Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
![]() |
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến, đặc biệt là trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi. Ảnh (Internet)/. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu. Và theo số liệu thống kê, hơn 80% trẻ bị viêm tai giữa ít nhất một đợt ở tuổi lên 3.
Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa được phân làm ba loại chính gồm viêm tai giữa mãn tính, cấp tính và viêm tai giữa có tràn dịch.
Viêm tai giữa cấp tính: Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
Viêm tai giữa mãn tính: Là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ (thường trên 12 tuần).
Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ lại phía sau màng tai. Dịch ứ có thể là ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tai giữa là do vi trùng hoặc siêu vi xâm nhập gây nhiễm trùng mũi họng, ngoài ra còn do tắc vòi nhĩ, viêm mũi xoang mủ, u ở vòm họng, biến chứng do viêm nhiễm đường hô hấp, trào ngược dạ dày…Bên cạnh đó, còn do các chấn thương bên ngoài vây áp lực làm thủng màng nhĩ, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới làm tắc vòi nhĩ hoặc xì mũi không đúng cách. Ngoài ra, các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm: thời tiết lạnh, không khí ô nhiễm, cấu trúc tai bất thường…
Triệu chứng viêm tai giữa
![]() |
Viêm tai giữa gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Sự khởi phát của các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng tai thường nhanh chóng và biểu hiện khác nhau giữa người lớn và trẻ em.
Trẻ em thường có các dấu hiệu viêm tai giữa như đau tai, đặc biệt khi nằm; khó ngủ; khóc nhiều; nghe kém hoặc phản ứng kém với âm thanh; mất thăng bằng; sốt 38 độ trở lên; dịch chảy ra từ hai; đau đầu; ăn/bú kém.
Trong khi đó, triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:
Cảm giác đau nhức trong tai thường xuyên khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khả năng học tập và làm việc;
Viêm tai giữa còn gây đau đầu kéo dài, cơn đau diễn ra ngay cả khi nghỉ ngơi, có thể khiến người bệnh mất ngủ và gây mệt mỏi kéo dài cho cơ thể;
Cơ thể sốt nhẹ đến sốt vừa, sức khỏe suy giảm, thường xuyên mệt mỏi, mất nước.
Thường xuyên cảm thấy ù tai, có dịch trong tai, nghe không rõ;
Có thể bị chảy dịch từ tai.
Viêm tai giữa do tích tụ dịch mủ nên thường ảnh hưởng tạm thời đến thính lực khiến người bệnh nghe không rõ. Tuy nhiên, bệnh kéo dài có thể biến chứng gây điếc, đây là tình trạng nghiêm trọng mà nhiều bệnh nhân nhầm lẫn và chủ quan.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Lơ là trong việc phòng ngừa khiến trẻ em bị viêm tai giữa ở Việt Nam rất phổ biến. Vì vậy, một số biện pháp giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai như:
Đối với trẻ em
Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, không dùng chung đồ dùng ăn uống, dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi;
Cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, hạn chế cho trẻ ngậm bình sữa hoặc núm vú giả, tránh để trẻ bị sặc, trớ;
Chích ngừa cúm theo mùa, tiêm vắc xin phế cầu và các loại vắc xin khác để giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa;
Giữ ấm trong mùa lạnh, ăn uống, vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Đối với người lớn
Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi);
Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai;
Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm.
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa
Các biện pháp điều trị viêm tai giữa là nhằm hồi phục thính lực, ngăn chặn để bệnh không tái lại nhiều lần hoặc tiến triển sang thể mạn tính, không có khả năng hồi phục như viêm tai dính, xơ nhĩ, xẹp màng nhĩ. Cách chữa viêm tai giữa thường được áp dụng theo 2 phương pháp:
Điều trị bằng thuốc: Đây là phương pháp được lựa chọn phổ biến nhất. Người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ như thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ. Thời gian điều trị thường kéo dài 1 đến 2 tuần. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng, người bệnh cần dùng thuốc nhỏ tai kết hợp với vệ sinh tai, làm sạch mủ bằng nước muối và dung dịch sát trùng thích hợp để ngăn tình trạng bít tắc ống tai.
Phẫu thuật: Trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần điều trị ngoại khoa như nạo VA; cắt amidan; đặt ống thông khí tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng.
Tin liên quan

Manulife nâng cao trải nghiệm khách hàng với loạt giải pháp công nghệ mới
09:34 | 23/04/2025 Doanh nghiệp

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
05:05 | 23/04/2025 Môi trường xanh

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
13:55 | 22/04/2025 Hoạt động hội
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
16:59 | 22/04/2025 Sức khỏe

Xu hướng ăn uống lành mạnh và bền vững: Bí quyết cho cuộc sống hiện đại
16:59 | 22/04/2025 Sức khỏe

Ăn những thực phẩm gì để chống loãng xương
15:51 | 22/04/2025 Kho thuốc Việt

Viện Thẩm mỹ Xuân Hương – 35 năm kiến tạo vẻ đẹp hoàn mỹ
15:50 | 22/04/2025 Khỏe - Đẹp

Lâm Đồng: Tăng cường triển khai công tác y tế trường học
08:27 | 22/04/2025 Sức khỏe

Thêm 2 ca tử vong do sởi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp
23:54 | 21/04/2025 Sức khỏe
Các tin khác

Đắk Lắk: Đẩy mạnh truyền thông phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng
08:20 | 21/04/2025 Sức khỏe

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà Thành
08:38 | 20/04/2025 Khỏe - Đẹp

Lâm Đồng: Tăng cường quản lý thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
11:03 | 19/04/2025 Sức khỏe

Quảng Nam: Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực nhận kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
09:14 | 19/04/2025 Sức khỏe tinh thần

Cảnh báo người tiêu dùng: Cẩn trọng với các trang giả mạo khi mua hải sản
18:26 | 18/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương – Những con số biết nói và những câu chuyện biết chạm
18:25 | 18/04/2025 Sức khỏe

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại
11:50 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Hạt chia: “Vệ sĩ” dinh dưỡng và trợ thủ giảm cân thời đại mới
10:00 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

“Mang âm nhạc đến bệnh viện” số 215: Hơn cả những giai điệu âm nhạc, là tình người ấm áp
21:00 | 17/04/2025 Sức khỏe tinh thần

Hà Nội: Tiếp tục tăng cường phòng chống bệnh sởi và tay chân miệng
21:15 | 16/04/2025 Sức khỏe

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
21 giờ 15 phút Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
5 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều