Mộc lan - dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh trong Y học cổ truyền
![]() |
![]() |
Mộc Lan
Mộc lan thảo cây thân gỗ cao rụng lá, cao 6 - 15m. Vỏ cây mộc lan có màu xám trắng hoặc màu nâu xám, có khe dọc trên vỏ; cành nhỏ có các đới trơn bóng màu tím, không lông, có lỗ trên vỏ; chồi đông dạng noãn hình bầu dục tròn, dài khoảng 0,6-2cm, được phủ kín bởi lông trắng mềm dài.
Lá mộc lan thảo mọc xen nhau, không có lông, cọng lá dài khoảng 0,5-2cm; phiến lá thon tròn dài có lúc to, dài 8 - 17cm, rộng 2 - 7,5cm, mặt trên lá màu lục đậm, không có lông, mặt dưới màu lục, có lông trên gân lá và các kẽ gân, đỉnh lá có đuôi nhọn hoặc nhọn rủ, đáy lá có hình chiêm, viền phẳng.
Hoa đơn tính dạng cái chén, mọc ở đỉnh cành, có lá mầm bao hoa, tỏa mùi thơm, đường kính hoa 6cm, cành hoa dài 4 - 7mm, có nhung lông; hoa mộc lan có màu đỏ hoặc màu hồng nhạt; có 9 cánh, cánh có hình thìa tròn hoặc hình kim, cánh dày nhiều thịt, dài 5 - 8cm, rộng 2,5 - 3cm, đỉnh cánh hoa tròn nhưng có phần nhọn; nhị hoa dài khoảng 4mm, bao phấn dạng sợi, màu tía, hoa có nhiều nhụy đực, dài 8 - 10mm; có nhiều tâm bì, trụ hoa hơi uốn khúc.
Quả mộc lan thảo tụ lại nhiều tạo thành dạng ống tròn, dài 5 - 9cm, đường kính 2 - 2,5cm, màu tía, khi chín sẽ thành dạng gỗ; tâm bì phát dục có ít, đỉnh quả tròn hoặc cùn, bề mặt quả lồi tuyến u hình tròn. Hạt mộc lan có dạng hình quạt tròn, rộng khoảng 1cm, dài khoảng 1 - 1,5cm, bên ngoài vỏ nhục chất, màu đỏ đậm.
Mùa hoa mộc lan vào tháng 3 - 4, mùa quả vào tháng 9 - 10.
![]() |
Cây mộc lan phân bố nhiều tại tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên, An Huy, Hồ Bắc, Hà Nam,… |
Công dụng của mộc lan
Theo y học cổ truyền
Vỏ thân, vỏ rễ mộc lan dùng làm thuốc có vị đắng, cay, tính ôn và không độc. Quy vào 3 kinh tỳ, vị, và đại trường.
Vị thuốc có tác dụng chữa trị đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, táo bón.
Vỏ cây mộc lan không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản mà còn trong y học Mỹ và Ấn Độ; vỏ cây đã được liệt kê trong Dược điển Hoa Kỳ là thuốc bổ đắng và thuốc chống sốt rét. Gần đây, vỏ cây mộc lan đã được sử dụng như một thành phần của thực phẩm bổ sung và mỹ phẩm bôi ngoài da.
Theo y học hiện đại
Các hoạt động dược lý khác nhau (chống ung thư, chống căng thẳng, chống lo âu, chống trầm cảm, chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ gan) đã được nghiên cứu đối với vỏ cây Mộc lan và các thành phần của nó. Tuy nhiên, hầu hết các cơ chế đằng sau các tác dụng dược lý này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Hoạt chất magnolol và honokiol được chiết xuất từ hoa và vỏ mộc lan thảo giúp làm cân bằng sản sinh acetylcholine trong cơ thể – một chất hóa học giúp các cơ trơn trong dạ dày co bóp và tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, vỏ cây mộc lan cũng được sử dụng để cải thiện và điều trị cảm giác không ngon miệng, các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày.
