Khổ sâm cho lá - Công dụng và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Rau mương - Vị thuốc dân gian chữa bệnh về dạ dày hiệu quả |
Đăng tâm thảo - vị thuốc dân gian giúp an thần, điều trị mất ngủ |
Khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá còn có tên gọi khác là cây khổ sâm, khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái)… là một loài thực vật có hoa thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu dầu). Dược liệu từ cành và lá Khổ sâm có tên khoa học là Folium Crotonis tonkinensis.
Khổ sâm cho lá là loại cây nhỏ với chiều cao khoảng 1m. Lá có hình mũi mác mọc so le nhưng gần như đối với nhau, đôi lúc có thể mọc thành vòng 3-4 lá với nhau. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành cụm. Quả có màu đỏ với lông trắng và mùa cho quả từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Cây khổ sâm cho lá thường được trồng phổ biến ở nước ta nhờ hợp với khí hậu nhiệt đới, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Khổ sâm cho rễ cũng có chiều cao ngang với loại cho lá. Lá của cây tương đối giống lá phan tả diệp có đặc điểm lá kép có lông mọc so le nhau. Hoa có màu vàng nhạt, mọc dọc theo chiều dài của cây. Quả hình cầu, có đầu thuôn dài, màu đen. Loại khổ sâm này thường được trồng nhiều ở Trung Quốc và hiện nay cũng đang được tiến hành trồng ở các tỉnh phía bắc.
Các nghiên cứu về thành phần hóa học trong lá khổ sâm còn khá hạn chế. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong lá có chứa các thành phần: flavonoid, alcaloid, acid benzoic, β – sitosterol, tecpenoid, stigmasterol.
Khổ sâm cho lá lá thảo dược đã được sử dụng làm thuốc điều trị ung nhọt, sang lở, chốc đầu, đau bụng, khó tiêu, lỵ, viêm loét dạ dày tá tràng. Ảnh internet |
Công dụng khổ sâm cho lá
Theo Y học cổ truyền
Khổ sâm có vị đắng, hơi chát và hơi chát, mùi hơi hắc, tính mát nhưng hơi độc, quy vào kinh đại tràng. Khổ sâm có tác dụng sát khuẩn.
Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt táo thấp, lợi niệu, sát trùng.
Chủ trị: Chứng bạch đới, hoàng đản, tả lỵ, tiểu tiện khó, phong hủi, ngứa ngoài da…
Theo y học hiện đại
Khổ sâm có tác dụng kháng trực khuẩn lỵ và amip lỵ, làm đơn bào co thành kén.
Khổ sâm còn có tác dụng lợi tiểu, an thần, chống dị ứng, có tác dụng bảo vệ và nâng cao tỷ lệ sống trong nghiên cứu trên động vật được tiêm liều chết nọc rắn.
Trên động vật, nước sắc từ khổ sâm và vỏ bưởi có tác dụng ức chế mạnh ký sinh trùng sốt rét mạnh, nhưng tái phát sau 10 ngày ngưng thuốc.
Trong điều trị sa sinh dục, sắc Khổ sâm kết hợp 3 vị thuốc khác với nước để rửa âm đạo, đồng thời phối hợp thêm thuốc uống và bài thuốc đặt ở âm đạo cho kết quả khá tốt.
Lá khổ sâm có một số tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Ảnh internet |
Bài thuốc chữa bệnh từ khổ sâm cho lá
Chữa đau dạ dày
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16 – 20g lá khổ sâm, rửa sạch với nước rồi đem đi sắc để lấy nước đặc. Sử dụng khi nước còn ấm, uống sau bữa ăn trong khoảng 2-3 tuần. Nếu chưa khỏi thì có thể ngưng một vài ngày rồi tiếp tục dùng cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 2: Sử dụng lá khôi 50g; lá khổ sâm và lá bồ công anh mỗi vị 12g. Sắc các vị thuốc trên kèm theo 600ml nước. Đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi nước đặc lại còn 200ml. Lọc bỏ bã lấy nước uống 2-3 lần/ngày, duy trì trong 10 ngày.
Bài thuốc 3: Sắc lấy nước uống hỗn hợp lá khổ sâm 16g cùng 1 ít dạ cẩm. Mỗi ngày sử dụng một thang và duy trì trong khoảng 2-3 tuần.
Bài thuốc 4: Nguyên liệu gồm khổ sâm và trần bì mỗi vị 12g; hương phụ, nghệ, bồ công anh mỗi vị 10g; 8g ngải cứu. Đem các vị thuốc tán nhuyễn thành bột mịn rồi mỗi ngày dùng 10-20g uống cùng nước ấm 2 lần/ngày.
Trị viêm đại tràng mãn tính
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Lá khổ sâm, cùng chè dây, hậu phác, nam mộc hương, thương truật, vân mộc hương mỗi vị khoảng 8g. Sắc hỗn hợp trên với nước trong vòng 30 phút, sử dụng nhiều lần trong ngày.
Chữa chứng đầy hơi, khó tiêu
Bài thuốc 1: Sắc khoảng từ 12 – 24g khổ sâm lấy nước uống hoặc có thể đem đi hãm như hãm trà rồi sử dụng.
Bài thuốc 2: Lá khổ sâm, nhân trần, bồ công anh mỗi vị 12g; lá khôi và chút chít mỗi vị 10g. Giã nhuyễn các vị thuốc trên thành bột rồi pha nước ấm để sử dụng hằng ngày.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị lá khổ sâm, uất kim, hậu phác mỗi vị 12g; bồ công anh 20g, lá khôi 40g, cam thảo 4g, ngải cứu 8g. Sắc lấy nước từ các vị thuốc trên hoặc nấu rồi pha uống cùng với siro.
Trị vẩy nến
Nguyên liệu gồm lá khổ sâm, huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa mỗi vị 15g, thương nhĩ tử 10g. Sắc lấy nước uống hỗn hợp trên và sử dụng khi còn ấm. Ngoài ra có thể kết hợp sử dụng lá kinh giới đi kèm với lá khổ sâm và lá trầu không để đun nước tắm ngoài da để giảm nhanh các triệu chứng.
Trị chứng đau bụng không rõ nguyên nhân
Dùng từ 4 – 5 lá khổ sâm cùng vài hạt muối. Nhai trực tiếp hỗn hợp này và nuốt. Nếu có biểu hiện nôn ói thì có thể nhai kèm một lát gừng tươi.
Điều trị các bệnh tim mạch
Bài 1: Bài thuốc khổ sâm long thảo chứa khổ sâm chủ trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa. Khổ sâm và ích mẫu mỗi vị 30g, 6g chích thảo. Đem sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Bài thuốc này giúp điều trị rối loạn nhịp tim.
Bài 2: Khổ sâm và hồng hoa với một lượng bằng nhau, chích thảo chỉ bằng 60% lượng khổ sâm. Đem hỗn hợp giã nhuyễn rồi tán thành bột, sau đó làm thành viên 0,5g. Sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần 3 viên. Có tác dụng điều trị ngoại tâm thu và viêm cơ tim.
Thanh nhiệt, trị cam ở trẻ em, bụng to, tiêu hóa kém, sút cân, đi lỵ phát sốt
Bài thuốc Phì nhi hoàn: Sắc các vị thuốc: Khổ sâm 4g, bạch truật 8g, cam thảo 4g, đảng sâm 8g, hồ hoàng liên 4g, lô hội 2g, mạch nha 12g, canh mễ 16g, phục linh 8g, sử quân tử 8g, thần khúc 12g, sơn tra 8g rồi uống. Có thể dùng bài thuốc này cho trẻ em tiêu hóa không tốt, gầy gò, bực dọc, có giun đũa nên bụng đau trướng, khô háo.
Mát ruột, cầm lỵ, chảy máu
Bài 1: Sấy khô các vị thuốc: Khổ sâm 15g, bạch thược 10g, cát cánh 12g, mộc hương 6g, thăng ma 8g, tán thành bột và làm hoàn. Uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 6g cùng với nước ấm để trị viêm ruột, lỵ cấp và mạn tính. Trẻ em dùng nửa liều này.
Bài 2: Tán 12g Khổ sâm thành bột mịn. Ninh nhừ 20g sinh địa, nghiền nát, thêm 10g đường phèn và khổ sâm rồi làm viên hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g cùng với nước nóng để chữa đại tiện ra máu.
