Lá mơ lông: 18 bài thuốc trị bệnh hay và lưu ý khi sử dụng
Lá mơ lông là loại thực vật rất dễ tìm thấy ở trong vườn nhà, người dân thường dùng như một loại rau ăn sống và làm dược liệu chữa bệnh hiệu quả. Một số công dụng chữa bệnh tốt từ lá mơ lông như bệnh dạ dày, trĩ, viêm tai, ho gà…
Tổng quan về lá mơ lông
- Tên dân gian: lá mơ tam thể, lá thúi địch, mơ leo, mơ tròn, ngưu bì đống, dây mơ lông…
- Tên khoa học: Paederia tomentosa L
- Họ: Cà phê (Rubiaceae)
1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết
- Cây lá mơ lông là thực vật mọc hoang, thuộc dạng dây leo và dễ dàng phát triển trong tự nhiên.
- Ká mơ tam thể mọc theo kiểu đối nhau, hình trứng, phần đầu lá nhọn, mặt trên có màu xanh, còn mặt dưới có màu tím nhạt. Trên bề mặt lá được bao phủ bằng một lớp lông mịn màu trắng.
- Hoa của cây lá mơ lông thường mọc ở đầu cành hoặc mọc ra từ nách lá, hình hoa loa kèn, hoa màu trắng ở ngoài, ở giữa là màu tím nhạt.
- Quả mơ lông hình tròn, hình dẹt và có lớp vỏ màu vàng, nâu bóng. Khi bóc ra sẽ thấy bên trong có 2 nhân dẹt và mỗi nhân có chứa 1 hạt màu đen tuyền.
- Khi vò nát lá hoặc thân cây sẽ tạo ra mùi hôi rất khó chịu.
Một số hình ảnh về cây lá mơ lông:
2. Phân bố
Cây lá mơ lông rất dễ phát triển trong nhiều môi trường và có đặc điểm sinh trưởng mạnh nên rất phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ…, sau đó ngày càng xuất hiện phổ biến sang nhiều nơi khác như quần đảo Hawai, Melanesia… Ở nước ta, lá mơ lông mọc hoang ở khắp mọi nơi trong vườn nhà, bờ rào cho đến các bụi rậm… Tại Việt Nam có đến hơn 5 loại cây lá mơ khác nhau nhưng trong đó phổ biến nhất là cây lá mơ lông.
3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế
- Bộ phận dùng: Lá là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm dược liệu chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Trong vài trường hợp, người ta cũng có thể dùng rễ và thân của cây mơ lông kết hợp với các vị thuốc khác để trị bệnh hiệu quả.
- Thu hái: Mùa hè là thời điểm tốt nhất để tiến hành thu hoạch lá mơ tam thể. Sau đó bước vào tháng 8 – 10 sẽ ra hoa, hoa tàn cũng là lúc để thu hoạch phần rễ, tốt nhất là vào mùa thu và đông.
- Sơ chế: Lá mơ lông sau khi thu hái rửa sạch, để ráo và sử dụng tươi hoặc phơi khô để sử dụng được lâu hơn. Còn phần thân và rễ của loại dược liệu này có thể cũng được sơ chế với cách tương tự.
- Bảo quản: Đối với dược liệu đã phơi khô hoặc sấy khô rất dễ bị nấm mốc, mối mọt tấn công. Do đó, bạn cần bảo quản trong túi nilon hoặc hũ kín, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo.
4. Thành phần hóa học
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong tinh dầu lá mơ lông có chứa một số hoạt chất hóa học sau đây:
- Alkaloid
- Bisulfur Carbon
- Paederin
- Scanderoside
- Sulfur dimethyl disulphit
- Methyl Mercaptan (đây là hoạt chất gây ra mùi hôi thối đặc trưng của lá)
- Argenin, methionine, lysin
- Vitamin C, caroten
- Tyrosin, tryptophan
Công dụng của dược liệu lá mơ lông
1. Theo y học cổ truyền
Lá mơ lông là loại dược liệu có tính mát, mùi hắc và vị hơi đắng nên được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Đông y chữa một số bệnh lý như:
- Lá mơ tam thể có khả năng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chỉ thống, trừ phong hoạt huyết, trừ thấp tiêu thũng, tiêu thực đạo trệ…
- Chủ trị một số bệnh lý như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, đau nhức, phong thấp, phù thũng, kiết lỵ, lỵ amip, trẻ bị suy dinh dưỡng (do bị trúng độc, sa trực tràng cam tích, gan, lách sưng to…), nổi mụn nhọt, bạch đới, nhiễm trùng, ho gà, viêm khí quản, viêm gan vàng da, lao phổi…
- Đặc biệt, theo kinh nghiệm dân gian, lá mơ tam thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm ruột…
2. Theo y hiện đại
Trong lá mơ tam thể có chứa nhiều hoạt chất hóa học quý, có lợi cho sức khỏe như:
- Hoạt chất Sulfur dimethyl disulphit có trong lá mơ lông là một chất hoạt động tương tự như chất kháng sinh. Chất này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển và hoạt động của các loại vi khuẩn.
- Hoạt chất Paederin (Alkaloid) có khả năng tác động đến hệ thần kinh của con người, cải thiện hiệu quả chức năng của cơ quan này.
Liều dùng và cách dùng
- Liều dùng: Tối đa 10 – 20g/ ngày.
- Cách dùng: Bạn có thể sử dụng lá mơ lông bằng nhiều cách khác nhau như sắc lấy nước uống, tán bột, ngâm rượu, nấu cao hoặc giã nát đắp ngoài da.
Gợi ý một số bài thuốc hay chữa bệnh từ lá mơ lông
Ngoài sử dụng lá mơ lông như một loại rau ăn hằng ngày, theo y học cổ truyền nhiều người còn sử dụng loại dược liệu này để chữa trị một số bệnh lý sau đây:
1. Bài thuốc sát khuẩn, trị bệnh kiết lỵ
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Chuẩn bị 1 nắm lá mơ tam thể và 1 nắm lá của cây phèn đen.
- Rửa sạch dược liệu và sắc lấy nước uống hằng ngày, tối đa 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh khỏi hẳn.
Cách 2:
- Chuẩn bị 40 – 100g lá mơ tam thể và 1 lòng đỏ trứng gà.
- Rửa sạch lá mơ, băm nhuyễn và trộn với lòng đỏ trứng gà.
- Sau đó dùng lá chuối lót bên dưới, cho hỗn hợp lá mơ và trứng lên trên.
- Đặt lên bếp chỉnh lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp đặc lại rồi lật sang mặt bên kia nướng tiếp cho đến khi chín đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem hấp cách thủy hoặc chiên lên ăn hằng ngày.
- Kiên trì ăn liên tục 2 – 3 ngày để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh kiết lỵ, tiêu diệt vi khuẩn và các bệnh liên quan đến đường ruột.
Cách 3:
- Chuẩn bị lá mơ tam thể và cỏ phượng vị mỗi loại 20g, 100g cây cỏ sữa lá nhỏ, 25g hạt cau và 100g rau sam.
- Mỗi ngày sắc một thang thuốc lấy nước uống, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
2. Bài thuốc cải thiện chứng sôi bụng, đầy bụng, ăn không tiêu
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 20g lá mơ tam thể, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Chia lượng lá mơ này làm 2 phần, 1 nửa ăn sống còn 1 nửa giã nát vắt lấy nước uống hết trong ngày.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 2 – 3 ngày để cảm nhận sự cải thiện rõ rệt của bệnh.
3. Bài thuốc trị giun bằng lá mơ lông
Cách thực hiện
Cách 1:
- Dùng 30 – 50g lá mơ tam thể rửa sạch, giã nhỏ cùng một ít muối rồi vắt lấy nước cốt.
- Uống liên tục trong vòng 3 ngày vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, chưa ăn sáng để đào thải giun ra ngoài.
Cách 2:
- Dùng 30g lá mơ lông rửa sạch, xay nhuyễn cùng 50ml nước rồi vắt lấy nước cốt.
- Sử dụng nước này để bơm thụt vào hậu môn, giữ yên trong khoảng 20 phút.
- Nên thực hiện lúc 7 – 8 giờ tối trước khi đi ngủ để loại bỏ giun, cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
4. Bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 40 – 100g lá mơ lông tùy theo mức độ bệnh của từng người, 10g gừng tươi và 1 lòng đỏ trứng gà.
- Rửa sạch lá mơ lông, ngâm nước muối và băm nhuyễn. Gừng tươi cạo sạch vỏ và ép lấy nước cốt.
- Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đem chưng cách thủy.
- Mỗi ngày ăn 1 lần và kiên trì ăn liên tục trong vòng 15 ngày để cải thiện hiệu quả chứng đại tràng bị kích thích, rối loạn tiêu hóa.
5. Bài thuốc trị tiêu chảy do nhiệt bằng lá mơ lông
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 16g lá mơ tam thể và 8g nụ sim.
- Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị rồi sắc cung 500ml nước.
- Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước thuốc, bỏ bã, chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
- Kiên trì sử dụng hằng ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy biến mất hoàn toàn.
6. Bài thuốc làm giảm đau nhức xương khớp ở người già
Cách thực hiện
- Cách 1: Sắc lá và thân của cây mơ lông thành nước thuốc uống ngày 2 lần. Uống đều đặn hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất.
- Cách 2: Dùng 3 – 5 lá mơ tam thể tươi rửa sạch, để ráo nước rồi đập dập. Cho lá vào ấm đổ nước sôi vào hãm thành trà, rót ra ly và thêm vào một ít rượu trắng, khuấy đều lên rồi uống hết ngay.
- Cách 3: Chuẩn bị lá và phần thân của cây mơ lông, cắt nhỏ rồi phơi khô. Dùng 10kg dược liệu khô này ngâm cùng 2 lít rượu ít nhất trong vòng 10 ngày. Mỗi ngày uống 1 – 2 ly rượu sau mỗi bữa ăn hoặc dùng rượu để xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp bị tổn thương để cải thiện tình trạng đau nhức.
7. Bài thuốc chữa bệnh viêm tai cho trẻ nhỏ
Cách thực hiện
- Mẹ dùng lá mơ lông hơ trên lửa cho nóng rồi vò nát, nhét vào bên trong tai trẻ để qua đêm.
- Sáng hôm sau lấy ra ngoài rồi dùng tăm bông vệ sinh sạch sẽ.
- Lá mơ sẽ giúp hết hết dịch mủ bên trong tai và giảm đau hiệu quả.
8. Bài thuốc chữa ho gà
Cách thực hiện
- Chuẩn bị lá mơ lông 150g, rễ chanh, rau má, cỏ mần trầu và cỏ nhọ nồi mỗi loại 250g, 100g trần bì, 150g cam thảo dây và 50g gừng cùng một lượng đường kính vừa đủ.
- Rửa sạch các dược liệu rồi cho hết vào nồi sắc cùng 6 lít nước trên lửa vừa.
- Kiểm tra thấy còn 1 lít nước thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
9. Bài thuốc chống co giật
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 15 – 60g lá mơ tam thể tươi, rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng.
- Nghiền nát lá tươi rồi cho vào một chén nước ấm, khuấy đều lên rồi vắt lấy nước cốt uống hết trước mỗi bữa tối.
- Kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày cho đến khi tình trạng dễ bị co giật thuyên giảm hoàn toàn.
10. Bài thuốc trị bệnh đau dạ dày
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 30g lá mơ lông cho vào máy xay xay với 200ml nước đun sôi để nguội.
- Đổ hỗn hợp này ra tấm vải mỏng, lọc lấy nước cốt bỏ phần bã rồi uống hết ngay.
- Thực hiện bài thuốc này hằng ngày để giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.
11. Bài thuốc điều trị bí tiểu do bị sỏi thận
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 50g lá mơ tam thể, rửa sạch và nấu lấy nước thuốc uống hằng ngày.
- Nên uống 2 – 3 lần/ ngày và uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
12. Bài thuốc chữa bệnh ngoài da như chàm, ngứa toàn thân, viêm da thần kinh
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá mơ non, rửa thật sạch, ngâm kỹ qua nước muối trước khi sử dụng.
- Giã nhuyễn rồi đắp vào vùng da bị tổn thương.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và 5 – 10 phút/ lần để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
13. Bài thuốc trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 30g lá mơ lông tươi hoặc 15g lá khô đều được và 1 – 2 cái mề gà hay dạ dày lợn.
- Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu, cho vào nồi hầm 20 phút đến khi chín kỹ, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Cho trẻ ăn hết khi còn nóng và ăn nhiều lần trong ngày để đạt kết quả cải thiện thể trạng của trẻ tốt nhất.
14. Bài thuốc chữa bệnh cảm lạnh
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 25g lá mơ lông, rửa sạch và ngâm trong thau nước muối pha loãng.
- Đem hấp chín lá mơ hoặc ăn sống trong mỗi bữa ăn, sử dụng liên tục 2 – 3 ngày sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh cảm lạnh.
15. Bài thuốc trị bệnh ghẻ, mụn bằng lá mơ lông
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá mơ non, rửa sạch và giã nhuyễn.
- Vắt lấy nước cốt lá mơ lông rồi dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào chỗ mụn, ghẻ.
- Thực hiện liên tục khoảng 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhanh lượng mụn ghẻ.
16. Bài thuốc giúp kích thích sữa ở phụ nữ sau sinh
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một ít lá mơ tam thể tươi và bột nếp.
- Rửa sạch và cắt nhỏ lá.
- Trộn với một ít bột nếp để tạo thành hỗn hợp hơi sệt.
- Đổ vào chảo xào nóng rồi đổ vào tấm vải mỏng, buộc chặt phần đầu lại.
- Chườm trực tiếp lên hai bên ngực trong khoảng 1 tiếng đồng hồ để giúp thông tắc tia sữa, kích thích sự tăng tiết hoạt động của tuyến sữa, tạo sữa mẹ nhiều hơn.
17. Bài thuốc chữa bệnh gout
Cách thực hiện
- Dùng một ít dây và lá mơ tam thể, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc.
- Phơi khô dược liệu, mang đi sao vàng hạ thổ, cho vào túi kín bảo quản để sử dụng dần.
- Mỗi lần sử dụng khoảng 30 – 50g dược liệu, cho vào ấm đun cùng 3 chén nước.
- Khi thấy nước thuốc cạn xuống còn khoảng 1 chén thì tắt bếp, rót nước thuốc ra chén và uống hết khi thuốc còn ấm nóng.
18. Công dụng cầm máu của lá mơ lông
Cách thực hiện: Dùng hạt của cây lá mơ lông giã nát cho vào miếng vải mỏng, băng trực tiếp vào chỗ vết thương bị chảy máu. Sau một khoảng thời gian ngắn sẽ không còn bị chảy máu nữa.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng lá mơ lông để chữa bệnh
Lá mơ lông là dược liệu thiên nhiên nên được đánh giá cao về sự an toàn, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh những sự cố ngoài ý muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tùy theo từng loại bệnh mà người bệnh có thể sử dụng theo đường uống hoặc bôi ngoài da để đạt được hiệu quả như ý muốn.
- Chỉ sử dụng lá mơ tam thể khi đã rửa sạch, sát trùng bằng nước muối để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
- Sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo hoặc chỉ định của thầy thuốc, không lạm dụng quá liều để tránh gây tác dụng phụ về đường ruột hoặc trên da.
- Tuyệt đối không sử dụng lá mơ tam thể nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu.
- Hiệu quả trị bệnh từ lá mơ lông không thể phát huy hiệu quả nhanh chóng như các loại thuốc Tây nên trong quá trình sử dụng bạn cần phải kiên trì trong thời gian dài.
- Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Trên đây là thông tin về dược liệu lá mơ lông và cách sử dụng để chữa bệnh hiệu quả. Kiến thức này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu áp dụng trong một thời gian dài mà không có tác dụng hãy ngưng lại, vì có thể cơ địa của bạn không phù hợp và thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn hướng điều trị phù hợp hơn.
Nguồn: Lá mơ lông: 18 bài thuốc trị bệnh hay và lưu ý khi sử dụng
Tin liên quan
Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh
15:39 | 30/10/2024 Tin tức
Festival hoa Đà Lạt 2024 có gì hấp dẫn?
14:46 | 30/10/2024 Giải trí
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu
14:14 | 30/10/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu
10:38 | 24/09/2024 Thuốc nam cho người Việt
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe
19:34 | 04/04/2024 Thuốc nam cho người Việt
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu
07:00 | 21/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng
15:00 | 10/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vị thuốc chuối hột rừng
07:43 | 10/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh
19:36 | 09/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Các tin khác
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử
18:00 | 08/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây
18:00 | 04/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp
07:10 | 04/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam
13:26 | 03/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền
11:39 | 28/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền
06:00 | 28/02/2024 Y học cổ truyền
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền
17:00 | 27/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại
19:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam
13:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ
07:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức