Tâm sen: Dược liệu giảm căng thẳng, mất ngủ

Tâm sen, một phần quan trọng của hoa sen, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn được biết đến như một thảo dược quý trong y học cổ truyền. Với khả năng giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị mất ngủ, tâm sen ngày càng được ưa chuộng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng tâm sen.
Nha đam: Thảo dược dưỡng ẩm, làm dịu da và cách sử dụng Hoa hồng: Thảo dược làm đẹp da, giảm thâm nám Hoa cúc: Thảo dược làm trắng da, chống lão hóa Lá trầu không: Thảo dược kháng khuẩn, trị mụn Lá khế: Thảo dược giúp làm dịu da, trị ngứa

Tâm sen là gì?

Tên gọi khác: Liên tâm, tim sen, liên tử tâm

Tên khoa học: Embryo Nelumbinis

Tâm sen (hay còn gọi là liên tâm, tim sen) là phần mầm của cây sen được tách ra từ hạt. Đây vừa là dược liệu quý trong Đông y, vừa được người dân sử dụng như một loại trà.

Cây sen là một loại thực vật có hoa, mọc dưới nước. Thân rễ hình trụ, mọc ăn sâu xuống dưới lớp bùn được gọi là ngó sen (ngẫu tiết ). Lá sen hình tròn, đường kính rộng khoảng 60cm, trũng ở giữa, có cuống dài, mọc vươn cao qua mặt nước, được đông y sử dụng làm thuốc với tên gọi là liên diệp.

Hoa sen có nhiều cánh xếp chồng lên nhau, màu trắng hoặc đỏ hồng. Hoa mới mọc thì các cánh úp vào nhau ôm lấy đài hoa tạo thành búp. Sau đó bung nở và xòe rộng ra hai bên. Quả chứa nhiều hạt được gọi là liên nhục. Bên ngoài hạt sen được bao bọc bằng một lớp vỏ màu xanh, nhẵn. Nhân hạt màu trắng đục, có hai mảnh, khi tách đôi sẽ thấy chồi mầm bên trong được gọi là tâm sen.

Tâm sen được tạo thành từ 4 mảnh lá non xếp gập vào nhau tạp thành một khối hình trị, nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 10mm ( bằng hoặc nhỏ hơn chiều dài hạt sen một chút ), đường kính tim sen khoảng 1mm.

Một đầu tâm sen có màu xanh lục sẫm, đầu còn lại màu vàng tươi chính là phần sẽ phát triển thành rễ và thân của cây sen sau này.

Cây sen ưa sống trong nước nên thường mọc hoang ở những nơi có nước. Cây phát triển mạnh ở các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là các nước châu Á như: Việt Nam, Thái lan, Indonesia, Malaysia hay Ấn Độ…

Ở nước ta, sen được trồng nhiều trong các ao, hồ, đầm lầy để làm dược liệu, thực phẩm hay làm trà. Một số nhà còn trồng sen trong các chậu chứa đầy nước để làm cảnh vì hoa sen rất đẹp.

Cả tâm sen, lá sen, củ sen hay ngó sen đều có thể dùng được.. Trong đó tâm sen được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc với tên gọi là liên tâm.

Tâm sen được thu hoạch sau thời điểm ra hoa, thường là vào mùa hè. Những quả sen đã chín già sẽ được cắt về gỡ lấy hạt. Sau đó lột bỏ lớp vỏ bên ngoài hạt, tách làm đôi lấy phần mầm sen màu xanh bên trong.

Dược liệu được đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ từ 40 – 50 độ C cho đến khi khô.

Tâm sen: Dược liệu giảm căng thẳng, mất ngủ
Tâm sen: Dược liệu giảm căng thẳng, mất ngủ

Bào chế thuốc từ tâm sen

Liên tâm được đem sao vàng trước khi sử dụng để khử độc tố có trong dược liệu. Cách sao tâm sen như sau:

  • Đầu tiên, bạn bắc chảo lên bếp, bật lửa để làm nóng chảo
  • Vặn nhỏ lửa, cho tâm sen vào chảo, dùng đũa đảo đều tay sao cho đến khi tâm sen ngả vàng và tỏa ra hương thơm. Lúc này, hãy lấy một vài cái tâm sen ra bẻ thử, nếu tâm sen giòn, bên ngoài màu vàng nhưng vẫn giữ được màu xanh bên trong là đạt chuẩn. Tắt bếp
  • Chuẩn bị sẵn một cái mâm có lót giấy phía dưới và đổ dược liệu vừa sao ra, dàn mỏng cho nguội hoàn toàn
  • Cất vào lọ có nắp đậy kín để dùng dần.

Thành phần hóa học của tâm sen

Dược liệu chứa các hoạt chất hóa học như sau:

  • Asparagin
  • Neferin
  • Alkaloid
  • Pronuxiferin
  • Nelumbin – chất làm nên vị đắng của tâm sen
  • Metylcoripalin
  • Lotusin
  • Acid amin…
Tâm sen: Dược liệu giảm căng thẳng, mất ngủ
Tâm sen là gì?

Công dụng của tâm sen

Tâm sen được biết đến với nhiều công dụng nổi bật, đặc biệt là khả năng giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Dưới đây là những lợi ích chính của tâm sen:

  • Giảm căng thẳng, lo âu: Các hoạt chất trong tâm sen giúp làm dịu thần kinh, giảm cảm giác lo lắng và căng thẳng, mang lại sự thư giãn cho tinh thần.
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Tâm sen có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt hiệu quả với người bị mất ngủ kinh niên.
  • Chống oxy hóa và bảo vệ tế bào: Tâm sen chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Tâm sen giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ.
Tâm sen: Dược liệu giảm căng thẳng, mất ngủ
Công dụng của tâm sen

Cách sử dụng tâm sen hiệu quả

Để tận dụng tối đa lợi ích của tâm sen, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Pha trà tâm sen: Trà tâm sen là cách phổ biến nhất để sử dụng. Bạn chỉ cần hãm 5-10g tâm sen với nước nóng trong 10 phút, uống trước khi ngủ để cải thiện giấc ngủ.
  • Kết hợp với các thảo dược khác: Tâm sen có thể kết hợp với hoa cúc, lá vông nem hoặc cam thảo để tăng hiệu quả an thần và giảm căng thẳng.
  • Dùng dưới dạng viên nang hoặc cao: Nếu không có thời gian pha trà, bạn có thể sử dụng tâm sen dưới dạng viên nang hoặc cao chiết xuất, tiện lợi và dễ dùng.
Tâm sen: Dược liệu giảm căng thẳng, mất ngủ
Cách sử dụng tâm sen hiệu quả

Bài thuốc chữa bệnh có tâm sen

Chữa cao huyết áp

  • Lấy 4g liên tâm sao vàng, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày

  • Để tăng hiệu quả có thể kết hợp với hoa hòe (sao vàng ) hạt muồng ( sao vàng ) sắc lấy nước đặc uống

  • Dùng đều đặn hàng ngày có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong cơ thể, giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch, giảm áp lực cho thành mạch khi máu đi qua.

Điều trị mất ngủ cho các trường hợp có biểu hiện nóng trong, tiểu tiện ít

  • Chuẩn bị 8g tâm sen, 5g cam thảo

  • Cả hai cho vào cối tán nhuyễn thành bột, pha với 200ml nước sôi

  • Để nguội, uống hết trong ngày chữa mất ngủ

Tâm sen an thần, giúp ngủ ngon

  • Dùng thang thuốc gồm các vị: 5g tim sen ( sao thơm ), 20g lá cây vông nem ( sấy khô ), 10g táo nhân (sao đen), 10g hoa lài tươi.

