Mới nhất Đọc nhiều

Tam thất - dược liệu cổ xưa tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể

Tam thất hay tâm thất nhiều nơi có các tên gọi là sâm tam thất, điền thất nhân sâm hay kim bất hoán. Tam thất được coi là dược liệu quý, có giá trị không kém nhân sâm nhờ tác dụng an thần, tạo giấc ngủ sâu, giải tỏa căng thẳng, giúp tiêu ứ huyết, bổ máu… Y học cổ truyền thường ứng dụng tam thất trong các bài thuốc chỉ huyết, tiêu thũng, định thống, phá huyết tán ứ, cường tráng.
Đẳng sâm - nhân sâm cho mọi nhà, dược liệu tuyệt vời chữa tỳ, phế Đẳng sâm - nhân sâm cho mọi nhà, dược liệu tuyệt vời chữa tỳ, phế
Cây bình vôi - dược liệu tốt điều trị hiệu quả mất ngủ Cây bình vôi - dược liệu tốt điều trị hiệu quả mất ngủ

Tam thất

Tam thất có tên gọi khác như: Nhân sâm tam thất, sâm tam thất, sơn tất, huyết sâm, điền tâm thất, điền thất, kim bất hoán…có tên khoa học Panax notoginseng (Burk) thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).

Trong thiên nhiên có 2 loại là tam thất bắc và tam thất nam, trong đó loại tam thất bắc có giá trị và được sử dụng nhiều hơn hẳn.

Cây được gọi là tam thất bởi: Thứ nhất cây có 3 cành, mỗi cành có 7 lá nên có tên gọi tam thất (trong Hán Việt tam: 3; thất: 7). Thứ hai từ khi gieo đến khi cây có hoa là khoảng 3 năm, từ 3 năm đến 7 năm cây mới có dược tính tốt.

Tam thất phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam… và thường được tìm thấy ở vùng núi cao trên 1000m. Ở Việt Nam có thể tìm thấy tam thất ở các vùng như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái. Cây được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực núi Hoàng Liên Sơn và xung quanh thượng nguồn sông Hồng.

Tam thất là một loài thảo dược lâu năm, được ví như sâm. Tam thất có lá xanh đậm và quả mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ rất đẹp. Hầu hết các bộ phận của loài cây này được dùng làm thuốc. Nhưng phổ biến và tiêu biểu hơn cả là củ tam thất. Củ tam thất hấp thu tinh hoa nhiều năm của lòng đất, mang lại giá trị tuyệt vời cho sức khoẻ của con người.

Tam thất - dược liệu cổ xưa tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Tam thất được coi là dược liệu quý, có giá trị không kém nhân sâm/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng của tam thất

Theo Y học cổ truyền:

Theo Y học cổ truyền, tam thất có vị ngọt, tính ôn, hơi đắng. Công dụng của tam thất trong Y học cổ truyền được liệt kê sau đây.

Bồi bổ cơ thể: Củ tam thất xay bột dùng bồi bổ sức khoẻ cho người cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy.

Chữa bệnh phụ nữ: Ăn bột tam thất với tim lợn giảm chảy máu sau sinh, sản hậu huyết ứ gây đau bụng. Tam thất cũng giúp chữa đau bụng kinh, rong kinh do bế kinh, rong huyết, máu kinh nhiều

Các bệnh về huyết: Tam thất bổ huyết, hoạt huyết rất tốt cho người máu lưu thông kém, người bị bầm tím

Người bị huyết áp cao: Nụ tam thất hãm nước uống hàng ngày tốt cho người bị huyết áp cao

Theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, theo kết quả thực nghiệm lâm sàng đã được nghiên cứu, cây tam thất có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là trong các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư.

