Dong riềng đỏ – cây thuốc mới trị bệnh mạch vành
Theo BS Hoàng Sầm, Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam, cây dong riềng đỏ có khả năng chữa bệnh mạch vành hiệu quả, an toàn và là cây thuốc mới chưa có trong dược điển.
Ông đã nghiên cứu tác dụng của cây dong riềng đỏ với bệnh mạch vành từ 2002 và các nghiên cứu này đã được cấp quyền tác giả số 3764/2009/QTG và 948/2015/QTG.
Dưới đây là chia sẻ của BS Hoàng Sầm về hành trình phát hiện cây thuốc mới trị bệnh mạch vành.
“Vào những năm 1994, lúc đó tôi mới tốt nghiệp bác sỹ hơn 10 năm, tuổi còn đang trẻ, khao khát hiểu biết cũng được tiếng chữa bệnh mát tay. Một lần đi khám cho mẹ một người bạn thân ở một nơi khá xa trường ĐH Y Bắc Thái – nơi tôi dạy học. Đó là xã Sỹ Bình, Bạch Thông, Bắc Kạn. Nghe nói xã chỉ rộng 27km2 và chỉ vỏn vẹn có hơn 1.500 người. Nơi ấy đèo heo hút gió, qua suối Pù cà chúng tôi tới nhà người bệnh thì trời đã tối.
Tranh thủ trước khi ăn cơm tôi hỏi bệnh sử và quá trình mắc bệnh, thăm khám. Được biết người bệnh mức bệnh suy tim do hẹp động mạch vành, tuổi đã khá cao, được chạy chữa ở bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên rồi xuống BV Bạch Mai (Hà Nội) nhưng bệnh thuyên giảm không đáng kể. Khám thấy phù hai chân, khó thở, đau thắt ngực nhiều, tim to, môi lưỡi nhợt nhạt, tiên lượng gần xa đều xấu. Tôi cũng dặn dò, động viên và kê đơn mà trong lòng khiên cưỡng bất an, phần thấy sở học của mình bất lực và thật khiêm tốn.
Bẵng đi một thời gian, năm 2003 tôi dạy lớp Bác sỹ chuyên khoa cấp I gia đình, lớp có 17 người, đều là những học bác sỹ trò cũ, tuổi trên dưới 40. Thầy trò rất thân thiện vì chênh lệch tuổi không đáng kề. Vào giờ giải lao, bác sỹ Nguyễn Quốc Vinh, trưởng trạm Y tế xã Tân Lập, huyện Đồng Hỷ nói: thầy ạ, em có cây thuốc chữa mạch vành hay lắm. Trước đây em đau thắt ngực liên tục, tháng nào cũng phải tới gặp bác sỹ chuyên khoa tim mạch ở Thái Nguyên, rồi Hà Nội… đến hai năm trời mà không khỏi được; may có ông lang Xướng ở xã Cao Ngạn cho mấy liều thuốc nam mà nay em ổn định, hết đau ngực hoàn toàn. Hỏi thêm mới biết đó là một loại củ nhơn nhớt, hơi giống củ dong riềng, ăn chẳng có mùi vị gì nhưng đem nấu với tim lợn cho người mạch vành ăn cả nước lẫn cái thì rất tốt.
Cây dong riềng đỏ
Tôi nghĩ ngay đến cây thuốc nhơn nhớt của ông lang người Dao trên xã Sỹ Bình, Bắc Kạn bèn hỏi tên cây này là gì? Theo bác sỹ Vinh, tiếng Nùng (Cao Bằng) gọi là cây slim khỏn; Nùng (Văn Quan, Lạng Sơn) gọi là slim tàu tẳng; Đại tá Lương Tuấn (nguyên Chủ nhiệm Cục chính trị Quân khu 1) và ông Vi Văn Chò (nguyên Trưởng ty lương thực) thì gọi là Si mun; tiếng Kinh gọi là cây dong riềng đỏ.
Slim khỏn là tim đập rộn, khốn; slim tàu tẳng là tim đập nhanh liên hồi; si mun tiếng Dao nghĩa là đau tim. Tôi mừng quá là mừng vì sự trùng hợp này. Mừng vì đây có thể là một phát hiện mới, và mừng vì nó sẽ không bị thất truyền cho thế hệ sau.
Củ và rễ dong riềng đỏ
Để chắc chắn hơn về sinh thái, hình thái và tác dụng cây dong riềng đỏ trong dân gian, năm 2004 chúng tôi tổ chức đi điều tra, khảo sát ở 16 tỉnh, 26 huyện của toàn Việt Bắc và Tây Bắc; làm điện tim cho hai khu vực khác tỉnh, mà ở đó người dân tộc thiểu số có dùng hoặc không dùng cây dong riềng đỏ để ăn. So sánh hơn 170 bản ghi điện tim của hai nhóm người có tuổi, người cao tuổi cho thấy vùng có sử dụng dong riềng đỏ làm thực phẩm tỷ lệ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ do mạch vành ít hơn tới mức hơn cả mong đợi. Như vậy, sơ bộ có thể kết luận dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh mạch vành.
Để làm sáng tỏ giá trị cây thuốc vô cùng quý mà lại không quá hiếm này, năm 2005 nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiến hành đề tài khoa học tên là: “Nghiên cứu dịch chiết cây dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”. Đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số B2005 – 04- 46TĐ do Bộ GD và ĐT cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, phối hợp nghiên cứu, chỉ dẫn khoa học của hơn 10 GS, tiến sỹ Y dược học như GS Nguyễn Nghĩa Thìn, GS Trịnh Bình, GS Phùng Quốc Việt, TS Nguyễn Khang Sơn…, đề tài đã được nghiên cứu thành công và được nghiệm thu xuất sắc bởi Hội đồng khoa học cấp Bộ.
Hoa và quả dong riềng đỏ
Trên thế giới hiếm cây thuốc nào chữa bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây dong riềng đỏ, vì nó vừa chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ nấu với tim lợn với bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm.
Từng chứng kiến có bệnh nhân chụp xạ hình gắng sức vùng cơ tim thiếu máu tới 41%; có bệnh nhân hẹp khẩu kính mạch vành tới 82%, vậy mà chỉ sau 8 – 12 tháng vùng thiếu máu chỉ còn 5% khẩu kính lòng mạch vành cải thiện rõ rệt. Ngay cả người sau đặt stent nong mạch vành mà vẫn đau ngực cũng hiệu quả.
Hiện nay cây Dong riềng đỏ đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới. Đây là cơ sở pháp lý để cây thuốc này được tiếp cận với những người Việt Nam không may mắc bệnh mạch vành tim và xa hơn nữa có thể vươn ra thế giới.
Từ 10 hạt giống đầu tiên, cách đây 15 năm, đến nay Viện Y học Bản địa Việt Nam đã nhân giống, hướng dẫn bà con nhiều đáng kể.
Tin liên quan
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
19:05 | 22/11/2024 Doanh nghiệp
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
15:47 | 22/11/2024 Kinh tế
Kháng thuốc đang đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại
15:52 | 22/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu
10:38 | 24/09/2024 Thuốc nam cho người Việt
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe
19:34 | 04/04/2024 Thuốc nam cho người Việt
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu
07:00 | 21/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng
15:00 | 10/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vị thuốc chuối hột rừng
07:43 | 10/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh
19:36 | 09/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Các tin khác
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử
18:00 | 08/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây
18:00 | 04/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp
07:10 | 04/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam
13:26 | 03/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền
11:39 | 28/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền
06:00 | 28/02/2024 Y học cổ truyền
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền
17:00 | 27/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại
19:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam
13:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ
07:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội