Mới nhất Đọc nhiều

Cây râu mèo: Công dụng và cách chữa bệnh hiệu quả

Với những công dụng và tác dụng chữa bệnh đa dạng, cây râu mèo đóng vai trò quan trọng trong y học cổ truyền và y học hiện đại.

Với những công dụng và tác dụng chữa bệnh đa dạng, cây râu mèo đóng vai trò quan trọng trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Việc nghiên cứu và khám phá thêm về cây này có thể đem lại những tiềm năng và ứng dụng mới trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe.

Tổng quan về cây râu mèo

Cây râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth) là một loại cây thuộc họ bạc hà (Lamiaceae), còn được biết đến với các tên gọi khác như cây Bông bạc hay cây Mao trao thảo. Đây là một trong những vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Đặc điểm, hình dạng râu mèo

Râu mèo là một loại cây thân thảo nhiệt đới, có chiều cao trung bình từ 30cm đến 60cm. Thân cây có cạnh, ít phân nhánh, và có mép và rãnh dọc. Bề ngoài của thân cây phủ một lớp lông mịn. Lúc còn non, thân cây có màu xanh, nhưng khi già đi, màu sắc sẽ chuyển dần sang màu tím.

Lá của cây râu mèo là lá đơn, mọc đối và chép chữ thập với cuống lá ngắn. Lá có kích thước khoảng 4-8cm dài và 2-4cm rộng. Mặt trên và mặt dưới của lá đều có màu xanh đậm. Phần phiến lá có hình dạng thoi, các gân chính của lá có lông, và mép lá có răng cưa ở 2/3 mép.

Hoa của cây râu mèo mọc cụm ở ngọn theo vòng và mỗi vòng chứa khoảng 6-10 hoa. Hoa có màu trắng, được gọi là Bông bạc, và có nhị vươn dài ra bên ngoài, dài gấp 2-3 lần chiều dài của cánh hoa. Nhụy và bao phấn của hoa có màu tím. Quả của cây có hình dạng vuông, kích thước nhỏ và da quả hơi nhăn.

Hình ảnh cây râu mèo
Hình ảnh cây râu mèo

Phân bố

Cây râu mèo được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia cũng như một số nước khác ở khu vực Đông Dương. Tại Việt Nam, loại cây này xuất hiện ở nhiều tỉnh và vùng miền như Cao Bằng, Ba Vì, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Ninh Thuận,… Tuy nhiên, nguồn cung cây râu mèo từ trồng nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dược liệu này.

Thu hoạch và sơ chế

Thông thường, thời điểm thu hoạch dược liệu tốt nhất là khoảng tháng 9, khi cây bắt đầu ra hoa, vì lúc này dược tính của cây đạt mức tốt nhất. Quy trình thu hoạch gồm cắt cây thành từng khúc nhỏ, rửa sạch và phơi khô. Dược liệu thu hoạch từ râu mèo nên được bảo quản trong túi kín, ở nơi khô thoáng. Ngoài ra, để tránh ẩm mốc và sâu bọ, khi cần thiết, dược liệu nên được phơi lại.

Thành phần hóa học

Cây râu mèo chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng bao gồm tinh dầu (0,2% – 0,6%), tanin (5-6%), ancaloit, saponin, dầu béo, glucoza (5%), glycosid (kaempferol 3-O-glucoside, quercetin 3-O-glucoside, escin), orthosiphon, betaine, flavonoid, choline, triterpenoids và các axit hữu cơ glicozit, axit citric, axit tartaric. Cây cũng chứa muối vô cơ, đặc biệt là muối kali.

Tác dụng của râu mèo

Cây râu mèo có nhiều công dụng trong lĩnh vực dược liệu, được sử dụng trong Y học cổ truyền và cũng được nghiên cứu trong Y học hiện đại. Dưới đây là một số tác dụng của cây râu mèo:

  • Thanh nhiệt giải độc và hạ hỏa: Râu mèo có tính mát, vị ngọt và nhạt hơi đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc và hạ hỏa trong cơ thể.
  • Lợi tiểu và giảm phù: Loại thảo dược này giúp lợi tiểu, tăng cường bài tiết nước tiểu và giảm phù nề nhờ chứa thành phần Flavonoid.
  • Cây râu mèo trị sỏi thận: Hoạt chất orthosiphon trong cây cũng giúp giữ urat và axit uric ở dạng hòa tan đồng thời tăng đào thải oxalat. Điều này giúp phòng ngừa sỏi thận và lợi tiểu.
  • Hạ huyết áp và giảm tần số hô hấp: Trong dịch chiết từ lá râu mèo có tác dụng hạ huyết áp, nhất là hạ huyết áp tâm thu do nó có tác dụng giãn mạch. Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu của cây cũng giúp giảm gánh nặng cho tim.
  • Hạ đường huyết: Cây có khả năng hạ đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường nhờ thành phần acid ursolic và cơ chế kích thích hình thành glycogen ở gan.
  • Chống oxy hóa: Thành phần Flavonoid có trong râu mèo giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn hại cơ thể, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng.
  • Giảm đau: Râu mèo có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, tê bì tay chân.
  • Kháng khuẩn: Cây có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như Streptococcus và Staphylococcus aureus.
  • Bảo vệ gan: Thảo được này có tác dụng bảo vệ gan không bị tổn thương do dùng quá liều thuốc hạ sốt paracetamol.
  • Trị đau nhức do bệnh gout: Nhờ tác dụng thông tiểu và kháng viêm, cây râu mèo có tác dụng giúp giảm đau nhức do bệnh gout.
Cây có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xem thêm: Lá Sen Khô Có Tác Dụng Gì? Gợi ý 10 Bài Thuốc Tốt Cho Sức Khỏe

Cây râu mèo trị bệnh gì?

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, cây râu mèo xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó phổ biến phải kể tới một số bài thuốc như sau:

1. Hỗ trợ đẩy lùi sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sử dụng cây râu mèo hằng ngày sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh sỏi thận, sỏi tiết liệu hiệu quả. Cách làm cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị 10g râu mèo, rửa sạch và hãm với nước sôi giống pha trà.
  • Uống 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 15 phút.

2. Bài thuốc lợi tiểu

Tình trạng nóng trong, viêm đường tiết liệu hoặc các bệnh lý về bàng quang khiến cơ thể bị bí tiểu, tiểu sót, tiểu rát,… Lúc này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ râu mèo như sau:

  • Chuẩn bị 40g râu mèo, 30g thài lài trắng cùng 6g hoạt thạch.
  • Rửa sạch các dược liệu và sắc lấy thuốc.
  • Uống 2-3 lần mỗi ngày, đều đặn cho đến khi hết triệu chứng.

3. Bài thuốc hỗ trợ đẩy lùi bệnh gan, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Râu mèo kết hợp cùng một số dược liệu khác như cỏ mực, cỏ lưỡi rắn, chó đẻ và atiso giúp thanh nhiệt cơ thể, đẩy lùi các bệnh lý liên quan đến gan.

  • Chuẩn bị râu mèo khô, cỏ mực, cỏ lưỡi rắn, chó đẻ, mỗi loại lấy 30g và 20g atiso.
  • Rửa sạch tất cả dược liệu và sắc lấy thuốc.
  • Uống 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần, nghỉ 1 tuần, sau đó tiếp tục uống trong 3 tháng.

4. Hỗ trợ chữa tiểu đường

Để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài sử dụng các phương pháp Tây y, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau để giúp hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả chữa trị bệnh.

  • Chuẩn bị 50g râu mèo tươi kết hợp với 50g khổ qua (toàn bộ cây) cùng 6g cây xấu hổ.
  • Rửa sạch các dược liệu và đun sắc cùng 800ml nước trên lửa nhỏ.
  • Dùng uống khi còn ấm nóng, dùng liên tục mỗi ngày 1 lần trong 1 tháng.

5. Hỗ trợ điều trị chứng bệnh viêm thận phù thũng

Bài thuốc sử dụng râu mèo kết hợp mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh viêm thận phù thũng hiệu quả. Cách làm cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị 30g râu mèo phối với mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi loại 30g.
  • Rửa sạch tất cả dược liệu và đun sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ.
  • Uống thuốc sắc được khi còn ấm, chỉ sử dụng trong ngày.

6. Điều trị viêm đường tiết niệu

Các thầy thuốc Đông y cho biết, dùng bài thuốc kết hợp giữa râu mèo, có đẻ răng cưa, thài lài giúp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiểu quả. Chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.

  • Chuẩn bị 30g mỗi loại thảo được gồm râu mèo, có đẻ răng cưa, thài lài.
  • Rửa sạch các dược liệu và sắc với 800ml nước trên lửa nhỏ khoảng 15 phút.
  • Dùng uống 1 thang liên tục trong 1 tuần.

Giá bán cây râu mèo bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá bán cây râu mèo có thể khác nhau tùy theo nơi mua và hình thức sản phẩm. Thông thường, cây râu mèo được bán dưới dạng dược liệu tươi, khô, hoặc dạng sản phẩm chế biến như viên nang, bột, trà túi lọc.

Giá cả cụ thể có thể được tìm hiểu thông qua việc tham khảo từ các cửa hàng dược liệu, hiệu thuốc hoặc trang web bán hàng trực tuyến. Thông thường, giá bán của râu mèo khô khoảng 100.000 VND -130.000 VND/kg. Để mua được cây râu mèo chất lượng, đảm bảo an toàn, đủ dược chất, bạn có thể tham khảo tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Giá bán của râu mèo khô khoảng 100.000 VND -130.000 VND/kg
Giá bán của râu mèo khô khoảng 100.000 VND -130.000 VND/kg

Lưu ý khi chữa bệnh với cây râu mèo

Khi sử dụng cây râu mèo làm thuốc, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị:

  • Trước khi sử dụng cây râu mèo làm thuốc, hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn và chỉ định liều lượng phù hợp.
  • Chọn râu mèo có chất lượng tốt và đảm bảo nguồn gốc. Sử dụng các loại dược liệu mới và đã qua kiểm định để đảm bảo hiệu quả và tránh những tác động phụ không mong muốn.
  • Cây râu mèo có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ảnh hưởng đến tác dụng của chúng. Thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng loại thảo được này nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào sau khi sử dụng thuốc như phát ban, ngứa, hoặc khó thở, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú trước khi dùng thảo được này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, vì hiệu quả và an toàn của nó đối với thai nhi và trẻ sơ sinh chưa được chứng minh rõ ràng.

Có thể nói cây râu mèo là một trong những loại thảo dược đã được sử dụng và được chứng minh hiệu quả trong điều trị các bệnh như sỏi thận, tiểu đường, viêm thận, viêm đường tiết niệu và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc này đòi hỏi sự chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: Cây râu mèo: Công dụng và cách chữa bệnh hiệu quả

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Cần tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Cần tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm mới đây đã ban hành công văn số 2654/CV-BCĐTƯATTP ngày 17/5/2024 đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành nông nghiệp tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
“Bí kíp làm sạch” động mạch từ những thực phẩm dễ tìm

“Bí kíp làm sạch” động mạch từ những thực phẩm dễ tìm

"Làm sạch" mạch máu, nhất là động mạch, có tác dụng giúp máu được lưu thông tốt, giúp chúng ta sống thọ, sống khỏe hơn, ngăn ngừa nguy cơ máu bị tắc nghẽn gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Cùng chuyên mục

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.

Các tin khác

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến.
Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công dụng tuyệt vời đối với chứng bệnh rối loạn thần kinh tim.
Xem thêm
Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 20/5, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nam y Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ 5 để kiểm điểm đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động của Hội...
Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

SKV - Ngày 18/5, Chi hội Nam y An Giang đã phối hợp với UBND xã Quới Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cùng các mạnh thường quân tặng nước uống miễn phí cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Quới Điền.
Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Chiều 15/5/2024, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân ( Thuộc Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Dự án: “Đường vào Vương quốc Vua trên không gian thực tế ảo “ đã tổ chức Lễ ra mắt “Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Phiên bản di động