Mới nhất Đọc nhiều

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)

Theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ y tế đã công bố danh sách 70 cây thuốc mẫu được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đây là một bước quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển kiến thức về Y học cổ truyền, đồng thời hướng dẫn người dân cách nhận biết và sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh.

36. KÉ ĐẦU NGỰA

Tên khác: Thương nhĩ

Tên khoa học: Xanthium strumarium L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Quả già

Công năng, chủ trị: Tiêu độc, sát trùng, tán phong thông khiếu, trừ thấp. Chữa phong hàn, đau đầu, chân tay co rút, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mụn nhọt, mẩn ngứa.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây ké đầu ngựa

37. KHỔ SÂM CHO LÁ

Tên khác: Khổ sâm Bắc bộ, cù đèn, co chạy đón (Thái)

Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Bộ phận dùng: Lá và cành thu hái khi cây đang có hoa, phơi khô.

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Chữa viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém, mụn nhọt, lở loét ngoài da, viêm mũi.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 - 20g, sắc uống. Dùng ngoài lấy nước sắc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây khổ sâm cho lá

38. KIM NGÂN

Kim ngân hoa - Kim ngân hoa - "vương dược" giải độc trong Y học cổ truyền

Tên khác: Dây nhẫn đông, chừa giang khằn (Thái), boóc kim ngằn (Tày)

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

Họ: Kim ngân (Caprifoliaceae)

Bộ phận dùng: Thân, lá, hoa

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt. Chữa mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, nhiệt độc ban sởi, dị ứng, lỵ, cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt, viêm mũi dị ứng.

Liều lượng, cách dùng: Kim ngân được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngày dùng 4 - 6g (hoa) hay 15 - 30g (cành, lá), dùng dưới dạng thuốc sắc uống, thuốc hãm hoặc hoàn tán.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây kim ngân

39. KIM TIỀN THẢO

Kim tiền thảo - thần dược hỗ trợ và điều trị sỏi tiết niệu Kim tiền thảo - thần dược hỗ trợ và điều trị sỏi tiết niệu

Tên khác: Đồng tiền lông, mắt trâu, vảy rồng

Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, thông lâm. Chữa sỏi đường tiết niệu, đái buốt, viêm gan vàng da, phù thũng.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 - 30g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây kim tiền thảo

40. KINH GIỚI

Tên khác: Khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái)

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất (ngọn mang hoa)

Công năng, chủ trị: Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa. Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, viêm họng, ngứa, phong trúng kinh lạc.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g (dạng khô), sắc hoặc hãm uống. Khi sao đen được dùng chữa băng huyết, rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ngày dùng: 6 - 12g, sắc hoặc hãm uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây kinh giới

41. LÁ LỐT

Tên khác: Tất bát

Tên khoa học: Piper lolot C. DC.

Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)

Bộ phận dùng: Dùng toàn cây

Công năng, chủ trị: Ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, trừ phong thấp, kiện vị, tiêu thực, chỉ ẩu. Chữa chứng phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, tay chân tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, đau đầu, đau nhức răng, chảy nước mũi hôi, ra mồ hôi chân tay.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 12g (khô) hay 15 - 30g (tươi), sắc uống, chia 2 -3 lần.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây lá lốt

42. MÃ ĐỀ

Cây mã đề - dược liệu quý chữa bệnh thận và đường tiết niệu Cây mã đề - dược liệu quý chữa bệnh thận và đường tiết niệu

Tên khác: Xa tiền, bông mã đề

Tên khoa học: Plantago major L.

Họ: Mã đề (Plantaginaceae)

Bộ phận dùng: lá, hạt

Công năng, chủ trị: Thanh thấp nhiệt, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, đau dạ dầy, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi tiết niệu, phù thũng, chảy máu cam. Dùng ngoài lá mã đề có tác dụng làm mụn nhọt chóng vỡ, mau lành.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 - 20g (toàn cây) hay 6 - 12g (hạt), sắc uống. Dùng ngoài lấy lá mã đề lượng vừa đủ, giã nát đắp vào nơi có mụn.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây mã đề

43. MẠCH MÔN

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời và bài thuốc từ cây mạch môn Công dụng chữa bệnh tuyệt vời và bài thuốc từ cây mạch môn

Tên khác: Mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan

Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (L.f) Ker-Gawl.

Họ: Mạch môn (Haemodoraceae)

Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô.

Công năng, chủ trị: Dưỡng vị, sinh tân, nhuận phế thanh tâm. Chữa phế nhiệt do âm hư, kho khan, ho lao, tân dịch hư tổn, tâm phiền mất ngủ, tiêu khát, táo bón.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây mạch môn

44. MẦN TƯỚI

Tên khác: Lan thảo, hương thảo.

Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turcz.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô.

Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, tán ứ, lợi thủy, tiêu thũng, sát trùng. Chữa kinh nguyệt không đều, phụ nữ sau sinh huyết ứ, phù thũng, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống. Dùng ngoài cả cây, giã nát đắp vào mụn nhọt, lở ngứa.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây mần tươi

45. MỎ QUẠ

Tên khác: Hoàng lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch.

Tên khoa học: Maclura cochinchinensis (Lour.) Corn.

Họ: Dâu tằm (Moraceae).

Bộ phận dùng: Lá, rễ

Công năng, chủ trị: Sát trùng, chỉ thống, chỉ ho. Chữa vết thương phần mềm, ho ra máu.

Liều lượng, cách dùng: Lá tươi 100 - 200g, tùy theo vết thương, bỏ gân lá, giã nhỏ đắp vết thương.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây mỏ quả

46. MƠ TAM THỂ

Tên khác: Mơ lông

Tên khoa học: Paederia lanuginosa Wall.

Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Bộ phận dùng:

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, giải độc. Chữa lỵ trực khuẩn.

Liều lượng, cách dùng: Lá tươi 30 - 50g, lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc áp chảo cho chín. Ngày ăn 2 - 3 lần, trong 5 - 8 ngày.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây mơ tam thể

47. NÁNG

Tên khác: Lá náng, Náng hoa trắng

Tên khoa học: Crinum asiaticum L.

Họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).

Bộ phận dùng: Lá, thân hành.

Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, giảm đau. Chữa sưng, tụ máu, bong gân, sai khớp do ngã, chữa thấp khớp, nhức mỏi.

Liều lượng, cách dùng: Lá náng hơ nóng đắp vào chỗ tụ máu, bong gân, sưng tấy.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây náng

48. NGẢI CỨU

Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời

Tên khác: Thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (H’mông), co linh li (Thái)

Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chữa phong thấp, kinh nguyệt không đều, băng kinh, rong huyết, khí hư, bạch đới.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 6 - 12g, sắc hoặc hãm uống. Ngoài ra, còn dùng làm ngải nhung để làm thuốc cứu.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây ngải cứu

49. NGHỆ

Tên khác: Nghệ vàng, Khương hoàng, Co hem, Co khản mỉn (Thái)

Tên khoa học: Curcuma longa L.

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ)

Công năng, chủ trị: Khương hoàng (củ cái) có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, sinh cơ. Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau mạng sườn, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn đau bụng, viêm loét dạ dày, vết thương lâu liền miệng; Uất kim (củ nhánh) có tác dụng hành khí giải uất, hành huyết phá ứ, chỉ huyết, lợi mật. Chữa thổ huyết, ra máu cam, đái ra máu, huyết ứ, mạng sườn đau, viêm gan, hoàng đảm, xơ gan.

Liều lượng, cách dùng: Khương hoàng ngày dùng 6 - 12g (dạng thuốc sắc hoặc bột), chia 2 - 3 lần; Uất kim ngày dùng 2 - 10g (dạng thuốc bột), chia 2 - 3 lần. Nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước bôi vào mụn nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi giúp chóng lên da non làm mờ sẹo.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây nghệ

50. NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM

Tên khác: Cây chân chim, Cây đáng, Cây lằng, Sâm non

Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin

Họ: Ngũ gia (Araliaceae).

Bộ phận dùng: Vỏ thân

Công năng, chủ trị: Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chữa đau lưng, đau xương do hàn thấp.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 - 20g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây ngũ gia bì chân chim

51. NHÂN TRẦN

Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan, giải nhiệt mùa hè Nhân trần - dược liệu dân gian điều trị viêm gan, giải nhiệt mùa hè

Tên khác: Chè cát, chè nội, tuyến hương

Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br.

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng. Chữa viêm gan, viêm gan virus, viêm túi mật, vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông, phụ nữ sau đẻ kém ăn.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 - 15g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây nhân trần

52. NHÓT

Tên khác: Cây lót, hồi đồi tử

Tên khoa học: Elaeagnus latifolia L.

Họ: Nhót Eleaegnceae.

Bộ phận dùng: Lá, quả, rễ

Công năng, chủ trị: Chỉ khát, bình suyễn, chỉ tả. Chữa hen suyễn, lỵ trực khuẩn và tiêu chảy.

Liều lượng, cách dùng: Lá tươi 20 - 30g hoặc lá khô 6 - 12g, thái nhỏ sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Rễ nấu nước tắm mụn nhọt.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây nhót

53. CÂY ỔI

Công dụng chữa bệnh bất ngờ của lá non cây ổi Công dụng chữa bệnh bất ngờ của lá non cây ổi

Tên khác: Ủi, phan thạch lựu.

Tên khoa học: Psidium guajava L.

Họ: Sim Myrtaceae.

Bộ phận dùng: Lá, quả

Công năng, chủ trị: Sáp trường, chỉ tả. Chữa tiêu chảy.

Liều lượng, cách dùng: Dùng quả xanh nhai, nuốt nước nhả bã, ngày dùng 15 - 20g búp non hay lá non, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây ổi

54. PHÈN ĐEN

Tên khác: Nỗ, Tạo phan diệp.

Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir.

Họ: Thầu dầu - Euphorbiaceae

Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân cây

Công năng, chủ trị: Sáp trường, chỉ tả. Chữa tiêu chảy.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 - 20g búp non hay lá non, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây phèn đen

55. QUÝT

Tên khác: Quýt xiêm, quất thực

Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco

Họ: Cam (Rutaceae)

Bộ phận dùng: Lá, vỏ, quả, hạt

Công năng, chủ trị: Trần bì có tác dụng hành khí, táo thấp, hóa đờm. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho tức ngực, nhiều đờm. Thanh bì (vỏ quả còn xanh) có tác dụng sơ can, phá khí, tán kết, tiêu đờm. Chữa ngực sườn đau tức. Hạt quýt (quất hạch) có tác dụng hành khí, tán kết, chỉ thống. Chữa sa ruột, bìu sưng đau, đau lưng, viêm tuyến vú. Lá quýt (quất diệp) có tác dụng sơ can, hành khí, hóa đờm. Chữa ngực đau tức, ho, sưng vú.

Liều lượng, cách dùng: Trần bì ngày dùng 4 - 12g, dạng sắc hoặc tán; Thanh bì ngày dùng 3 - 9g. Hạt quýt ngày dùng: 3 - 9g; lá quýt ngày dùng 10 - 20 lá, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây quýt

56. RAU MÁ

Tên khác: Liên tiền thảo

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban

Họ: Hoa tán (Apiaceae)

Bộ phận dùng: Cả cây

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu viêm. Chữa sốt, mụn nhọt, vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, táo bón, ho, tiểu tiện rắt buốt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 30 - 40g (tươi), vò nát, vắt lấy nước hoặc dạng khô sắc uống. Có thể dùng phối hợp với cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây rau má

57. RÂU MÈO

Tên khác: Cây Bông bạc

Tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.

Họ: Hoa môi - Lamiaceae.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.

Công năng, chủ trị: Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chữa viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm gan.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 5 - 6g, dạng thuốc sắc.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây râu mèo

58. RAU SAM

Công dụng, bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây rau sam Công dụng, bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây rau sam

Tên khác: Mã xỉ hiện.

Tên khoa học: Portulaca oleracea L.

Họ: Rau sam (Portulacaceae).

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chữa mụn nhọt, nước ăn chân, kiết lỵ, tiểu buốt, tiểu ra máu.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 9 - 12g, dạng sắc. Dùng ngoài 30 - 60g tươi, giã đắp vào nơi bị bệnh.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây rau sam

59. SẢ

Tên khoa học: Cymbopogon spp.

Họ: Lúa (Poaceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ và lá

Công năng, chủ trị: Phát hãn, lợi tiểu, hạ khí, tiêu đờm. Chữa cảm sốt, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, nôn mửa, ho nhiều đờm.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 6 - 9g (rễ), dạng hãm, sắc.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây xả

60. SÀI ĐẤT

Tên khác: Cúc nháp, ngổ núi, tân sa

Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm tấy, mụn nhọt, nhiễm trùng, chốc đầu, lở ngứa, dị ứng.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 50 -100g (tươi), giã nát, hòa thêm nước gạn uống, bã đắp vào chỗ sưng tấy. Dùng dạng khô: 20 - 40g, sắc với 400ml nước đun sôi còn 100ml, uống làm 2-3 lần trong ngày. Trẻ em tùy tuổi, uống 1/3 - 1/2 liều người lớn.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây sài đất

61. SẮN DÂY

Tên khác: Cát căn

Tên khoa học: Pueraria montana (Lour.) Merr. var. chinensis (Ohwi) Maesen

Họ: Đậu (Fabaceae)

Bộ phận dùng: Rễ củ. Cạo vỏ phơi khô hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thấu chẩn, chỉ tả. Chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi, thủy đậu, ban chẩn mọc không đều, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước.

Liều lượng, cách dùng: Ngày 9 - 15g, dạng sắc.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây sắn dây

62. SIM

Tên khác: Hồng sim, Đào kim nương.

Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.

Họ: Sim (Myrtaceae)

Bộ phận dùng: Búp non, lá, nụ hoa, quả chín.

Công năng, chủ trị: Chỉ huyết, lợi thấp, chỉ tả, giải độc. Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 16g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng ngoài sắc lá, rửa vết thương.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây sim

63. THIÊN MÔN ĐÔNG

Tên khác: Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo.

Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.

Họ: Thiên môn đông (Asparagaceae).

Bộ phận dùng: Rễ củ. Đồ chín, bỏ vỏ, rút lõi, phơi khô hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Tư âm, sinh tân, nhuận táo, thanh phế, hóa đàm. Chữa ho, sốt do phế nhiệt, tân dịch hao tổn, táo bón.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây thiên môn đông

64. TÍA TÔ

Cây tía tô – công dụng và bài thuốc bạn nên biết Cây tía tô – công dụng và bài thuốc bạn nên biết

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Bộ phận dùng: Lá, hạt chín, cành phơi khô, hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Hành khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chữa khí uất vùng ngực, ngực sườn đày tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa. Lá và cành tía tô chữa động thai. Hạt tía tô (tô tử) giảm ho trừ đàm.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 5 - 9g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây tía tô

65. TRẮC BÁCH DIỆP

Tên khác: Trắc bá, bá tử, co tổng péc (Thái)

Tên khoa học: Platycladus oreintalis (L.) Franco

Họ: Hoàng đàn (Cupressaceae)

Bộ phận dùng: Lá, nhân hạt (bá tử nhân)

Công năng, chủ trị: Lá sao cháy có tác dụng lương huyết, cầm máu, trừ thấp nhiệt. Chữa ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, rong kinh, rong huyết. Hạt trắc bách diệp (Bá tử nhân) có tác dụng bổ tâm, định thần, chỉ hãn, nhuận táo, thông tiện. Chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu âm hư.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g (lá), Bá tử nhân ngày dùng 4 - 12g. Trắc bách diệp sao cháy ngày dùng 10 - 20g, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây trắc bách diệp

66. TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Trinh nữ hoàng cung và những tác dụng chữa bệnh không ngờ Trinh nữ hoàng cung và những tác dụng chữa bệnh không ngờ

Tên khác: Tỏi lơi lá rộng.

Tên khoa học: Crinum latifolium L.

Họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).

Bộ phận dùng:

Công năng, chủ trị: Tiêu ung, bài nùng. Hỗ trợ chữa ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 5g, sao vàng, sắc uống.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây trinh nữ hoàng cung

67. XẠ CAN

Tên khác: Rẻ quạt, lưỡi đòng

Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Họ: La dơn (Iridaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ, lá

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, hóa đàm bình suyễn. Chữa viêm họng, viêm amydal có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng, viêm tắc tuyến vú, tắc tia sữa.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 6g (dạng khô), sắc uống; 10 - 20g (thân rễ tươi) tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát cho vài hạt muối, vắt lấy nước ngậm và nuốt dần, bã hơ nóng đắp vào cổ.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây xạ cam

68. XÍCH ĐỒNG NAM

Tên khác: Mò hoa đỏ, lẹo cái

Tên khoa học: Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet

Họ: Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Bộ phận dùng: Toàn thân phơi hoặc sấy khô, có thể dùng tươi.

Công năng, chủ trị: Hành khí, hoạt huyết, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa khí hư, viêm cổ tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, khớp xương đau nhức, đau lưng.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 15 - 20g, sắc hoặc nấu cao uống. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương, bỏng, mụn lở.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây xích đông nam

69. XUYÊN TÂM LIÊN

Xuyên tâm liên và những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe Xuyên tâm liên và những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Tên khác: Công cộng, lãm hạch liên, khổ đảm thảo

Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa lỵ cấp tính, viêm dạ dày, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm Amydal, viêm gan virus, mụn nhọt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4 - 16g, dạng sắc, tán.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây xuyên tâm liên

70. Ý DĨ

Tên khác: Bo bo, hạt cườm, cườm gạo

Tên khoa học: Coix lacryma-jobi L.

Họ: Lúa (Poaceae)

Bộ phận dùng: Hạt

Công năng, chủ trị: Kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, thẩm thấp. Chữa phù thũng, cước khí, ỉa chảy do tỳ hư, phong thấp lâu ngày không khỏi, gân cơ co quắp khó vận động.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 30g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Danh sách 70 cây thuốc mẫu sử dụng trong khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền theo quy định của Bộ y tế (P2)
Cây ý dĩ
Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn.
10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

Nếu y học hiện đại có loại thuốc được chiết xuất từ não lợn, có thể tiêm, truyền vào cơ thể thì từ xa xưa Đông y cũng dùng tủy lợn làm một vị thuốc điều trị nhiều bệnh tương đối hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...

Cùng chuyên mục

Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Tại Hà Nội, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng”.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Ngày 24/4, Bệnh viện Phổi Trung ương công bố quyết định thành lập Khoa Y học cổ truyền nhằm đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Trong đông y có một loài cây có tên gọi rất đặc biệt là cây cháy nhà, nhưng không phải loài cây này là nguyên nhân gây ra những vụ cháy, mà đây là một vị dược liệu quý với những bài thuốc điều trị bệnh rất hay.
18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.

Các tin khác

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.
Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động