Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngũ trảo
Đặc điểm của cây ngũ trảo
Cây ngũ trảo hay còn gọi là mẫu kinh, cây chân chim, hoàng kinh, ngũ trảo phong, ô liên mẫu hay ngũ trảo răng cưa,...
Cây ngũ trảo có tên khoa học là Folium Viticis negundo, thuộc họ cỏ roi ngựa.
Ngũ trảo là một loại cây mọc hoang, được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên hiện nay, ở nước ta, cây được trồng khá nhiều ở một số tỉnh như Thái Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Tiền Giang... Cây ngũ trảo không chỉ được dùng làm cảnh mà còn được thu hái về làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm cây ngũ trảo:
Ngũ trảo là loại cây thân gỗ sống lâu năm. Bề mặt thân thường nhẵn, có thể có ít lông mỏng. Thân lớn hình trụ, cành non màu xám hoặc xám nâu, thường có hình vuông.
Lá ngũ trảo hình giống như 5 cái móng của con chim nên người ta gọi tên là cây ngũ trảo chân chim. Lá thường mọc kép, đối xứng 2 bên. Gốc lá ngũ trảo tròn, phía đầu nhọn, phần mép có răng cưa, bề mặt phía trên nhẵn màu xanh lục, phía dưới có lông mịn màu trắng bạc.
Hoa ngũ trảo nhỏ, màu tím (tím nhạt hoặc lam tím), mọc phía đầu cành thành chùm, bên ngoài được phủ một lớp lông màu xám trắng hay xám nâu. Mùa hoa ngũ trảo rơi vào tháng 11. Hoa và lá ngũ trảo rất thơm.
Quả ngũ trảo mọng nhiều nước (quả non thì nước xanh nhạt, quả chín nước vàng đen, đen), trong thường có 4 hạt, phía đỉnh lõm nhẹ. Quả ngũ trảo thường có vào tháng 5 đến tháng 7 mỗi năm.
Cây ngũ trảo rất ưa sáng và ưa ẩm nên thường mọc ở các vùng đất ẩm, sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa hè. Việc thu hoạch dược liệu từ cây ngũ trảo có thể thực hiện quanh năm. Khi dùng làm thuốc, có thể dùng toàn bộ cây ngũ trảo. Trong đông y, quả ngũ trảo được gọi là hoàng kinh tử. Rễ và lá cây ngũ trảo được dùng trực tiếp khi còn tươi hoặc dùng khô đều cho tác dụng tốt.
![]() |
Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngũ trảo |
Thành phần hóa học
Nghiên cứu các bộ phận của cây, các nhà khoa học thu được những hoạt chất sau:
Lá Ngũ trảo tươi chứa 0.05% tinh dầu. Lá khô chứa một lượng Alcaloid vừa phải.
Rễ chứa Alcaloid, tinh bột, crôm, nhựa và tanin.
Vỏ quả chứa Cayratinin, Delphilipin3- Coumaroyl- Sophorosid-5-Monoglucosid.
Các chất này đều được chứng minh tốt cho sức khỏe, đặc biệt là có công dụng giảm đau hiệu quả.
Công dụng của cây ngũ trảo trong y học cổ truyền
Tính vị
Lá vị cay, đắng the, tính bình, mùi thơm đặc trưng.
Quả vị đắng, cay, tính ấm.
Rễ bổ, tính mát.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
-
Chống viêm, chữa sưng tuyến vú.
-
Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
-
Điều trị viêm đường tiết niệu, có máu trong nước tiểu.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và hen suyễn.
-
Chữa mụn nhọt.
-
Hỗ trợ chống sưng tấy khớp.
-
Điều trị viêm họng, ghẻ lở, viêm thận, phù thũng.
Theo y học cổ truyền:
-
Giải biểu, hóa thấp, lợi tiểu, chống ngứa.
-
Điều hòa kinh nguyệt.
-
Trừ phong, hành khí, tiêu đờm.
-
Giảm đau.
-
Trừ giun.
-
Hạ nhiệt, long đờm.
-
Kích thích hệ thống tiêu hóa.
Cách dùng – Liều lượng
Ngũ trảo có thể dùng uống trong, thoa ngoài hoặc nấu thành nước để ngâm rửa khu vực bệnh.
Liều lượng khuyến cáo:
-
Dùng sắc uống: Hạt 2 – 4 g, rễ, lá, vỏ thân cây 30 g
-
Dùng thoa ngoài: Không kể liều lượng
![]() |
Công dụng của cây ngũ trảo trong y học cổ truyền |
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngũ trảo
Lá ngũ trảo trị nhức đầu sổ mũi, cảm mạo với sốt: lấy 100g lá ngũ trảo với lá bưởi lá cam mỗi thứ 40g; lá chanh, sả, ngải cứu mỗi loại 20g đem đun với 5 lít nước dùng để xông giúp ra mồ hôi, giảm triệu chứng bệnh rất nhanh.
Cây ngũ trảo giảm đau chống viêm: Nếu dùng lá ngũ trảo: lấy lá tươi đem giã nát đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp giảm đau rất tốt. Ngoài ra, khi dùng chung với cà độc dược, đem bọc bởi lá chuối non hơ nóng rồi đắp chườm lên những khớp bị sưng đau ở những bệnh nhân bị thấp khớp sẽ giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn, khớp nhanh đỡ đau.
Mặt khác, cũng dùng lá ngũ trảo tươi giã nát trộn với rượu, thêm vài lát gừng rồi lấy dịch uống giúp chữa viêm đường tiết niệu, cải thiện triệu chứng đái ra máu.
Nếu dùng rễ cây ngũ trảo: lấy rễ tươi giã nát đắp lên vú bị sưng giúp giảm đau giảm sưng rất nhanh. Đối với rễ và thân cây ngũ trảo khô, đem sao vàng rồi dùng khoảng 20g dược liệu sắc với nước uống trong ngày để điều trị bệnh tê thấp cũng cho hiệu quả cải thiện rất tốt.
Vỏ cây ngũ trảo giúp kích thích hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn: dùng 12g vỏ ngũ trảo cắt nhỏ rồi cho sắc cùng với nước, uống khi còn ấm. Để được tác dụng tốt nhất, nên dùng trước ăn 30 phút.
Lá ngũ trảo chữa đau bụng kinh ở phụ nữ, tốt cho những người bị bế kinh mà đau bụng: dùng 16 đến 40g lá ngũ trảo sắc với 500ml đến khi còn 200ml thì chia 2 lần uống trong ngày. Dùng như vậy trong 10 ngày liên tiếp, triệu chứng đau sẽ cải thiện rõ rệt.
Dùng lá ngũ trảo chữa ngứa, nổi mày đay: lấy lá ngũ trảo tươi nấu với 2 lít nước, để nguội rồi đem rửa trực tiếp hoặc tắm mỗi ngày.
![]() |
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngũ trảo |
Lưu ý khi sử dụng cây ngũ trảo
Mặc dù cây ngũ trảo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng cây ngũ trảo cho mục đích điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuốc khác.
-
Kiểm tra dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong cây ngũ trảo. Hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi.
-
Không lạm dụng: Sử dụng cây ngũ trảo với liều lượng hợp lý để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
-
Người suy nhược, cơ thể gầy yếu không nên sử dụng cây ngũ trảo.
Cây ngũ trảo là một loại thảo dược quý giá trong y học cổ truyền với nhiều công dụng nổi bật. Từ việc chống sốt, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa đến tăng cường miễn dịch, cây ngũ trảo xứng đáng được biết đến và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm hiểu và sử dụng cây ngũ trảo một cách hợp lý để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (TS Đỗ Tất Lợi)
Tin liên quan

Điều trị di chứng tai biến mạch máu não bằng phương pháp y học cổ truyền
18:06 | 12/06/2025 Khỏe - Đẹp

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền
17:05 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
20:00 | 08/06/2025 Hoạt động hội
Cùng chuyên mục

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả
07:41 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Cây rẻ quạt "Dược liệu quý" mang lại giá trị kinh tế cao
07:40 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau
11:18 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi
11:04 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả
11:03 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu
17:17 | 11/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng
09:12 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

An Nam Tử: Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ho
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không
09:21 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu từ cây Khổ sâm
15:04 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây Đại hồi
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Ô môi - Dược liệu quý hỗ trợ xương khớp và tiêu hóa
15:01 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Những ai không nên ăn rau ngót – Loại rau lành tính nhưng không dành cho tất cả mọi người
10:14 | 09/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Đinh hương – Vị thuốc quý hỗ trợ chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi chân tay
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Củ Tam Thất Bắc (khô) – Dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
21:27 | 08/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội