Mới nhất Đọc nhiều

Thực trạng và chính sách phát triển dược liệu Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên cây dược liệu rất lớn, nhiều loài đặc hữu quý hiếm. Tuy đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển dược liệu, nhưng vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục để ngành dược liệu Việt Nam có những bước phát triển nhanh, mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ra mắt hợp tác xã tham gia bảo tồn các loại cây dược liệu quýTăng giá trị cho dược liệu của Việt Nam
Thực trạng và chính sách phát triển dược liệu Việt Nam
Cán bộ, công nhân viên tại Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) phối hợp với người dân bảo tồn, nhân giống các dược liệu quý và phát triển kinh tế

Việt Nam có nguồn tài nguyên cây dược liệu rất lớn, nhiều loài đặc hữu quý hiếm. Tuy đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển dược liệu, nhưng vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục để ngành dược liệu Việt Nam có những bước phát triển nhanh, mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú

Việt Nam nằm trong khu vực Indo - Burma có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, là 1 trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới với trên 36.000 loài thực vật, động vật, vi tảo, vi sinh vật biển trong đó có nhiều loài đặc hữu quý hiếm. Với chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm hình thành và phát triển của cộng đồng các dân tộc, đã kết tinh nhiều giá trị về văn hóa, kinh tế, xã hội.

Nền y dược học cổ truyền, dược liệu được hình thành và phát triển cho tới ngày nay, đã ghi nhận tri thức sử dụng 5.117 loài thuộc 1.823 chi của 362 họ thực vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong số 13.766 loài thực vật được ghi nhận ở Việt Nam. Có nhiều loài cây dược liệu quý, hiếm đặc hữu vừa có công dụng chữa bệnh vừa có giá trị kinh tế cao, được phân bố rộng khắp trên cả nước, như: sâm Ngọc linh, sâm Lai Châu, sâm vũ diệp, bảy lá một hoa, lan kim tuyến, tam thất hoang, bách hợp, thông đỏ, vàng đắng, hoàng liên ô rô, hoàng liên gai, thanh thiên quỳ, bình vôi...

Thị trường dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu

Với xu thế chung toàn cầu về việc sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên, dược liệu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người, như: thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống thảo dược... Nhu cầu sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày càng cao. Tổng quy mô thị trường thị trường dược liệu, thuốc từ dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu ở trong nước năm 2020 ước tính đạt trên 1 tỷ USD.

Theo Fortune Business Insights (Công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn cho các doanh nghiệp toàn cầu), quy mô thị trường thuốc thảo dược quốc tế năm 2021 khoảng 230,03 tỷ USD, dự báo tăng trưởng đạt 430,05 tỷ USD vào năm 2028, với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 11,32%. Thị trường sản phẩm làm đẹp từ thảo dược toàn cầu năm 2020 đạt 64,7 tỷ USD, có thể tăng trưởng đạt 117,3 tỷ USD vào năm 2027. Quy mô thị trường thực phẩm bổ sung thảo dược được định giá ở mức 48,1 tỷ USD vào năm 2022. Ngành thị trường thực phẩm bổ sung thảo dược dự kiến sẽ tăng lên 87,98 tỷ USD vào năm 2030.

Hơn thế, dược liệu còn được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm trong ngành nông nghiệp, như: thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... - một thị trường vô cùng tiềm năng để gia tăng chuỗi giá trị dược liệu. Có thế thấy thị trường tiêu thụ dược liệu, sản phẩm thảo dược toàn cầu rất lớn, là cơ hội để tập trung đầu tư nuôi trồng, phát triển dược liệu Việt Nam trở thành ngành công nghiệp, tham gia thị trường thảo dược quốc tế.