Trị ngứa, lở loét ngoài da
Nguyên liệu: Khổ sâm 32g, kinh giới bỏ cành 16g. Đem tán nhuyễn các vị thuốc này thành bột mịn rồi trộn đều. Cho nước vào để vo thành viên với kích thước bằng hạt bắp. Mỗi lần sử dụng khoảng 30 viên uống cùng với trà sau bữa ăn.
Làm sạch âm đạo
Nguyên liệu: Khổ sâm, chích thả, lộ phong phòng và phòng phong với lượng bằng nhau. Đem sắc hỗn hợp trên trong 10 phút rồi pha với nước sạch để vệ sinh vùng kín, không thụt rửa vào bên trong.
Ngăn ngừa khô âm đạo
Chuẩn bị nguyên liệu gồm khổ sâm 50g, hà thủ ô 60g. Đem đi sắc lấy nước và bỏ phần bã đi. Dùng nước rửa âm đạo trong 10-15 phút, dùng mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra có thể dùng nước đã sắc uống mỗi ngày 2 lần.
Giải tỏa mệt mỏi, ngủ ngon giấc
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: khổ sâm, đương quy, hoàng cầm mỗi vị 12g; 15g mỗi vị hoàng kỳ và sinh địa; xuyên khung, trạch lan, tô mộc mỗi vị 10g; tế tân và quế chi mỗi vị 6g. Đem nguyên liệu đi tán nhuyễn thành bột rồi hòa tan với nước nóng. Chờ cho đến khi nước còn ấm thì cho chân vào ngâm trong 10-20 phút, thực hiện 1-3 lần/ ngày. Bài thuốc này giúp tăng tuần hoàn máu, xua tan mệt mỏi và giúp ngủ ngon giấc hơn.
Chữa chàm cấp tính thể thấp nhiệt: Sắc các vị thuốc: Khổ sâm 12g, bạch tiên bì 12g, đạm trúc diệp 16g, hoạt thạch 20g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 20g, sinh địa 20g, phục linh bì 12g. Uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa chàm cấp tính thể phong nhiệt: Sắc các vị thuốc: Khổ sâm 12g, kinh giới 12g, mộc thông 12g, ngưu bàng tử 12g, phòng phong 12g, sinh địa 16g, thạch cao 20g, tri mẫu 8g, thuyền thoái 6g. Uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa viêm da thần kinh thể phong nhiệt: Sắc các vị thuốc: Khổ sâm 12g, cúc hoa 12g, đan bì 8g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 12g, sinh địa 16g. Uống mỗi ngày 1 thang.
Trị sốt cao hóa điên cuồng: Tán Khổ sâm thành bột, thêm mật rồi viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 10 viên với nước hãm bạc hà.
Cây khổ sâm và dược liệu khô. Ảnh internet |
Lưu ý khi sử dụng khổ sâm cho lá
Tuy có tác dụng rất tốt, nhưng để đảm bảo hiệu quả điều trị thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Không được sử dụng cho người tỳ vị hư hàn hoặc đang trong tình trạng suy nhược cơ thể, táo bón.
Sử dụng đúng liều lượng, quá liều có thể gây ra phản ứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Lá khổ sâm không được sử dụng cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ đang cho con bú hay phụ nữ mang thai.
Khi sử dụng khổ sâm cho lá, cần lưu ý:
Không kết hợp dùng khổ sâm với bối mẫu thỏ ty tử và phản lê lô, vì chúng kỵ nhau nên có thể gây ra phản ứng bất lợi cho cơ thể.
Không sử dụng khi can thận hư mà không kèm theo nóng.
Không sử dụng dài ngày vì có thể gây tổn thương cho tạng can và thận khí.
Không sử dụng cho những người có tỳ vị hư hàn.
Khổ sâm là tên gọi chung của một loại dược liệu mà trong đó có hai thành phần với những công dụng khác nhau. Do đó, cần dựa vào mục đích điều trị mà lựa chọn cho hợp lý. Để tránh những phản ứng không đáng có xảy ra, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn về liều lượng và cách sử dụng.
Tin liên quan
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thiên An: Tận tâm phụng sự cộng đồng
14:08 | 02/07/2024 Y học cổ truyền
Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên
07:08 | 26/04/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu
07:00 | 21/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Cùng chuyên mục
[Infographic] Tìm hiểu về cây bảy lá một hoa
15:00 | 12/10/2024 Y tế 24h
Công dụng và bài thuốc từ cây nhội
10:30 | 11/10/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
7 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội