Rau mương - Vị thuốc dân gian chữa bệnh về dạ dày hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, cây rau mương có tính mát, thường được sử dụng làm thuốc chữa đau dạ dày H.Pylori, đau khớp và trị viêm ruột. Bên cạnh đó, với nhiều tác dụng đa dạng, thảo mộc tự nhiên này còn được dùng kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, viêm họng, viêm amidan, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ
Cây quế chi: Tổng quan dược liệu và cách dùng hiệu quả Cây quế chi: Tổng quan dược liệu và cách dùng hiệu quả

Cây rau mương

Cây rau mương còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây rau lục, cây rau mương đất, rau mương thon, rau mương nằm, Tên khoa học của loại cây này là Ludwigia prostrate, thuộc họ rau dừa nước. Chiều cây của cây rau này vào khoảng 25 - 50cm, phần thân có nhánh nhưng mọc thẳng đứng.

Trên cành cây rau mương có nhiều lá màu xanh lục, dạng thuôn dài và có mũi nhọn. Hoa rau mương mọc thành cụm từ nách lá ra ngoài, có màu trắng, khoảng 1 - 8 bông mỗi cụm. Từ hoa, quả rau mương mọc ra có hình trụ, nhẵn, chiều dài từ 2 - 3cm.

Cây rau mương thường mọc dại ở những nơi gần nước, đất ẩm ướt như bờ đê, ven hồ nước, gò ruộng. Có thể tìm thấy loại cây thuốc này ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Trị, Thừa thiên - Huế.

Ở một số nơi, cây rau mương được người dân trồng để thu hái quanh năm, tuy nhiên để cây có dược tính tốt nhất thì thời điểm thu hoạch là vào mùa hè thu. Các vùng trồng làm cây thuốc sau khi thu hoạch, chúng được rửa sạch rồi phơi khô để bảo quản sử dụng trong thời gian dài.

Rau mương - Vị thuốc dân gian chữa bệnh về dạ dày hiệu quả
Rau mương – Vị thuốc tự nhiên tốt cho sức khỏe. Ảnh internet

Công dụng cây rau mương

Theo Y học cổ truyền

Cây rau mương đã được sử dụng làm vị thuốc dân gian từ rất lâu, theo Y học cổ truyền, loại cây này có tính mát, vị ngọt, tác dụng trừ thấp, thanh nhiệt, tiêu sưng, tiêu thũng, hỗ trợ cầm tiêu chảy và kiết lị rất tốt. Sử dụng cây rau mương đúng cách có tác dụng cải thiện triệu chứng cho nhiều bệnh lý như:

Trị tiêu chảy, đầy bụng

Sử dụng một nắm lá cây rau mương, rửa sạch và ngâm với một ít nước muối pha loãng. Sau đó đem hỗn hợp đó giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Nó có thể làm cho chứng tiêu chảy và đầy bụng của bạn được cải thiện nhanh chóng.

Trị đau dạ dày

Việc uống nước cây rau mương có thể làm cho tình trạng đau dạ dày của bạn tiến triển tốt hơn. Có thể thông qua việc ngâm nước muối pha loãng để sát khuẩn và làm sạch. Phần nước cốt có thể uống hai lần trong ngày. Cây rau mương sẽ phát huy tác dụng một cách nhanh nhất nếu sử dụng khi lá còn tươi.

Trị mụn nhọt, mụn mủ

Bạn dụng một ít lá cây rau mương, rửa sạch và ngâm với nước muối. Dã nát và đắp lên vết mụn khoảng 10 - 15 phút. Song song với đó bạn cũng có thể kết hợp giữa việc vừa uống và đắp. Cách làm này giúp bạn có thể cải thiện vết thương từ bên trong. Lá rau mương hoàn toàn lành tính nên bạn có thể sắc uống hằng ngày.

Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường

Chuẩn bị các nguyên liệu như cây rau mương, chuối hột, dây mây, lá vú sữa, lục bình, cam thảo, khổ qua. Tất cả các vị thuốc này này khi kết hợp có thể trị bệnh tiểu đường. Nếu bạn kiên trì uống mỗi ngày.

Ngoài ra, cây thuốc còn dùng điều trị:

  • Hỗ trợ giảm đau khớp
  • Hỗ trợ điều trị ho gà
  • Hỗ trợ giảm mụn
  • Chữa đau nhức răng
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng
  • Hỗ trợ điều trị viêm ruột

Tại Ấn Độ, hạt Rau mương dùng để trị ho gà; lá được dùng để chữa đau cơ, đau nhức răng; rễ dùng trong trị tả lỵ. Tại Trung Quốc, người ta dùng rau mương để chữa viêm ruột thừa cấp, viêm ruột cấp, viêm gan vàng da cấp, viêm hầu họng…

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc sử dụng cây rau mương để chữa bệnh, cải thiện triệu chứng bệnh và tăng cường sức khỏe. Cách sử dụng phổ biến nhất là các bài thuốc sắc dùng cây rau mương khô hoặc dùng tươi nhai nuốt trực tiếp. Liều dùng an toàn và có dược tính tốt được khuyến cáo là 40 - 50g với cây rau mương tươi là 20 - 40g với cây khô.

Rau mương - Vị thuốc dân gian chữa bệnh về dạ dày hiệu quả
Cây rau mương giúp điều trị một số bệnh lý. Ảnh internet

Bài thuốc chữa bệnh từ cây rau mương

Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hay sử dụng cây rau mương cho nhiều bệnh lý, dưới đây là một số bài thuốc phổ biến, được nhiều người dùng và có kết quả tốt.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu cần dùng: 15g rau mương, 15g chuối hột, 10g lá vú sữa tím, 15g lục bình, 15g dây mây, 10g cam thảo nam và 20g khổ qua.

Cách sử dụng: Cho các nguyên liệu của bài thuốc sắc cùng 3 chén nước, sau đó lọc lấy nước thuốc uống trong ngày. Nên chia uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều hàng ngày.

Hạ đường huyết

Sử dụng độc vị của cây rau mương đem phơi khô và sao sơ, Sau đó hãm lấy với nước sôi và uống như trà mỗi ngày.

Trị bệnh dạ dày liên quan tới vi khuẩn H.Pylori:

Bài thuốc 1: Bạn sử dụng cây rau mương có hoa vàng, chiều cao trên 1m. Nên rửa sạch, phơi khô dược liệu rồi sao vàng, hạ thổ. Sau đó, bạn sắc dược liệu với nước, uống đều mỗi ngày để giảm triệu chứng đau, khó chịu của bệnh dạ dày;

Bài thuốc 2: Bạn chuẩn bị một ít cây rau mương tươi, đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, giã nát rau mương với một chút nước lọc, vắt lấy nước cốt rồi chia thành 2 phần để uống trong ngày. Cách này giúp các hoạt chất nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể, làm giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát;

Bài thuốc 3: Bạn chuẩn bị một ít cây rau mương tươi và rượu 45°. Sau đó, bạn rửa sạch rau mương, để ráo nước, cắt thành từng khúc nhỏ, tráng sơ qua với rượu rồi cho vào bình thủy tinh. Tiếp theo, đổ rượu vào sao cho ngập rau mương, đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát. Sau khoảng 15 ngày, bạn có thể lấy ra sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 15ml rượu rau mương. Kiên trì thực hiện sẽ có kết quả tốt;

Bài thuốc trị viêm họng, viêm amidan

Hái 1 nắm lá cây rau mương, rửa sạch ngâm muối để sát khuẩn. Sử dụng để nhai nuốt trực tiếp cùng với muối 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng trong vài ngày triệu chứng bệnh viêm họng, viêm amidan được cải thiện bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Bài thuốc trị áp xe, mụn nhọt

Bạn lấy lá và thân của cây rau mương, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 5 - 10 phút. Sau đó lấy hỗn hợp đắp lên nốt mụn trong 10 - 15 phút. Có thể kết hợp uống thêm thuốc sắc từ cây rau mương sao khô để làm mát, giảm mụn nhọt hiệu quả.

Bài thuốc trị tiêu chảy, đầy bụng

Chuẩn bị 1 nắm lá cây rau mương, rửa sạch ngâm với muối. Sau đó giã nát rồi uống phần nước cốt, triệu chứng khó chịu ở bụng sẽ được cải thiện.

Trị giun

Sắc 100g Rau mương tươi hoặc khô với một lượng nước vừa đủ. Lọc bỏ bã, lấy nước, uống trước bữa ăn 20 phút. Dùng một lần mỗi ngày.

Rau mương - Vị thuốc dân gian chữa bệnh về dạ dày hiệu quả
Công dụng của cây rau mương được ứng dụng trong một số bài thuốc Y học cổ truyền. Ảnh internet

Lưu ý khi sử dụng cây rau mương

Trong quá trình sử dụng cây rau mương để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý kể trên, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:

Không nên tự ý dùng cây rau mương điều trị bất kỳ bệnh lý gì khi chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ Y học cổ truyền;

Trước khi dùng rau mương để trị bệnh cần phải sơ chế sạch sẽ và ngâm qua nướng muối loãng để sát khuẩn. Điều này tránh được tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn;

Dù cây rau mương khá lành tính nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì người bệnh cũng không nên lạm dụng vị thuốc này. Tốt nhất bạn nên sử dụng cây rau mương đúng liều lượng và thời gian khuyến nghị để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn;

Hiệu quả, công dụng cây rau mương mang lại sẽ tùy vào cơ địa, thời gian sử dụng và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần chú ý không đặt hoàn toàn niềm tin vào loại thảo dược này. Trường hợp sử dụng cây rau mương nhưng không thấy bệnh tình có dấu hiệu tiến triển thì bệnh nhân nên ngưng dùng và đi khám tại bệnh viện.

Những thông tin về công dụng của cây rau mương chỉ mang tính chất tham khảo bởi cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loại thảo mộc này. Do đó, trước khi sử dụng cây rau mương trị bệnh, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để xác định hiệu quả của các bài thuốc dân gian.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ rau mương

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ rau mương

Rau mương còn có các tên khác như rau mương đất, rau mương thon, rau mương nằm, cỏ cuốn chiếu, cây lức. Rau mương có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, theo y học cổ truyền rau mương có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thũng, tiêu sưng, mát máu, hỗ trợ cầm tiêu chảy và kiết lị rất tốt...

Cùng chuyên mục

Sữa hạt: Nguồn dinh dưỡng vàng và lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Sữa hạt: Nguồn dinh dưỡng vàng và lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Sữa hạt đang trở thành xu hướng dinh dưỡng được ưa chuộng nhờ giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với nhiều chế độ ăn khác nhau. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết tác dụng của các loại sữa hạt phổ biến, cách chế biến đơn giản tại nhà và những lưu ý quan trọng để tận dụng tối đa lợi ích từ loại thức uống này.
Nước dừa: Thần dược giải nhiệt mùa hè và những lợi ích bất ngờ

Nước dừa: Thần dược giải nhiệt mùa hè và những lợi ích bất ngờ

Nước dừa từ lâu đã được mệnh danh là "siêu thực phẩm" tự nhiên với khả năng giải nhiệt tuyệt vời và vô số lợi ích sức khỏe. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết những công dụng đáng kinh ngạc của nước dừa, cách sử dụng hiệu quả nhất và những lưu ý quan trọng để tận dụng tối đa loại nước giải khát thiên nhiên này.
Hạt quinoa: Siêu thực phẩm vàng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Hạt quinoa: Siêu thực phẩm vàng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Hạt quinoa (diêm mạch) được mệnh danh là "siêu thực phẩm" của thế kỷ 21 nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội và lợi ích đa chiều cho sức khỏe. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết tác dụng của hạt quinoa cùng những cách chế biến sáng tạo, dễ thực hiện tại nhà để bạn tận dụng tối đa loại ngũ cốc quý này.
Mè đen: Thần dược từ thiên nhiên và cách sử dụng hiệu quả

Mè đen: Thần dược từ thiên nhiên và cách sử dụng hiệu quả

Mè đen (vừng đen) từ lâu đã được mệnh danh là "vua của các loại hạt" nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội và công dụng đa năng. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cách sử dụng mè đen để tăng cường sức khỏe, làm đẹp và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại hạt quý này.
Mẫu lệ có tác dụng gì?

Mẫu lệ có tác dụng gì?

Trong kho tàng dược liệu phương Đông, mẫu lệ là vị thuốc rất quen thuộc và được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Không chỉ xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền Trung Hoa mà mẫu lệ còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Việt Nam với nhiều công dụng quý giá. Vậy mẫu lệ thực sự có tác dụng gì? Hãy cùng Tạp chí Sức khỏe Việt đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hạt điều: Bí quyết dinh dưỡng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Hạt điều: Bí quyết dinh dưỡng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe

Hạt điều không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn mà còn là "siêu thực phẩm" với hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết tác dụng của hạt điều đối với sức khỏe và hướng dẫn các cách chế biến đơn giản, ngon miệng để bạn tận dụng tối đa lợi ích từ loại hạt này.

Các tin khác

Bài 1: Giới thiệu về đặc điểm và những tác dụng của mai mực

Bài 1: Giới thiệu về đặc điểm và những tác dụng của mai mực

Mai mực được biết đến là loại dược liệu quý có đặc tính dược lý đa dạng với nhiều công dụng như thu liễm, làm se, giảm chất chua, trung hòa acid, làm lành vết loét và các vết thương hở, cầm máu... Vì vậy mai mực thường được dùng để điều trị đau dạ dày, đại tiện ra máu, thổ huyết. Trong tuyến bài này chúng tôi xin gửi tới quý độc giả của Tạp chí Sức khỏe Việt về những tác dụng của mai mực
Bài 2: 9 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Mai Mực

Bài 2: 9 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Mai Mực

Trong bài 1- Tạp chí Sức khỏe Việt có bài viết giới thiệu về đặc điểm và những tác dụng của mai mực. Bài 2 mời quý độc giả cùng chúng tôi khám khá xem mai mực chữa được những bệnh gì nhé, mời các bạn cùng tham khảo.
Tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe của mỗi con người

Tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe của mỗi con người

Tỏi từ lâu đã được coi là một trong những "thần dược" thiên nhiên đối với sức khỏe. Không chỉ là một gia vị quen thuộc trong bếp ăn hàng ngày, tỏi sống còn mang lại vô số lợi ích cho cơ thể con người nhờ hàm lượng cao các hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là allicin – hoạt chất quý giá được giải phóng mạnh nhất khi tỏi được nghiền hoặc nhai sống. Việc ăn tỏi sống đúng cách có thể giúp chúng ta phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý phổ biến.
Đào nhân: Chữa nhuận tràng, trị táo bón và một số bệnh khác

Đào nhân: Chữa nhuận tràng, trị táo bón và một số bệnh khác

Đào nhân (hạt quả đào, tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch) là vị thuốc quý trong Đông y, đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Với giá trị dược liệu cao, đào nhân không chỉ có tác dụng hoạt huyết, trục ứ mà còn hỗ trợ nhuận tràng, giảm đau, và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về những công dụng chữa bệnh nổi bật của đào nhân.
Yến mạch: Bí quyết sử dụng đa năng cho sức khỏe và làm đẹp

Yến mạch: Bí quyết sử dụng đa năng cho sức khỏe và làm đẹp

Yến mạch không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn là "vũ khí vàng" trong làm đẹp nhờ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng yến mạch để chăm sóc sức khỏe, làn da và mái tóc một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực

Cây đu đủ đực, còn được biết đến với tên gọi cà lào hay phan qua thụ, không chỉ đơn thuần là một loại cây mà còn là một kho tàng dược liệu. Với vị đắng đặc trưng và tính bình, cây này từ lâu đã được sử dụng để chữa bệnh, đặc biệt nổi bật trong việc điều trị ho và các bệnh lý khác nhờ vào hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa phong phú mà hoa của nó sở hữu. Dưới đây là một số lợi ích đáng chú ý của hoa đu đủ đực mà bà con nên tham khảo.
Cây hoàn ngọc: Cây thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây hoàn ngọc: Cây thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Hoàn Ngọc, hay còn gọi là cây Xuân Hoa, cây Nhật Nguyện và cây Con Khỉ, không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên mà còn sở hữu vị đắng đặc trưng. Cây Hoàn Ngọc phân thành hai loại chính: Hoàn Ngọc Trắng và Hoàn Ngọc Đỏ, trong đó, Hoàn Ngọc Trắng thường được ưa chuộng hơn nhờ vào hàm lượng hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc nổi bật sử dụng dược liệu Hoàn Ngọc mà bạn nên tham khảo.
Bài thuốc chữa bệnh từ quất hồng bì

Bài thuốc chữa bệnh từ quất hồng bì

Cây quất hồng bì, còn được biết đến với những cái tên như giổi, hoàng bì hay quất bì, đã và đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trong nền y học cổ truyền với công dụng vượt trội. Từng bộ phận của cây đều chứa những đặc tính quý báu: lá cay nhẹ, hơi đắng, quả chua ngọt thanh, còn rễ mang vị đắng và cay nhẹ cùng tính ấm. Tất cả những yếu tố này khiến quất hồng bì trở thành một thành phần chủ lực trong nhiều bài thuốc chữa bệnh quý giá. Dưới đây là những bài thuốc từ cây quất hồng bì mà quý bà con có thể tham khảo.
Bài thuốc trị bệnh từ quả trám đen

Bài thuốc trị bệnh từ quả trám đen

Quả trám đen, một loại trái cây đặc sản của vùng núi Trung và miền Bắc nước ta, mang trong mình những giá trị sức khỏe tuyệt vời mà chưa nhiều người biết đến. Đây là loại quả chỉ xuất hiện trong một mùa duy nhất mỗi năm, nhưng những lợi ích trị bệnh của nó là vô tận.
Massage bấm huyệt giảm mỡ bụng: Giải pháp tối ưu cho sức khỏe và vóc dáng

Massage bấm huyệt giảm mỡ bụng: Giải pháp tối ưu cho sức khỏe và vóc dáng

Massage bấm huyệt và kỹ thuật xoa bóp giảm béo, đặc biệt là tập trung vào giảm mỡ bụng, đã trở thành một trong những phương pháp trị liệu được nhiều người săn đón trong cuộc sống hiện đại. Hãy cùng khám phá các huyệt đạo quan trọng giúp giảm mỡ bụng hiệu quả và cách thức bấm huyệt tại nhà.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động