Bảo vệ tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Tim là cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, do đó việc bảo vệ tim rất quan trọng. Cây tam thất là dược liệu quý giúp bảo vệ tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Bởi trong tam thất có chứa hoạt chất notoginsengosid có tác dụng làm giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên…) khi bị thiếu oxy, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng

Tam thất có tác dụng giúp tiêu máu ứ trong phẫu thuật hay do va đập trở nên bầm tím phần mềm. Đối với những vết thương hở, tam thất giúp cầm máu tốt, có thể rắc một ít bột tam thất trực tiếp vào vết thương hở. Đối với những vết thương do phẫu thuật bên trong có thể uống bằng bột tam thất đã được xay hoặc chế biến cùng với một số thực phẩm như: cháo tam thất, canh tam thất, tam thất hầm với gà… để giúp vết thương chóng lành.

Làm đẹp da, trị mụn

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, tam thất còn tác dụng trong việc làm đẹp da, làm chậm quá trình lão hóa và giảm lượng tế bào chết, thanh nhiệt cho làn da, giải độc và giảm tình trạng phát sinh mụn nhọt, mụn cám. Tam thất cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất để bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cho làn da bằng các phương pháp như: đắp mặt nạ bột tam thất, uống, chế biến cùng với các thực phẩm khác.

Phòng ngừa và điều trị ung thư

Tam thất có chứa hoạt chất Saponin, Flavonoid có tác dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự xâm nhập các vi khuẩn, virus.

Hợp chất notoginsenosid trong tam thất có tác dụng giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển khối u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan trong cơ thể, kéo dài thời gian sống cho người bệnh điển hình với các loại ung thư như: ung thư hệ tiêu hóa, ung thư vùng đầu và cổ…

Đối với những bệnh nhân ung thư đã trải qua các phương pháp phẫu thuật, hóa, xạ trị sẽ gây ra các tác dụng phụ như: mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, suy dinh dưỡng, thể trang giảm sút, sụt cân, buồn nôn…Sử dụng tam thất có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm được tình trạng mệt mỏi, chán ăn, điều hòa đường huyết, mỡ máu, huyết áp.

Điều hòa kinh nguyệt

Đối với phụ nữ việc kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt là những hiện tượng phổ biến với các biểu hiện như: đau bụng trong hoặc trước thời kỳ kinh nguyệt, ra máu ít, rong kinh… nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản.

Bên cạnh các phương pháp điều trị tây y, chị em phụ nữ có thể sử dụng tam thất thường xuyên để điều hoà kinh nguyệt, giảm đau bụng hành kinh. Tam thất chứa các thành phần có hoạt tính giống hormone giúp điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định.

Tam thất giúp hạ đường huyết trong điều trị tiểu đường

Chỉ số đường huyết quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc giữ ổn định đường huyết sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và làm chậm quá trình phát triển của bệnh đái tháo đường, cũng như giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh gây ra. Trong tam thất có hoạt chất Saponin Rg1 tác dụng hiệu quả trong việc giảm, ổn định chỉ số đường huyết cao cho người bệnh.

Tam thất cải thiện tuần hoàn máu não và phòng ngừa đột quỵ

Trong nền y học cổ truyền Trung Quốc, tam thất nụ được sử dụng như vị thuốc quý đối với các bệnh liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não và đột quy. Nụ tam thất chứa nhiều saponin notoginseng đã được chứng minh giúp tăng cường lưu thông máu não. Từ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu não, trị mất ngủ, rối loạn tiền đình, trí nhớ sa sút, mất tập trung. Đồng thời, nụ tam thất chống Oxy hoá, chống gốc tự do, ngăn ngừa huyết khối, giúp phòng ngừa đột quỵ. Tam thất cũng được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trơ phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Tam thất - dược liệu cổ xưa tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Tam thất vị thuốc quý của Y học cổ truyền được dùng trong chữa trị nhiều chứng bệnh/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc sử dụng tam thất để điều trị bệnh

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc tam thất để chữa bệnh.

Cải thiện chứng ứ máu, bầm tím da

Sử dụng khoảng 2 – 3g bột tam thất pha với nước ấm để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 – 8 tiếng.

Cải thiện chứng đau thắt ngực

Sử dụng khoảng 3 – 6g bột tam thất hòa với 500ml nước ấm để uống. Ngày uống 1 lần trước hoặc sau bữa ăn.

Chữa suy nhược cơ thể

Chuẩn bị 12g tam thất, 40g sâm bổ chinh, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ. Đem các nguyên liệu đi tán nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày dùng khoảng 30g hỗn hợp này để sắc lấy nước uống (Tùy vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân có thể sử dụng với liều lượng khác nhau).

Khắc phục chứng ra máu sau sinh

Sử dụng khoảng 100g bột tam thất. Mỗi lần dùng khoảng 8g bột tam thất hòa với nước cơm để uống. Ngày uống 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.

Cải thiện triệu chứng thiếu máu, huyết hư sau sinh

Mỗi ngày uống khoảng 6g bột tam thất hoặc kết hợp với tam thất tần với gà ác, ăn nguyên con.

Chữa rong huyết, huyết ứ, rong kinh do bế kinh

Sử dụng khoảng 4g tam thất, 12g ngải diệp, 12g ô tặc cốt, xuyên nhung, đơn bì, đương quy, đan sâm mỗi vị 8g, ngũ linh chi, một dược mỗi vị 4g. Cho các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống. Kiên trì mỗi ngày 1 tháng, khoảng 1 tháng thì có thể ngưng.

Chữa chứng đau tức thắt lưng

Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau, đem trộn đều. Mỗi ngày dùng khoảng 4g hỗn hợp trên để pha nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

Chữa chứng đau bụng kinh, máu kinh ra nhiều

Dùng khoảng 6 – 10g tam thất nam sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu. Mỗi ngày uống 1 lần, trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.

Chữa chứng bạch cầu cấp và mãn tính

Kết hợp 15g đương quy, 15g xuyên khung, 6g tam thất, 10g hồng hoa, 15g xích thược đem sắc lấy nước uống. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện bệnh.

Chữa nôn ra máu

Chuẩn bị 1 con gà nguyên con, tam thất bột 5g, nước ngó sen 1 cốc 200ml, rượu lâu năm nửa chén 15ml. Hầm cách thủy để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi.

Chữa đi tiểu ra máu

Sử dụng tam thất bột 4g, nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.

Cải thiện bệnh loét hành tá tràng và dạ dày

Sử dụng tam thất bột 12g, bạch cập 9g, mai mực 3g. Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15 – 21 ngày.

Chữa thấp tim

Mỗi ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Chữa vết thương phần mềm bầm tím

Sử dụng bột tam thất một ít, dấm vừa đủ, trộn đều đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì rắc thẳng bột tam thất lên.

Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt)

Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2 – 3g, cách nhau 6 – 8 giờ, chiêu với nước ấm.

Chữa chóng mặt do thiếu máu

Sử dụng 3g tam thất và 1 con chim bồ câu hấp cách thủy ăn hàng ngày.

Tam thất - dược liệu cổ xưa tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Tam thất được ứng dụng vào bài thuốc trị ho ra máu, đại trường chảy máu, loét hành tá tràng dạ dày,…/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Những lưu ý khi sử dụng tam thất

Tam thất tuy có nhiều công dụng nhưng những trường hợp sau không nên sử dụng vị thuốc này:

Khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo phong nhiệt: gây nóng thêm cho bệnh nhân.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: củ tam thất làm tăng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên có thể khiến chị em bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị ứ huyết khiến kinh nguyệt không đều thì sử dụng dược liệu này lại giúp điều hòa kinh nguyệt.

Phụ nữ có thai: dễ gây động thai, sảy thai vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó. Tuy nhiên, phụ nữ mới sinh mất máu nhiều thì nên dùng tam thất giúp bổ máu, loại bỏ ứ huyết, cầm máu; ngoài ra còn cải thiện vóc dáng cho người mẹ.

Dị ứng củ tam thất: không nên dùng.

Không lạm dụng vì có uống nhiều bột tam thất hơn mức quy định cũng không khiến bạn khỏe hơn, thậm chí gây tăng tác dụng phụ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tam thất mua ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều nơi bán tam thất nhưng tam thất mua ở đâu chất lượng? Bạn có thể tham khảo một số nơi như sau:

Nhà thuốc Đông y: Tam thất là vị thuốc Đông y phổ biến, vậy nên bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc Đông y nào để mua tam thất chất lượng nhất.

Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có chứng nhận: Có khá nhiều công ty dược, thực phẩm chức năng cũng phân phối tam thất và một số chế phẩm từ tam thất. Bạn nên chọn mua những thương hiệu công ty có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc để không mua phải hàng giả.

Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc: Tam thất luôn nằm trong danh sách những dược liệu y học cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là lý do bạn có thể tìm mua được tam thất ở Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.

Bệnh viện Y học Cổ truyền: Nếu bạn không thuận tiện để ghé đến những địa chỉ trên, bạn có thể tìm đến Bệnh viện y học cổ truyền để mua được tam thất chất lượng cao với giá cả vô cùng phải chăng.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Hạt đười ươi là gì? Đặc điểm và tác dụng đối với sức khỏe

Hạt đười ươi là gì? Đặc điểm và tác dụng đối với sức khỏe

Hạt đười ươi có mặt trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh theo pháp trị Đông y, đồng thời là nguồn dinh dưỡng tốt.
Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)

Theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ y tế đã công bố danh sách 70 cây thuốc mẫu được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đây là một bước quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển kiến thức về Y học cổ truyền, đồng thời hướng dẫn người dân cách nhận biết và sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh.
Kim tiền thảo - thần dược hỗ trợ và điều trị sỏi tiết niệu

Kim tiền thảo - thần dược hỗ trợ và điều trị sỏi tiết niệu

Kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát, vào các kinh: can, thận, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu. Kim tiền thảo được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền chữa suy thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, nhiệt lâm, thạch lâm ...

Cùng chuyên mục

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Nhiều bộ phận của cây sau sau như lá, quả, vỏ, rễ, nhựa đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác là một loại dược liệu thường sử dụng trong y học cổ truyền. Vị thuốc có mùi thơm, vị đắng, hơi chua thường được dùng để trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi, hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Để điều trị chứng mất ngủ một cách có hiệu quả, có thể căn cứ vào những triệu chứng (biểu hiện) cụ thể để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.
Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Theo đông y, Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng. Liên kiều tán chữa kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ)...
Những bài thuốc hay từ củ mài

Những bài thuốc hay từ củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn được dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Tham khảo thông tin về dược liệu qua bài viết sau đây.
Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Y học cổ truyền gọi tai biến mạch máu não là trúng phong.

Các tin khác

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Các nghiên cứu gần đây bắt đầu nhìn nhận giá trị của y học cổ truyền trong việc hỗ trợ điều trị đột quỵ, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp các phương pháp này vào hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Củ ráy có vị nhạt, tinh hàn, có độc ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng. Nhân dân thường dùng củ ráy để làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân,...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Theo Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân là do tâm tỳ hư tổn, thận hư, âm hư, tâm thận bất giao, tâm hỏa cang thịnh, cũng có thể còn do tâm thần bị sang chấn quá mạnh sinh ra mất ngủ.
Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Không chỉ dừng lại ở việc điều trị các bệnh lý phức tạp, châm cứu còn mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực làm đẹp - châm cứu trên khuôn mặt.
Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

SKV - Sáng 17/03/2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam” với mục đích kế thừa di huấn của Thiền sư trong việc phổ biến sử dụng thuốc Nam với phương châm “Nam Dược trị Nam nhân”.
49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

Trong kho tàng y học cổ truyền, việc sử dụng các huyệt đạo để điều trị bệnh đã được lưu truyền hàng nghìn năm và đến nay vẫn được áp dụng trong y học hiện đại.
Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Trầu không ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết,...
Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Cây nần vàng (nần nghệ) là một trong những vị dược liệu quý giúp giảm mỡ máu, hạ các chỉ số mỡ xấu trong máu và tăng chỉ số máu tốt. Vậy nần vàng có tác dụng như thế nào trong điều trị mỡ máu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quy định về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám, chữa bệnh

Quy định về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BYT ngày 12/3/2024 quy định cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động