  • Trừ hoa lài, tất cả tán thành bột, trộn với nhau cho đều rồi đem hãm với 1 lít nước sôi

  • Chờ cho nước nguội bớt rồi tiếp tục thả hoa nhài tươi vào

  • Chia uống nhiều lần trong ngày có tác dụng ngủ ngon và sâu giấc

Điều trị khó ngủ, tâm phiền muộn không yên, căng thẳng, lo âu, hồi hộp

  • Chuẩn bị: 8g tâm sen, 20g thảo thuyết minh (sao khô), 15g tóc tiên

  • Cả 3 cho vào ấm, chế lượng nước sôi vừa đủ vào

  • Ủ trà khoảng 20 phút sau gạn uống dần. Trong thời gian sử dụng thuốc cần kiêng các chất kích thích như cà phê, nước chè đặc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tâm sen hạ huyết áp, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim

  • Lấy 3g liên tâm cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi vào ủ 15 phút cho các hoạt chất trong dược liệu được giải phóng ra nước

  • Gạn uống làm 2 lần có tác dụng điều trị cao huyết áp, ổn định nhịp tim và hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về tim mạch

Dưỡng tâm, an thần, chữa trị các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra

  • Kết hợp 5g tâm sen với 100g gạo tẻ

  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chung với tâm sen thành cháo

  • Khi cháo nhừ, thêm vào một chút đường phèn

  • Ăn 2 – 3 lần trong ngày

  • Có thể dùng thuốc cho người già bị suy nhược cơ thể, táo bón mãn tính

Điều trị di tinh mộng tinh ở nam giới, đau lưng, ù tai khó nghe, nước tiểu vàng đậm màu

  • Áp dụng bài thuốc gồm các thành phần tâm sen 8g, hắc đại đậu ( đỗ đen) 20g , khiếm thực 16g, liên nhục (hạt sen) 16g, quả dành dành ( sao ) 12g, hạt cây hoa hòe 10g.

  • Sắc các vị trên với 500ml nước lấy 300ml. Chia uống vào buổi sáng, trưa, tối trong 10 ngày liên tục

Điều trị bí tiểu

  • Dùng 8g liên tâm và 5g quốc lão

  • Cho cả hai và ấm, đổ thêm 1 lít nước vào sắc kỹ trong vòng 2 tiếng.

  • Chờ thuốc nguội, chia 3 phần uống sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút

  • Uống thuốc cho đến khi đi tiểu được bình thường thì ngưng.

Chữa di tinh, thận hư

  • Chuẩn bị: Liên tâm, tổ bọ ngựa (tang phiêu phiêu), đồng tật lê, kim anh tử mỗi vị từ 1 – 3g

  • Cho tất cả vào ấm sắc với 200ml nước trong 10 phút

  • Gạn thuốc uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm giúp nâng cao chức năng của thận, cải thiện các rối loạn trong hoạt động tiểu tiện như bí tiểu, khó tiểu, tiểu rắt.

Chữa chảy máu cam, sốt cao gây mê man, thanh nhiệt, giải độc

  • Kết hợp liên tâm với địa hoàng, rễ cỏ tranh ( mao căn ), tê giác và một số dược liệu khác, mỗi thứ 1- 3g

  • Hãm với nước sôi và ủ 20 phút

  • Uống mỗi ngày một lần

Tâm sen: Dược liệu giảm căng thẳng, mất ngủ
Bài thuốc chữa bệnh có tâm sen

Những lưu ý khi sử dụng tâm sen

Mặc dù tâm sen mang lại nhiều lợi ích, nhưng bạn cần lưu ý một số điểm sau để tránh tác dụng phụ:

  • Không lạm dụng: Sử dụng quá nhiều tâm sen có thể gây mệt mỏi, chóng mặt hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Thận trọng với người huyết áp thấp: Tâm sen có tác dụng hạ huyết áp, vì vậy người bị huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng.
  • Kiểm tra chất lượng: Đảm bảo tâm sen được bảo quản và sử dụng đúng cách, tránh dùng tâm sen bị ẩm mốc hoặc hư hỏng.

Tâm sen là một thảo dược quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng cách và hợp lý là điều cần thiết để phát huy tối đa công dụng của tâm sen. Hãy bổ sung tâm sen vào chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Cây hương thảo: Thảo dược tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng hiệu quả

Cây hương thảo: Thảo dược tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng hiệu quả

Cây hương thảo, với hương thơm đặc trưng và nhiều công dụng tuyệt vời, không chỉ là loại thảo dược quen thuộc trong ẩm thực mà còn là một phương thuốc tự nhiên giúp tăng cường trí nhớ và giảm căng thẳng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng cây hương thảo để chăm sóc sức khỏe.
Củ bình vôi: Thảo dược giảm lo âu, căng thẳng hiệu quả

Củ bình vôi: Thảo dược giảm lo âu, căng thẳng hiệu quả

Củ bình vôi, một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, không chỉ được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Với công dụng giảm lo âu, căng thẳng, củ bình vôi ngày càng được ưa chuộng trong việc chăm sóc sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng củ bình vôi.
Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Sử dụng cây thuốc dân gian là giải pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn để điều trị chứng mất ngủ.
Bình luận

Cùng chuyên mục

Khám phá huyệt nghinh hương: Phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả không ngờ

Khám phá huyệt nghinh hương: Phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả không ngờ

Khi nhắc đến sức khỏe đường hô hấp, rất ít ai biết rằng huyệt Nghinh Hương - một huyệt đạo tưởng chừng như đơn giản - lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thông thoáng của mũi và hệ hô hấp. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị về huyệt Nghinh Hương, từ vị trí, tác dụng cho đến các phương pháp điều trị hiệu quả ngay sau đây!
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả vải

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả vải

Vải, hay còn được biết đến với tên lệ chi, không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn ẩn chứa trong mình những giá trị sức khỏe quý báu. Theo y học cổ truyền, long vải có vị ngọt nhẹ, xen lẫn chút chua, mang trong mình tính ấm, giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng. Trong khi đó, hạt vải lại mang một vị đắng chát đặc trưng, nhưng cũng có chút ngọt ngào, cùng tính ấm của nó đã tạo nên sự cân bằng hoàn hảo khi sử dụng.
Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả đào

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả đào

Quả đào, còn được biết đến với những tên gọi như đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào, sở hữu vị ngọt chua và tính ôn hòa. Từng bộ phận của cây đào, từ nhân hạt (đào nhân), hoa, lá cho đến nhựa và thịt quả, đều đóng vai trò quan trọng trong y học cổ truyền phương Đông. Đây chính là những vị thuốc quý, được áp dụng rộng rãi nhằm cải thiện sức khỏe.
Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ

Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với các tên gọi như xích tiểu đậu, mễ xích, hoặc mao sài xích, là một loại đậu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với vị ngọt và chua, có tính bình và hoàn toàn không độc hại, đậu đỏ không chỉ là một nguyên liệu ẩm thực giàu dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc hiệu quả trong việc điều trị nhiều căn bệnh.
Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao

Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao

Cây nho (Vitis vinifera), loài cây leo cho trái ngọt được yêu thích toàn cầu, đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng kiểm soát huyết áp tự nhiên. Nghiên cứu từ Đại học Y Harvard (2024) chỉ ra: tiêu thụ 200g nho tím/ngày giúp giảm 12% huyết áp tâm thu sau 6 tuần nhờ cơ chế đa tác động. Bài viết khám phá bí quyết biến loại quả quen thuộc này thành “vũ khí” đánh bật “kẻ giết người thầm lặng”.
Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh

Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh

Cây lộc vừng (Barringtonia acutangula), loài thực vật nhiệt đới với hoa đỏ rực và quả hình cầu đặc trưng, đang trở thành tâm điểm nghiên cứu trong lĩnh vực y học cổ truyền và hiện đại nhờ khả năng bảo vệ gan toàn diện. Bài viết này sẽ giải mã bí mật đằng sau "lá chắn sinh học" tự nhiên cho gan, đồng thời hướng dẫn cách ứng dụng thực tế.

Các tin khác

Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện

Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện

Cây tầm gửi (Loranthaceae), loài thực vật bán ký sinh quen thuộc trên các thân cây gỗ lớn, đang gây chú ý trong y học hiện đại nhờ khả năng điều hòa huyết áp bền vững. Nghiên cứu từ Viện Dược liệu Việt Nam (2024) chứng minh: dịch chiết ethanol tầm gửi cây đa làm giãn 89% mạch máu ngoại biên sau 30 phút, đồng thời ức chế men chuyển ACE – thủ phạm gây tăng áp. Bài viết khám phá bí quyết ứng dụng loại cây này để kiểm soát "kẻ giết người thầm lặng" một cách tự nhiên.
Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp

Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp

Cây mộc qua (Chaenomeles speciosa), loài thảo dược quý trong Đông y, đang được ứng dụng rộng rãi nhờ khả năng "đánh bay" các vấn đề tiêu hóa và ho khan dai dẳng. Nghiên cứu từ Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam (2024) chỉ ra: dịch chiết quả mộc qua ức chế 78% vi khuẩn H. pylori – thủ phạm gây viêm dạ dày, đồng thời làm dịu 90% cơn ho do kích ứng họng. Bài viết phân tích sâu cơ chế tác động và cách ứng dụng thực tế của dược liệu này.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng ngày 19/4/2025, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp, thu hút đông đảo người cao tuổi, cựu chiến binh và nhân dân địa phương tham dự. Chương trình là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài

Cây dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis), loài hoa quen thuộc trong vườn nhà Việt, đang được giới y học quan tâm nhờ khả năng đặc trị các bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu từ Viện Dược liệu Trung ương (2024) chỉ ra: dịch chiết hoa dâm bụt ức chế 85% vi khuẩn Streptococcus – thủ phạm chính gây viêm họng. Bài viết tổng hợp cách ứng dụng thảo dược này để xử lý ho dai dẳng và viêm họng cấp an toàn, hiệu quả.
Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa

Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa

Củ nghệ đen (Curcuma zedoaria), còn gọi là nga truật, là "khắc tinh" của các bệnh viêm khớp và rối loạn tiêu hóa theo y học cổ truyền Á Đông. Nghiên cứu mới từ Đại học Dược Hà Nội (2024) chỉ ra: hoạt chất curcuminoid trong nghệ đen mạnh gấp 1.5 lần nghệ vàng thông thường, đồng thời sở hữu cơ chế kháng viêm đặc biệt. Bài viết phân tích chi tiết cách ứng dụng loại thảo dược này để chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể

Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể

Lá dứa (pandanus amaryllifolius), loài thực vật nhiệt đới quen thuộc tại việt nam, không chỉ tạo hương thơm đặc trưng cho ẩm thực mà còn là "bảo bối" trong y học cổ truyền. Với khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và thanh lọc cơ thể, lá dứa đã được tổ chức y tế thế giới (who) ghi nhận tiềm năng dược liệu từ năm 2023. Bài viết khám phá cách ứng dụng lá dứa để xử lý các vấn đề tiêu hóa và giải nhiệt một cách an toàn, hiệu quả.
Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể

Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể

Cây mơ (Prunus mume), loài cây quen thuộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ cho trái ngọt mà còn là "dược liệu vàng" trong y học cổ truyền. Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cây mơ đã được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa và giải độc cơ thể. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tận dụng các bộ phận của cây mơ để cải thiện sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả.
Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên

Cây vông nem (Erythrina orientalis), loài thảo dược quen thuộc với lá xanh mướt và hoa đỏ rực, đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng đặc trị chứng mất ngủ kinh niên và rối loạn lo âu. Nghiên cứu từ Trung tâm Dược liệu Cổ truyền Việt Nam (2024) chỉ ra: dịch chiết lá vông nem kích hoạt 92% thụ thể GABA-A – chìa khóa dẫn truyền giấc ngủ tự nhiên. Bài viết phân tích chi tiết cách ứng dụng loại cây này để lấy lại nhịp sinh học và cân bằng cảm xúc.
Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả

Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả

Cây xô thơm (Salvia officinalis), một loại thảo dược Địa Trung Hải, đã trở thành "trợ thủ đắc lực" trong y học cổ truyền nhờ khả năng điều trị đau bụng và cải thiện tiêu hóa. Với hơn 160 hợp chất hoạt tính sinh học, loại cây này không chỉ là gia vị mà còn là dược liệu quý được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận từ năm 2022. Bài viết khám phá cách tận dụng cây xô thơm để xử lý các vấn đề tiêu hóa thường gặp một cách an toàn.
Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da

Cây ngải dại (tên khoa học: Artemisia vulgaris) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng nổi bật, cây ngải không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn được biết đến như một vị thuốc quý trong điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng cây ngải trong điều trị bệnh ngoài da, giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động