Những lợi ích sức khỏe khiến nhiều người ngỡ ngàng của hành lá

Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, hành hương, hom búa (Thái), búa (Tày), thông bạch, sông (Dao)… Trong Y học cổ truyền, hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh...
Cỏ roi ngựa - dược liệu thông kinh lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt Cỏ roi ngựa - dược liệu thông kinh lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt
Phù dung - dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền Phù dung - dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền

Hành lá

Thành phần chính có trong hành lá là nước. Một chén hành lá chỉ chứa 32 calo, chứa ít chất béo và không có cholesterol. Nó cũng chứa ít đường và ít carbs hơn các loại rau khác như cà rốt, khoai tây và ngô.

Thành phần dinh dưỡng có trong 1 chén hành lá gồm có:

Trong bát hành lá có:

Hàm lượng vitamin K gấp hai lần khuyến cáo hàng ngày cho người lớn, giúp đông máu và giữ cho xương chắc khỏe.

Cung cấp 25% nhu cầu vitamin C hàng ngày, là một chất chống oxy hóa giúp hạn chế tổn thương các tế bào lành mạnh trong cơ thể.

Cung cấp khoảng 16% nhu cầu folate hàng ngày, loại vitamin có trong cấu trúc của các các sợi ADN và đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai.

Ngoài ra hành lá có:

Allicin với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ.

Vitamin A, lutein, carotenoid và zeaxanthin cải thiện hệ miễn dịch và tốt cho thị giác.

Các loại men tiêu hóa tốt cho hệ tiêu hóa như: ivertin, pepsin, pancreatin, acid béo,...

Các chất vô cơ: P, Fe, Ca.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hành lá
Hành lá có nhiều công dụng giúp bảo vệ cơ thể

Công dụng của hành lá

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hành lá chứa chất chống Oxy hóa, ức chế hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương DNA và các tế bào. Vitamin C và các hợp chất lưu huỳnh trong hành lá giúp giảm Cholesterol và huyết áp, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm các nguy cơ bệnh về tim.

Ngăn ngừa ung thư: Do có nhiều chất Flavonoid (Vitamin P), hành lá xanh cũng chứa một hợp chất được gọi là Allyl Sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư và do đó giúp ngăn ngừa và chống lại ung thư.

Chống bệnh tiểu đường: Trong hành lá chứa nhiều Allylpropy Disulfide có tác dụng hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng Insulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu Crom, chất giúp các tế bào tương thích với Insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, Crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ Insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.

Giữ mắt khỏe mạnh: Trong hành lá có chứa Vitamin A và Carotenoid, là 2 chất đóng vai trò duy trì và giúp cho mắt khỏe mạnh hơn. Thêm hành lá vào khẩu phần ăn mỗi ngày giúp đôi mắt giảm tình trạng bị mỏi, viêm, các bệnh về mắt và chống thoái hóa điểm vàng, cản trở việc giảm thị lực theo tuổi tác.

Giải và ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá được xem là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả trong Đông Y. Vì hành lá có tính ấm, nên được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, giải cảm hữu hiệu. Vị cay của hành lá khi được nấu chín hoặc ăn nóng có tác dụng gây tiết mồ hôi, là phương pháp giải độc hiệu quả.

Chống nhiễm khuẩn: Có thể dùng hành lá để tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm và cả những vi khuẩn như E.coli và Salmonella. Ngoài ra, hành lá còn chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Chống loãng xương: Trong hành lá chứa nhiều Vitamin K và Vitamin C (12 mg hành lá có chứa 20 microgram Vitamin K và 1,6 mg Vitamin C), mà những loại Vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Giúp lợi tiểu và lọc máu: Hành lá giúp giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút, bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu. Người bệnh có thể lấy một nắm hành và củ nghệ bỏ vào một bát nước sau đó đun cạn còn nửa bát, uống lúc còn hơi nóng, ngày uống 2 lần. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

Tăng cường miễn dịch: Hành lá chứa nhiều Allicin có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da. Ngoài ra, với mùi hăng của hành nó sẽ làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi cảm lạnh và cúm rất tốt. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hành lá
Hành lá là cây gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn của người Việt

Bài thuốc chữa bệnh từ hành lá

Giải cảm: Hành hoa 10 g, lá tía tô 10 g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

Trị mụn trứng cá: Lấy một nắm lá hành lá đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi giã nát để lấy phần tinh chất hành trộn với 1 thìa mật ong. Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da mặt đã được làm sạch, để yên 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước. Duy trì cách này 2 - 3 lần/tuần sẽ cải thiện mụn rõ rệt.

Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy vài cây hành lá còn nguyên rễ đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng 30g lưu hoàng sau đó đắp lên bụng trẻ, dùng băng trắng cố định lại trong khoảng 8h rồi tháo ra. Việc làm này có tác dụng tán hàn, tôn kinh, thông khí bàng quang nên trị đái dầm ban đêm nhanh chóng.

Chữa ho: Hành hoa 60 g, gừng tươi 10 g. Cho vào nồi đun kỹ để xông miệng mũi, ngày 2 - 3 lần. Hoặc hành 5 g ngâm với mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha một chút rượu uống. Cách 2 - 3 giờ uống 1 lần.

Chữa tắc tia sữa: Sắc 40 g hành lá lấy nước uống trong vài ngày có thể làm thông sữa.

Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành hoa 5 g, gián đất 1 con, giã nát, băng đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: hành 20 g, mã đề 20 g, râu ngô 15 g, rễ cỏ tranh 15 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20 g sắc uống.

Chữa viêm tuyến vú: Hành 20 - 30 g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.

Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9 g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.

Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.

Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.

Đau bụng giun:Củ hành tươi 5 g ép lấy nước, trộn với 5 ml dấm uống hết một lần.

Tiêu chảy:Hành củ 5 g, quả táo tây 5 g sắc nước uống.

Đi tiểu ra máu: Đun 5 g hành, nghệ 5 g uống lúc còn nóng, ngày 2 lần.

Chữa viêm khớp: Củ hành to 60 g, gừng già 15 g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

Chữa tay chân tê dại: Củ hành to 62 g, gừng 16 g, ớt 3 g, đun nước uống. Ngày 2 lần.

Chữa động thai ra máu: Hành củ 20 g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.

Chữa giun chui ống mật: Hành 80 g, giã vắt lấy nước, trộn với 40 ml dầu thực vật. Hoặc uống nước hành sau đó uống dầu.

Chữa cảm cúm nhức đầu: Hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30 g, gừng tươi 20 g, chè búp khô 8 g, tía tô 6 g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Trị đau đầu, cảm sốt: Lấy khúc hành lá nghiền nát rồi chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Chữa bụng dưới trướng đau: Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta).

Giúp cho xương chắc khỏe: Ăn hành lá thường xuyên giúp cho xương chắc khỏe.

Bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100 g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hành lá
Hành lá không có cholesterol

Lưu ý khi sử dụng hành lá

Không nên dùng hành lá đối với các trường hợp:

Người có cơ địa hỏa bốc, dương thịnh.

Người bị huyết áp cao.

Tránh ăn quá nhiều hành lá vì có thể làm bạc tóc, mờ mắt, cản trở ra mồ hôi.

Người bị ra máu kinh lỏng và đỏ, kinh nhiều, kinh sớm không nên lạm dụng hành lá.

Không dùng kết hợp hành lá với mật ong.

Cách sử dụng hành lá để tốt cho sức khỏe

Lựa chọn và bảo quản:

Khi đi mua hành lá tốt nhất nên chọn cây có lá sáng màu và giòn.

Cắt bỏ phần đầu trên, phần rễ bên dưới rồi rửa sạch trong nước.

Bảo quản hành lá trong túi nilon và để vào tủ lạnh sẽ giúp cho hành luôn đảm bảo độ tươi ở mức tối đa.

Chế biến

Hành lá là một loại cây gia vị được dùng trong rất nhiều món ăn khác nhau. Các cách chế biến loại gia vị này được nhiều người ưa chuộng gồm:

Nướng toàn bộ cây hành lá: dùng dầu ô liu chải lên toàn bộ cây hành rồi thêm chút hạt tiêu và muối sau đó nướng trên bếp than trong vài phút.

Nghiền nhuyễn hành lá bằng máy xay sinh tố sau đó trộn cùng trứng, bột làm bánh và một chút nước tương rồi cho lên chảo rán như rán bánh xèo.

Kết hợp với măng tây để nướng sẽ tạo thành món ăn hấp dẫn.

Ngoài ra, hành lá còn có thể đem cắt nhỏ rồi trộn cùng chút giấm, chút ớt băm nhỏ và nước tương là tạo thành món nước chấm rất kích thích vị giác. Các món súp, salad nếu thiếu hành lá cũng sẽ thiếu đi hương vị riêng khó lẫn. Nếu bạn muốn chế biến một món ăn mang hơi thở Hy Lạp, hãy trộn hành lá thái nhỏ với chút tiêu, muối, rau thơm và dầu ô liu rồi đặt nó ở giữa các tấm bánh ngọt có phết dầu sẵn và đem đi nướng đến khi vàng giòn là sẽ có được món ngon khó cưỡng.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây kê huyết đằng

Những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây kê huyết đằng

Kê huyết đằng, còn được biết đến với các tên gọi độc đáo như hồng đằng, huyết rồng hay khan dạ lùa, là một phần của gia đình họ đậu (Fabaceae). Với đặc điểm nổi bật về vị đắng, chát và chút ngọt, cây này mang trong mình một tinh hoa y học quý giá, đã được ông bà ta lưu truyền từ xa xưa. Theo Đông y, kê huyết đằng không chỉ là một loại thảo dược mà còn là một phương thuốc mạnh mẽ giúp bổ khí huyết, thông kinh lạc, củng cố gân xương, và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả từ cây kê huyết đằng mà bạn nên biết!
Hà Thủ Ô – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền và những tác dụng nổi bật

Hà Thủ Ô – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền và những tác dụng nổi bật

Trong kho tàng dược liệu Đông y Việt Nam, Hà Thủ Ô từ lâu đã được coi là một "thần dược" không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Với đặc tính dược lý phong phú, Hà Thủ Ô đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, khẳng định nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người.
Thục địa: Vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ thận

Thục địa: Vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ thận

Thục địa (tên khoa học: Rehmannia glutinosa) là một vị thuốc Đông y rất phổ biến, có vị ngọt, tính hơi ôn, vào các kinh can, thận và tâm. Tùy theo cách chế biến (sống hoặc đã chế biến thành "thục địa"), công dụng sẽ có khác nhau. Thục địa chế (tức đã được hấp/nấu với rượu) là loại được dùng nhiều để bổ âm, bổ huyết.
Cam thảo dược liệu có nên dùng hàng ngày không?

Cam thảo dược liệu có nên dùng hàng ngày không?

Cam thảo từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền cũng như nền y học hiện đại. Không chỉ có tác dụng làm dịu cổ họng, cam thảo còn sở hữu hàng loạt lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch đến cải thiện các vấn đề về da. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo hàng ngày có thực sự tốt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vị thuốc đẳng sâm có tác dụng gì?

Vị thuốc đẳng sâm có tác dụng gì?

Đẳng sâm từ lâu đã được biết đến như một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, đẳng sâm được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo" nhờ hiệu quả cao mà giá thành lại dễ tiếp cận hơn so với nhân sâm Hàn Quốc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những tác dụng tuyệt vời của vị thuốc đẳng sâm.
Tác dụng của Tục Đoạn – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Tác dụng của Tục Đoạn – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, Tục Đoạn (tên khoa học Dipsacus asper hoặc Dipsacus japonicus) là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời để bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều loại bệnh. Không chỉ được biết đến ở Việt Nam, Tục Đoạn còn rất nổi tiếng trong Đông y Trung Hoa và các nền y học cổ truyền Á Đông khác.

Các tin khác

Khám phá những cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng hiệu quả

Khám phá những cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng hiệu quả

Cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng từ lâu đã được đánh giá cao như một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Xơ gan cổ trướng, một căn bệnh mãn tính nghiêm trọng của gan, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong hành trình tìm kiếm giải pháp điều trị, nhiều người đã tìm đến các loại cây thuốc tự nhiên để hỗ trợ sức khỏe.
Công dụng và bài thuốc, món ăn từ vị thuốc hoài sơn

Công dụng và bài thuốc, món ăn từ vị thuốc hoài sơn

Hoài sơn dược liệu không chỉ đơn thuần là một thực phẩm, mà còn là một vị thuốc quý giá đã trở thành trụ cột trong Y Học Cổ Truyền từ rất lâu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những tác dụng tuyệt vời của củ hoài sơn và tìm hiểu một số bệnh lý mà nó có thể hỗ trợ điều trị.
Công dụng của cây đỗ trọng

Công dụng của cây đỗ trọng

Cây đỗ trọng (tên khoa học: Eucommia ulmoides) là một loại dược liệu quý, đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trong y học cổ truyền phương Đông, đặc biệt tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Với những đặc tính dược học nổi bật, đỗ trọng không chỉ góp phần bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mạn tính, giúp nâng cao sức khỏe toàn diện.
Giới thiệu chung về Tục Đoạn

Giới thiệu chung về Tục Đoạn

Tục đoạn (tên khoa học: Dipsacus japonicus hoặc Dipsacus asper), là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông, đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc. Thảo dược này thường mọc hoang ở các vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ, thân cao từ 1–2 mét, hoa nhỏ màu tím nhạt, và phần rễ củ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Những bài thuốc từ Ba kích

Những bài thuốc từ Ba kích

Ba kích, còn gọi là ba kích thiên hay dây ruột gà, là một loại dược liệu quý đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc. Theo Đông y, ba kích có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào kinh thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khu phong thấp. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã xác nhận các công dụng tuyệt vời của ba kích đối với sức khỏe con người.
Công dụng của Cam thảo phiến

Công dụng của Cam thảo phiến

Cam thảo còn có tên gọi khác là Cam thảo bắc, Lộ thảo. Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ sản xuất nước giải khát. Vậy cam thảo phiến dùng làm gì? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?
Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn

Hoài Sơn, còn gọi là Sơn dược, là một vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm nay. Theo các tài liệu cổ, Hoài Sơn thuộc nhóm thuốc bổ, có công dụng dưỡng tỳ vị, ích phế thận và kéo dài tuổi thọ. Thảo dược này được thu hái từ thân rễ của cây Củ mài (Dioscorea persimilis), thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoài sơn (củ mài) từ lâu đã được Đông y xếp vào nhóm "Tứ quân tử thang" với khả năng kiểm soát đường huyết ấn tượng. Bài viết này sẽ khám phá toàn diện cơ chế tác động, cách dùng khoa học và những nghiên cứu mới nhất về loại dược liệu quý này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) từ lâu đã được mệnh danh là "nhân sâm phương Nam" nhờ những công dụng vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng và những nghiên cứu khoa học mới nhất về loại thảo dược quý này.
Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên

Khổ qua rừng (Momordica charantia) từ lâu đã được mệnh danh là "insulin thực vật" nhờ khả năng kiểm soát đường huyết vượt trội. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cơ chế tác động, cách sử dụng khoa học và những bằng chứng thực tế về hiệu quả của loại thảo dược này trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Phiên bản di động