Thực trạng và chính sách phát triển dược liệu Việt Nam

Thực trạng phát triển dược liệu

Việt Nam từng bước xây dựng được mạng lưới bảo tồn nguồn gene và trung tâm nghiên cứu giống cây thuốc trong cả nước, trải dài ở các vùng sinh thái. Hiện đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gene thuộc 884 loài cây thuốc, có nhiều loài quý hiếm thuộc diện có nguy cơ bị tuyệt chủng, loài đặc hữu, loài có giá trị kinh tế; tại 7 vườn cây thuốc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội); vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh).

Tổng diện tích phát triển cây dược liệu là 357.178ha, trong đó diện tích trồng trên đất quy hoạch cho lâm nghiệp, trồng dưới tán rừng là 220.178ha; trồng trên đất nông nghiệp, cả cây lâu năm và cây ngắn ngày là 137.000ha, tổng số loài cây dược liệu gây trồng là 150 loài cây khác nhau. Trong đó, vùng Tây Bắc bộ là 46.181ha, bao gồm 57 loài, trong đó chủ yếu là cây quế (10.312ha), thảo quả (6.543,7ha), sơn tra/táo mèo (14.634ha); vùng Đông Bắc Bộ diện tích phát triển cây dược liệu là 270.565ha, bao gồm 59 loài; trong đó cây trồng chủ yếu là quế (160.207ha), hồi (59.525ha), thảo quả (16.155ha), ba kích (2.936ha); sa nhân (2.630ha); vùng Tây Nguyên diện tích phát triển cây dược liệu là 13.330ha, bao gồm 24 loài cây dược liệu; trong đó loài cây trồng chủ yếu là nghệ (2.894ha), sâm Ngọc Linh (1.750ha), gừng (1.179ha), sả (1.161ha)...

Đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành được trên 150 quy trình kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, chế biến của 40 loài cây thuốc làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân tham khảo. Đã đánh giá chất lượng nguồn gene, chọn lọc tạo được 74 giống cây dược liệu. Việc nuôi trồng dược liệu đáp ứng đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO) bước đầu được quan tâm đầu tư với 76 vùng trồng được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận GACP-WHO.

Cơ chế, chính sách phát triển dược liệu

Những năm qua, công tác phát triển dược liệu nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25-10-2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII xác định nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển dược liệu: có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm; ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu; tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu ngoại nhập; giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu của nước ngoài.

Nghị quyết số 81/2023/NQ-QH15, ngày 9-1-2023, về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, phát triển dược liệu gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn vùng Tây Nguyên, vùng trung du và miền núi phía Bắc là một trong những định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng.

Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến, sản xuất, sử dụng nhằm phát huy lợi thế, thế mạnh, phát triển ngành dược liệu: nuôi trồng cây dược liệu thuộc danh mục ưu đãi đầu tư trong chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17-4-2018); chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu (Nghị định số 65/2017/NĐ-CP, ngày 19-5-2017); chính sách tín dụng ưu đãi cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý với mức cho vay lên tới 96 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa 10 năm, lãi suất ưu đãi 3,96%/năm.

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 30-10-2013); Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 (Quyết định số 1893/QĐ-TTg, ngày 25-12-2019), Chương trình phát triển công nghiệp dược và dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quyết định số 376/QĐ-TTg, ngày 17-3-2021), trong đó đề ra mục tiêu: tăng tỷ lệ dược liệu nuôi trồng trong nước, khuyến khích dược liệu nuôi trồng đạt thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới; giảm dần tỷ lệ nhập khẩu dược liệu, thuốc cổ truyền; phát triển dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Lần đầu tiên phát triển dược liệu được quan tâm đầu tư nguồn lực từ ngân sách nhà nước, chính sách tín dụng thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi góp tăng thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và giảm tỷ lệ các hộ nghèo bền vững (Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2023). Giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh với 22 điểm huyện, trong đó có 18 dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao.

Một tồn tại, hạn chế và một số giải pháp

Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến kích đầu tư phát triển dược liệu. Tại các địa phương đã có nhiều cơ chế đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong nước thông qua các dự án phát triển nông thôn, miền núi và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tuy nhiên nguồn lực đầu tư còn rất hạn chế. Các sản phẩm phần nhiều vẫn mang tính tự cung tự cấp tại địa phương, do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị và đặc biệt thiếu thông tin thị trường quốc tế. Đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nuôi trồng, chế biến sản xuất đáp ứng nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế.

Các sản phẩm từ dược liệu trong nước thiếu sức cạnh tranh, do ít được đầu tư nghiên cứu chứng minh an toàn, hiệu quả. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược liệu có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường quốc tế, chưa tham gia được chuỗi cung ứng thảo dược toàn cầu, chưa xây dựng được thương hiệu thảo dược Việt trên trường quốc tế.

Để phát triển công nghiệp dược liệu và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới cần: tập trung đầu tư phát triển các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng theo nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Tăng cường nghiên cứu nhu cầu thị trường quốc tế, xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá thương hiệu dược liệu Việt trên trường quốc tế. Thực hiện hiệu quả nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi cho nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030./.

Nguồn:Thực trạng và chính sách phát triển dược liệu Việt Nam

Trần Minh Ngọc TS, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế
hssk.tapchicongsan.org.vn

Tin liên quan

Chớ vội dùng kháng sinh để cắt cơn ho cho trẻ

Chớ vội dùng kháng sinh để cắt cơn ho cho trẻ

Lo lắng khi thấy trẻ ho, nhiều cha mẹ có thói quen cho con dùng thuốc kháng sinh. Điều này tưởng chừng cắt nhanh được cơn ho cho trẻ, thế nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại.
Báo chí cách mạng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Báo chí cách mạng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Cách đây vừa tròn 70 năm, báo chí cách mạng đã đóng vai trò như một “binh chủng đặc biệt” tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị chiến đấu và thực hành tác chiến, qua đó góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên trong nước và quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai trương Trung tâm Báo chí.

Cùng chuyên mục

Khám phá những vị thuốc "độc, lạ" trong Đông y

Khám phá những vị thuốc "độc, lạ" trong Đông y

Không ít lần thương lái lùng mua đỉa, giun, xác ve sầu hay một loại lá cây, rễ cây tưởng chừng vô dụng nhưng kỳ thực những mặt hàng ấy dưới góc nhìn Đông y đều là các vị thuốc.
Lạm dụng thuốc giảm đau - Sai lầm trong điều trị bệnh xương khớp

Lạm dụng thuốc giảm đau - Sai lầm trong điều trị bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau là một trong những sai lầm khiến bệnh khó được chữa trị tận gốc.
Cây lược vàng giúp ức chế tế bào ung thư, chữa gan nhiễm mỡ

Cây lược vàng giúp ức chế tế bào ung thư, chữa gan nhiễm mỡ

Không chỉ đẩy lui một số bệnh thường gặp, nghiên cứu đã công bố cho biết, các hoạt chất trong cây lược vàng giúp tăng cường miễn dịch, ức chế tế bào ung thư.
Những vị thuốc làm đẹp da, chống lão hóa trong y học cổ truyền

Những vị thuốc làm đẹp da, chống lão hóa trong y học cổ truyền

Một số vị thuốc đông y có công dụng làm đẹp da, giảm nếp nhăn, chống lão hóa nếu bạn kiên trì áp dụng lâu dài...
Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.
Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Với sự phát triển vượt bậc của đông y thì các bệnh về tim mạch cũng có thể được điều trị bằng các bài thuốc nam, thuốc đông y.

Các tin khác

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Vào mùa Hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm...
Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Tại Hà Nội, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng”.
Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Ngày 24/4, Bệnh viện Phổi Trung ương công bố quyết định thành lập Khoa Y học cổ truyền nhằm đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Trong đông y có một loài cây có tên gọi rất đặc biệt là cây cháy nhà, nhưng không phải loài cây này là nguyên nhân gây ra những vụ cháy, mà đây là một vị dược liệu quý với những bài thuốc điều trị bệnh rất hay.
18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động