nhà thuốc Đông y: cây nữ lang là vị thuốc Đông y, vậy nên bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc Đông y nào để mua chế phẩm chiết xuất từ cây nữ lang chất lượng nhất.

Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có chứng nhận: Có khá nhiều công ty dược, thực phẩm chức năng cũng phân phối chế phẩm chiết xuất từ cây nữ lang và một số chế phẩm khác. Bạn nên chọn mua những thương hiệu công ty có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc để không mua phải hàng giả.

Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc: chế phẩm chiết xuất từ cây nữ lang luôn nằm trong danh sách những dược liệu y học cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là lý do bạn có thể tìm mua được chế phẩm chiết xuất từ cây nữ lang ở Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.

Bệnh viện Y học Cổ truyền: Nếu bạn không thuận tiện để ghé đến những địa chỉ trên, bạn có thể tìm đến Bệnh viện y học cổ truyền để mua được chế phẩm chiết xuất từ cây nữ lang chất lượng cao với giá cả vô cùng phải chăng.

Hiện đã có chế phẩm Goldream chiết xuất từ tinh chất cây nữ lang với thành phần chính từ cao cây nữ lang, sản phẩm đang được phân phối với giá bán 198.000đ/1 hộp 20 viên nén.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3/2025, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”. Sự kiện do Hội Nam y Việt Nam, Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Giáo dục Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Hội Đông y TP Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh phối hợp tổ chức.
Hội Nam Y Việt Nam: Tích cực, chủ động, vì mục tiêu kế thừa, bảo tồn, phát triển nền y học dân tộc

Hội Nam Y Việt Nam: Tích cực, chủ động, vì mục tiêu kế thừa, bảo tồn, phát triển nền y học dân tộc

Sáng 22/3/2025, tại Hà Nội, Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ nhằm tổng kết công tác quý I và đề ra chương trình hoạt động quý II năm 2025.

Cùng chuyên mục

Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Cây Anh thảo SaPa, thường được gọi là "cây báo xuân," thuộc họ Anh thảo (Primulaceae) và mang tên khoa học là Primula chapaensis Gagnep. Đây là một loại thảo mộc quý giá, được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn vì những lợi ích sức khỏe.
Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Cây bún thiêu còn có tên tên gọi khác bún lợ... lá bún thiêu có vị hơi đắng, có tác dụng gây sung huyết da; vỏ nóng và đắng lúc đầu, sau vị ngọt có tác dụng kiện vị, làm ăn ngon, tiêu thực, bài sỏi. Chiết xuất cây bún thiêu được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt, mang đến nhiều giá trị trong y học cổ truyền và hiện đại.
Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút vị ngọt đắng, tính bình, quy kinh Phế Can Đởm. Sơ phong thoái ế (tức giải cảm, làm tan mộng thịt ở mắt), thu liễm chỉ huyết, lợi tiểu, ra mồ hôi, tiêu viêm. Chủ trị mắt sinh mây màng, ra gió chảy nước mắt, trường phong hạ huyết, huyết lỵ, sốt rét, họng đau, nhọt sưng.
Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Trong thời đại ngày nay, căng thẳng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, bắt nguồn từ áp lực công việc, lối sống bận rộn, lo âu về tài chính và những xung đột cá nhân. Để điều trị chứng stress này, ngày càng nhiều người lựa chọn liệu pháp thiên nhiên, đặc biệt là từ những thảo dược có công dụng giảm stress đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh hiệu quả.
Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

A tràng dạng kén là cây thân gỗ nhỏ được phân bố rộng rãi tại nhiều khu vực Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương và Đồng Nai. A tràng dạng kén được áp dụng như một loại thuốc trừ sâu hiệu quả, có khả năng tiêu diệt sâu bọ có hại và chuột.
Cây anh đào có công dụng gì?

Cây anh đào có công dụng gì?

Anh đào còn được biết đến với tên gọi Mai Anh Đào, có tên khoa học là Prunus cerasoides D. Don, thuộc họ hoa hồng - Rosaceae có vị đắng ngọt, có tác dụng nhuận trí hoạt tràng, hạ khí lợi thủy được biết đến khá phổ biến với công dụng trị sỏi, sỏi thận và nguyên liệu chế biến rượu.

Các tin khác

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Thanh trà hay còn được gọi là sơn trà, chanh trà... Thanh trà có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá nên có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ tim mạch. Theo các nhà khoa học, các chất dinh dưỡng trái thanh trà giúp điều chỉnh huyết áp và các hoạt động bình thường của động mạch.
Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Bán hạ nam còn được gọi là củ chóc, cây chóc chuột hay lá ha chìa... bán hạ nam chứa các thành phần sterol, saponin, coumarin, alcaloid, a xít hữu cơ, a xít amin. Theo YHCT, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho có nhiều đờm, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính, nôn do trướng khí.
Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Cây A kê còn gọi Akee thuộc họ bồ hòn. Nhiều bộ phận khác nhau của cây A kê được dùng để làm thuốc có tác dụng giảm đau, chống nôn, chống độc, tuy nhiên, nhiều bộ phận cũng được voi là chất độc và chất kích thích. Thường được dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm kết mạc, đau mắt, đau nửa đầu, viêm tinh hoàn, lở, bệnh phó dậu, loét, sốt vàng da, ghẻ cóc.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Cây bầu đất có nhiều tên gọi khác như rau lúi, dây chua lè, kim thất, thiên hắc địa hồng,... có vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Cây bầu đất dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét...
Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Ké hoa vàng còn có tên khác là chổi đực, bái nhọn, khắt bó lương (Thái), xi phú (Kho), cây ro, khắt lót (Tày)... vị thuốc có tính mát, vị cay ngọt, tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ, phong nhiệt, giải cảm, làm tan máu ứ, tiêu sung. Trong y học cổ truyền, ké hoa vàng được dùng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ.
Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Ké hoa đào còn có tên khác là ké hoa đỏ, thổ đỗ trọng, dã mai hoa, dã đào hoa... là vị thuốc có tính mát, vị ngọt, có tác dụng trừ phong, lợi thấp, thanh nhiệt, giải độc. Trong dân gian dùng ké hoa đào để chữa đau nhức, phong thấp, thủy thũng, tiểu tiện khó, khí hư, tiêu hóa kém, bướu giáp.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Cây tầm ma còn có tên gọi khác là cây lá gai, trữ ma, gai tuyết... Theo y học cổ truyền, cây tầm ma có vị đắng, tính bình. Cây tầm ma có tác dụng giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng dị ứng theo mùa, hỗ trợ hạ huyết áp và ổn định đường huyết, cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ngoài ra cây còn được người dân sử dụng làm bánh gai, bánh ít, lấy sợi dệt lưới đánh cá.
Đề xuất quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Đề xuất quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Tại dự thảo Thông tư quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, Bộ Y tế đề xuất quy định về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.
Cách dùng dây mơ lông chữa bệnh đường tiêu hóa

Cách dùng dây mơ lông chữa bệnh đường tiêu hóa

Dây mơ lông trong Đông y còn được gọi là “kê thỉ đằng”, một loại thực vật rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam thường mọc leo ở các bờ rào bờ dậu. Loài thực vật tưởng đơn giản nhưng lại có công dụng rất vi diệu trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, viêm đại tràng, đầy hơi chướng bụng khó tiêu, chán ăn, béo phì.
Hoà Bình: Phát triển y dược học cổ truyền mở ra hướng đi mới

Hoà Bình: Phát triển y dược học cổ truyền mở ra hướng đi mới

Hoà Bình: Phát triển y dược học cổ truyền mở ra hướng đi mới trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động