Hỗ trợ giảm cân
Chiết xuất từ mộc lan thảo giúp điều chỉnh nồng độ cortisol trong cơ thể, từ đó duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và ngăn chặn những cơn thèm ăn.
Vỏ mộc lan thảo còn giúp giải tỏa những rối loạn căng thẳng, nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nguy cơ cân nặng tăng không kiểm soát.
Một nghiên cứu lâm sàng liên quan đến phụ nữ khỏe mạnh đang trong giai đoạn tiền mãn kinh cho thấy rằng sự kết hợp của chiết xuất từ hoa mộc lan đã giúp giảm cân nặng ở những người tình nguyện. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để có thêm những bằng chứng khoa học của lợi ích sức khỏe này.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Vi khuẩn Streptococcus mutans có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng, vì nó tạo ra một môi trường acid làm gây tích tụ các mảng bám. Điều này gây phá hủymen răng và dẫn đến sự hình thành sâu răng. Kẹo cao su không đường có chiết xuất vỏ cây mộc lan giúp làm giảm nồng độ của vi khuẩn này trong nước bọt, từ đó làm giảm nồng độ acid, hạn chế được hình thành mảng bám và chảy máu nướu trong một thử nghiệm lâm sàng trên 120 người.
Theo dữ liệu có được từ các nghiên cứu, chiết xuất từ vỏ mộc lan thảo có chứa một loại hóa chất có tác dụng tiêu diệt và kháng khuẩn mạnh với vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng.
Chữa các bệnh đường hô hấp
Nhiều tài liệu đông y cho rằng, sử dụng mộc lan thảo có thể làm giảm bớt các bệnh lý đường hô hấp như ho đờm, viên phế quản và thậm chí là bệnh hen suyễn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các chiết xuất từ mộc lan thảo giúp hỗ trợ vỏ thượng thận sản sinh ra các steroid tự nhiên (hóc môn có đặc tính chống viêm), do đó có khả năng chống viêm và ngăn chặn sự tấn công của những cơn hen.
Phòng chống ung thư
Hoạt chất honokiol trong mộc lan thảo giúp ngăn ngừa sự phát triển, lây lan và xâm lấn của những tế bào ung thư, từ đó giúp hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh ung thư.
Một nghiên cứu đánh giá được tiến hành vào năm 2019 cho thấy honokiol có tiềm năng ngăn chặn sự phát triển của khối u trong não, vú, đại tràng, gan, da và một số cơ quan khác.
Hơn nữa, không chỉ có đặc tính chống ung thư mà honokiol còn giúp tăng cường hiệu quả của các liệu pháp chống ung thư và thuốc phóng xạ khác.
Điều trị chứng lo âu
Chiết xuất từ vỏ mộc lan thảo có khả năng bảo vệ, chống lại những tình trạng căng thẳng thần kinh như lo lắng và stree.
Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hoạt chất magnolol và honokiol từ mộc lan thảo giúp cân bằng hóc môn trong cơ thể, từ đó sẽ làm giảm lo âu, căng thẳng và thư giãn đầu óc.
Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Các magnolol được tìm thấy trong mộc lan thảo có khả năng kích thích acetylcholine có trong não bộ, tạo ra năng lượng cho não, từ đó giúp tăng cường trí nhớ.
Hợp chất honokiol và magnolol có tác dụng ngăn chặn sự suy thoái của các tế bào não, tăng cường sự phát triển và bảo vệ tế bào não tránh khỏi những tổn thương.
![]() |
Nụ hoa mộc lan được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn trị bệnh |
Bài thuốc chữa bệnh từ mộc lan
Bài thuốc chữa đau bụng, viêm ruột, đi lỵ
Hậu phác (vỏ rễ, vỏ thân Mộc lan) tam vật thang (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh): Hậu phác 6g, Chỉ thực 3g và Đại hoàng 3g, nước 600ml. Đem sắc còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị viêm xoang và viêm mũi
Dùng bạc hà 6g, nụ hoa mộc lan 9g và ké đầu ngựa 15g sắc lấy nước uống. Sau đó dùng bã sắc tiếp đến khi nước cô đặc lại thì hòa với nước ép củ hành rồi dùng nhỏ mũi.
Bài thuốc chữa chứng ho
Dùng nụ hoa mộc lan 5 – 7 nụ. Thực hiện: Sắc kỹ lấy nước rồi chế thêm 1 ít mật ong vào, uống khi còn ấm.
Bài thuốc chữa chứng hoa mắt chóng mặt, say nắng, bức bối trong ngực
Chuẩn bị: Nụ hoa mộc lan 5 – 7 nụ. Thực hiện: Hãm với trà mạn rồi dùng uống.
Bài thuốc chữa đau đầu do mạch máu ứ tắc và tăng huyết áp
Chuẩn bị: Nụ hoa mộc lan 3 – 12g. Thực hiện: Hãm uống thay trà, có thể thêm 1 ít đường phèn cho dễ uống.
Bài thuốc chữa đau nhức chân răng
Chuẩn bị: Muối tinh 15g, xà sàng tử 60g và Nụ hoa mộc lan 30g. Thực hiện: Tán bột mịn, mỗi lần dùng 1 ít bột thuốc chà xát vào chân răng sưng đau. Có thể dùng đồng thời với bài thuốc uống (dùng tân di 1.5g sắc uống).
Bài thuốc chữa chứng cổ trướng do xơ gan
Chuẩn bị: Rễ hoa mộc lan 1kg. Thực hiện: Sắc 3 lần, mỗi lần sắc trong 2 giờ đồng hồ. Hòa nước sắc với nhau rồi cô lại còn 2 lít. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 3 lần.
Bài thuốc chữa chứng đau bụng kinh, khó thụ thai ở phụ nữ
Chuẩn bị: Nụ hoa mộc lan 20 – 30 nụ. Thực hiện: Tán vụn rồi sắc uống trước khi ăn sáng.
Lưu ý khi dùng mộc lan
Kiêng dùng cho người âm hư hỏa vượng.
Cần thận trọng khi bào chế thuốc nhỏ mũi nhằm hạn chế nguy cơ nóng rát niêm mạc mũi và nhiễm trùng.
Mộc lan là vị thuốc quý có công dụng điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang và viêm mũi. Tuy nhiên bạn không nên tùy tiện sử dụng dược liệu. Thay vào đó cần tiến hành thăm khám để thầy thuốc hướng dẫn bài thuốc điều trị phù hợp.
Tin liên quan

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê
06:50 | 21/03/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam
06:51 | 21/03/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất
09:53 | 19/03/2025 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Vị thuốc từ cây Kim ngân hoa
12:29 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Uy linh tiên có tác dụng gì trong y học hiện đại
11:41 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao
11:30 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Độc Hoạt thuộc 10 vị thuốc nam chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả
11:29 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt óc chó: Siêu thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh
11:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Những công dụng và cách dùng dược liệu thương truật
10:22 | 25/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Hành tây: Bí quyết chế biến thần kỳ để tăng cường sức đề kháng
09:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Dâu tây: Siêu thực phẩm cho sức khỏe và sắc đẹp
07:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Bưởi: Bí quyết vàng tăng cường sức đề kháng từ thiên nhiên
21:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Dưa hấu: Thần dược giải nhiệt mùa hè và công dụng làm mát cơ thể
19:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Quả kiwi: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe và cách chế biến đa dạng
17:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Quả mâm xôi: Siêu trái cây với lợi ích sức khỏe vượt trội
13:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Cải xoăn: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe toàn diện
11:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Rau spinach: Bí quyết chế biến và lợi ích vàng cho sức khỏe
09:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Cà chua: Thần dược tăng cường sức đề kháng không thể bỏ qua
07:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Mùi tàu (húng lủi): Tác dụng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe
21:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
2 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
7 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều