Ngành Dược: Phát triển yếu thế, phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài
Công ty CP Sao Thái Dương hành trình hơn 20 năm phát triển khẳng định vị thế trên trường quốc tế Cơ hội phát triển công nghiệp dược Việt Nam |
Nhìn chung, các doanh nghiệp dược trong nước đã sản xuất được nhiều loại thuốc phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân nhưng giá trị sản phẩm, hàm lượng chất xám không cao.
Nhìn nhận về thực tế ngành dược Việt Nam, ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), đánh giá, một trong những thách thức khiến cho ngành dược Việt Nam chưa phát triển mạnh là do nguồn nguyên liệu. Hiện vẫn còn hơn 90% nguyên liệu hóa dược (kể cả hoạt chất và tá dược) tại Việt Nam đều phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ. Có rất ít đơn vị sản xuất được nguồn nguyên liệu để tạo ra dược phẩm, chỉ mới sản xuất dược một số tá dược, nguyên liệu hóa dược vô cơ, cao dược liệu, Terpin, DEP, Taurin, Berberin, Curcumin…
Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Điều đó thể hiện qua việc dù Công ty CP Dược Hậu Giang - là một trong những DN dẫn đầu thị trường dược phẩm Việt Nam và chiếm 14% thị phần thuốc sản xuất trong nước, cũng phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài; hay Công ty CP Imexpharm cũng phải nhập khẩu 50% nguyên liệu. Theo khảo sát của Vietnam Report - một công ty hàng đầu về báo cáo, đánh giá xếp hạng DN, cho thấy, 90% DN dược tại Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài và trở thành một trong những rào cản lớn nhất hiện nay. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành dược dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá hay những cú sốc về nguồn hàng cung cấp. Cùng với đó, nhập khẩu nguyên liệu khiến chi phí đầu vào cao, giá thành sản xuất cũng bị đội lên. Thực tế, giá thành thuốc của Việt Nam cao hơn 20%-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ.
Mặt khác, khi phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu thì ngành dược Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng lao đao trong trường hợp chuỗi cung ứng nguyên liệu, thuốc từ các nước bị đứt gãy. Đơn cử như mới đây, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương xảy ra tình trạng thiếu thuốc gây tê nha khoa - loại thuốc phải nhập khẩu từ Pháp và Canada. Trước đó, Việt Nam cũng khan hiếm dịch truyền Dextran 40 hoặc Dextran 70 trong điều trị cho bệnh nhân sốc sốt xuất huyết. Đây là loại thuốc Việt Nam chưa sản xuất được và việc nhập khẩu thuốc gặp phải nhiều khó khăn do nguồn cung từ Thái Lan bị gián đoạn.
Cục Quản lý dược đánh giá, hiện việc sản xuất thuốc trong nước vẫn còn một số hạn chế như các DN vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sản xuất nguyên liệu với dược liệu trong nước, chủ yếu dưới dạng dược liệu chế biến thô hoặc dạng cao, cũng như chưa chiết xuất được các hoạt chất tinh khiết. Các cơ sở sản xuất thuốc chủ yếu đầu tư dây chuyền sản xuất các dạng bào chế đơn giản, không đầu tư, áp dụng công nghệ để sản xuất các dạng bào chế hiện đại. Việc đầu tư còn trùng lắp, sản xuất thuốc có giá trị thấp, các dây chuyền sản xuất đơn giản, chủ yếu tập trung các loại thuốc thông thường và “nhái” mẫu mã…
Nhìn lại giai đoạn dịch Covid -19 xảy ra và có những diễn biến phức, khó lường nhu cầu sử dụng thuốc của người dân cho việc điều trị dịch bệnh tăng cao, Bộ Y tế đã quyết định cấp đăng ký lưu hành 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước cho 3 DN: Công ty CP Dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty CP Hóa dược phẩm Mekophar và Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm - chi nhánh 1. Việc những DN này được ủy quyền và cấp phép sản xuất thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir là bước tiến mới của ngành dược Việt Nam. Đây được cho là một loại thuốc mới của thế giới vẫn trong đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm. Điều đáng nói là dù được sản xuất tại Việt Nam nhưng toàn bộ nguyên liệu để bào chế thuốc Molnupiravir phải nhập khẩu từ Ấn Độ, nên dù là sản phẩm mới của DN trong nước nhưng giá trị thực tế không cao.
Cùng thời điểm, Viện Hóa sinh biển thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và công bố thành công việc tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot (quy mô lớn hơn so với phòng thí nghiệm, nhưng nhỏ hơn quy mô sản xuất). Tuy nhiên đến nay, hoạt chất Molnupiravir vẫn phải nhập khẩu, chưa thể sản xuất được dù Viện Hóa sinh biển đã ký kết hợp đồng chuyển giao quy trình sản xuất Molnupiravir quy mô pilot cho một công ty dược phẩm với mong muốn nhanh chóng có thuốc Molnupiravir của Việt Nam.
Trong khi đó, Viện Hóa học lại nghiên cứu tổng hợp thành công hợp chất Nitazoxanide ở quy mô pilot dùng để bào chế thuốc điều trị Covid-19 ở thể nhẹ và trung bình. GS-TS Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hóa học, cho biết, quy trình tổng hợp Nitazoxanide đạt hiệu suất cao chỉ qua 2 bước phản ứng từ nguyên liệu giá rẻ. Đây là loại thuốc generic (thuốc gốc) với giá thành thấp, sử dụng đường uống, an toàn và phù hợp để thực hiện ở Việt Nam. Do đó, viện đã ký hợp đồng nguyên tắc để chuyển giao công nghệ cho một DN và đề xuất thử nghiệm lâm sàng thuốc Nitazoxanide giá rẻ để điều trị các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ và trung bình tại nhà.
Nhiều sản phẩm chống dịch Covid-19 “made in Việt Nam” xây dựng được quy trình tổng hợp quy mô phòng thí nghiệm, thậm chí nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng thuốc thử nghiệm điều trị Covid-19 từ thảo dược… Song, sau tất cả kết quả nghiên cứu vẫn chỉ nằm ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa được đưa ra thử nghiệm thực tế.
Có thể thấy, dù có tiềm năng lớn, nhu cầu lớn nhưng ngành dược liệu phát triển chưa đúng tầm. Trong đó, khâu chế biến còn bất cập, nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng, khai thác dược liệu còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng không ổn định, giá cả biến động. Nhiều loại dược liệu được nuôi trồng không theo quy trình, quy hoạch làm giảm chất lượng. Việc khai thác quá mức theo kiểu tận diệt khiến nhiều loài dược liệu có nguy cơ biến mất.
Tin liên quan
Vườn quốc gia Cúc Phương bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu dưới tán rừng
09:27 | 24/05/2024 Y học cổ truyền
Ứng dụng công nghệ để tăng giá trị dược liệu
14:28 | 20/04/2023 Nghiên cứu trao đổi
Cùng chuyên mục
Bảo đảm bữa ăn bán trú chất lượng cho trẻ Trường Mầm non Đèo Gia Huyện Lục Ngạn Bắc Giang
19:41 | 23/11/2024 Tin tức
Một doanh nghiệp đề xuất xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao 1.500 tỷ đồng tại Quảng Nam
19:32 | 23/11/2024 Tin tức
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam có tân Phó Giám đốc chuyên môn
19:24 | 23/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết và Lễ hội xuân năm 2025
17:05 | 23/11/2024 Tin tức
TP.HCM có 41 phường mới từ 2025
09:03 | 23/11/2024 Tin tức
Đắk Lắk: Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh
09:02 | 23/11/2024 Tin tức
Các tin khác
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
07:55 | 23/11/2024 Tin tức
Quảng Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
17:22 | 22/11/2024 Du lịch
Đại hội đại biểu Hội HTGĐLS tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2024-2029 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
17:12 | 22/11/2024 Tin tức
Kháng thuốc đang đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại
15:52 | 22/11/2024 Tin tức
Thông qua Luật Dược (sửa đổi): Quy định rõ các biện pháp quản lý giá thuốc
15:51 | 22/11/2024 Tin tức
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
15:47 | 22/11/2024 Kinh tế
Nha khoa Alisa Cầu Giấy – Dẫn đầu công nghệ trồng răng implant 5Fast
14:31 | 22/11/2024 Tin tức
Hành trình kiến tạo nụ cười của Bác sĩ Lê Nho Chuyên tại Nha Khoa Alisa
14:30 | 22/11/2024 Tin tức
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
14:00 | 22/11/2024 Thông tin đa chiều
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội