01:54 | 13/08/2021
Kho thuốc Việt
(SKV) – Chống dịch như chống giặc, vì thế kết hợp các quân binh chủng để dàn trận trên chiến tuyến chống COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách của ngành y. Thầy thuốc nhân dân, GS-TS Trương Việt Bình Phó Chủ tịch thường trực Hội Nam Y Việt Nam, Nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã có bài viết giới thiệu các triệu chứng về Corona Vius và các bài thuốc y học cổ truyền để phòng chống COVID-19. Tạp chí Sức Khỏe Việt xin giới thiệu nguyên văn bài viết của giáo sư.
14:24 | 10/08/2021
Kho thuốc Việt
(SVK) – Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế đã đồng ý cho thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 VipderVir – chế phẩm thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị COVID-19.
09:42 | 30/07/2021
Kho thuốc Việt
(SVK) – Sáng nay (30/7/2021), đại diện Hội Nam Y Việt Nam, TTND, GS .TS Trương Việt Bình – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nam Y Việt Nam và Dược sỹ Nguyễn Văn Nhượng – Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dược của Hội Nam Y Việt Nam đã tham gia trực tuyến hội thảo Y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ trị bệnh covid -19 do Cục quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tế tổ chức. TTND, GS.TS Trương Việt Bình đã có bài tham luận quan trọng trong buổi tham gia trực tuyến hội thảo Y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ trị bệnh covid -19 do Cục quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tế tổ chức. Tạp chí Sức Khỏe Việt trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn bài tham luận của TTND, GS.TS Trương Việt Bình.
10:42 | 16/07/2021
Kho thuốc Việt
Chữa bầm tím phần mềm do chấn thương: Bầu đất tươi, thêm vài hạt tiêu, giã nát đắp vào vùng bầm tím. Đắp mỗi ngày 1 lần, lượng thuốc tùy vùng cần đắp.
06:19 | 10/07/2021
Kho thuốc Việt
Chúng tôi đã có dịp về thăm tỉnh Ninh Thuận và nhận thấy đồng bào dân tộc Chăm đã phát hiện sử dụng nhiều cây thuốc quí, nhiều bài thuốc hay, điều trị một số bệnh thông thường có kết quả tốt. Do thời gian ngắn không cho phép tìm hiểu được nhiều, chúng tôi xin giới thiệu một vài cây thuốc quí, bài thuốc hay để đồng nghiệp và độc giả tham khảo.
06:16 | 10/07/2021
Kho thuốc Việt
Tại Việt Nam có gần 6.000 loài thực vật có công dụng làm thuốc, nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý hiếm trên thế giới.
07:49 | 05/07/2021
Kho thuốc Việt
Nhân dịp Tạp Chí Sức Khỏe Việt được phép ra số đầu tiên và vào đúng dịp 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; TTUT. LY. DSCK II Nguyễn Đức Đoàn,Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam đã viết Bức tâm thư gửi quý vị bạn đọc. Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu với quý vị bạn đọc.
14:36 | 04/07/2021
Kho thuốc Việt
Máu của giun cát sẽ sớm mang đến tia hi vọng cho các bác sĩ Pháp khi mà họ đang đấu tranh để giành lại sinh mạng cho các bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp do loại vi rút mới gây ra. Trong thời gian tới, hai bệnh viện hàng đầu của Pari sẽ tiến hành thử nghiệm phương pháp trị liệu bằng huyết sắc tố của giun cát, hay còn gọi là giun biển. Họ mong rằng loại dược liệu này sẽ giúp tăng cường hàm lượng oxy trong các mô bào của bệnh nhân đang bị tổn thương do vi rút gây ra.
05:14 | 01/07/2021
Kho thuốc Việt
Đào nhân là nhân hạt chín già khô của cây đào (Prunus persica Stokes.), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Hạt đào chứa 50% dầu béo; 3,5% amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu.
06:35 | 08/10/2020
Kho thuốc Việt
Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng…
Cây vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata L., Họ Đậu – Fabaceae hay cây vông nem còn có tên là Hải đồng bì, Thích đồng bì.
Cây mọc ở khắp nơi nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, được trồng làm hàng rào, cây cảnh hoặc lấy lá ăn.
Cách trồng cây vông nem: Trồng Vông nem bằng cành hoặc bằng hạt.
Bộ phận dùng, chế biến của cây vông nem: Lá Vông nem tươi phơi hoặc sấy khô; vỏ thân cây Vông nem phơi hoặc sấy khô; lá non dùng nấu canh ăn như một loại rau.
Công dụng, chủ trị cây vông nem: Vỏ Vông nem vị đắng, có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc, Dùng làm thuốc an thần, gây ngủ. Còn dùng để chữa bệnh ngoài da, chữa răng sâu.
Liều dùng cây vông nem: Ngày uống 2- 4g lá, dạng thuốc sắc hoặc hãm. Vỏ cây dùng 6 – 12g.
Chú ý: Người viêm khớp có sưng, nóng, đỏ, đau không dùng.
Đơn thuốc có cây vông nem: Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Vỏ Vông nem, Ngũ gia bì, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Cỏ xước, Ý dĩ nhân mỗi vị 15g, sắc uống.
Từ lâu, lá vông được nhân dân nhiều địa phương dùng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt. Để chữa mất ngủ, người ta lấy lá vông (loại bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày; có khi còn phối hợp với lá dâu non. Người bị huyết áp cao và trẻ em hay đổ mồ hôi trộm nên dùng.
Các nghiên cứu dược lý cho thấy lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ huyết áp mà không có hiện tượng ngộ độc.
Nhiều dạng thuốc có lá vông chữa mất ngủ đã được bào chế
Nước sắc: Lá vông phơi khô 8-16 g, cắt nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm một lần trong ngày.
Thuốc hãm: Lá vông 16 g, táo nhân 10 g (sao đen), tâm sen 5 g (sao thơm). Tất cả trộn đều, vò vụn, hãm với 1 lít nước sôi. Để nguội thêm hoa nhài tươi (2-3 bông), rồi uống làm nhiều lần trong ngày.
Cao lỏng: Lá vông, lạc tiên mỗi vị 400 g; lá gai, rau má mỗi vị 100 g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước 2-3 lần, chắt nước, lọc rồi cô lấy 700 ml. Thêm đường 1.000 g, cô còn 1 lít thành phẩm. Ngày uống 40 ml chia làm hai lần.
Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu: Lá vông phối hợp với lá sen sắc uống.
Chữa lòi dom: Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn.
Để chữa sa dạ con: Lấy lá vông 30 g, lá tiểu kế 20 g, hạt tơ hồng 20 g, giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại. Hoặc: Lấy lá vông nấu với lá cỏ xước và cá trê, rồi ăn cả cái lẫn nước.
04:41 | 14/08/2020
Kho thuốc Việt
Bài 1: Quả vải khô 7 quả.
04:19 | 14/08/2020
Kho thuốc Việt
Vừa qua, Bộ Y tế đã có công văn về việc Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT. Trên các phương tiện truyền thông có nói đến bài thuốc đông y của Bệnh viện Trung y Hồ Bắc tham gia dập dịch COVID – 19 có kết quả tốt. Vậy bài thuốc này gồm các vị gì và tác dụng của nó như thế nào?